Lúc học đại học, Từ Bạch làm phiên dịch bán thời gian vì thiếu tiền. Cô thông thạo ba thứ tiếng Trung, Anh và Pháp, cũng có tìm hiểu tiếng Đức, nên là một ngày làm phiên dịch viên tại hội nghị có thể kiếm được kha khá.
Cô thường xuyên chạy xui ngược từ trường và chỗ làm, nhưng thời tiết xấu cứ tập kích bất ngờ, nhất là trong ngày đông khắc nghiệt, phải đi tận mấy con đường bất chất gió mưa. Ngoài đường gió mưa dữ dội, che dù cũng không có tác dụng, vất vả lắm mới về đến nhà, được uống một ly sữa bò nóng là đã thấy rất hạnh phúc.
Từ Bạch thầm nghĩ, lúc đó, nếu Tạ Bình Xuyên bên cạnh cô, chắc chắn cô sẽ nhào vào lòng anh, nói hết cho anh biết mình cô đơn và cực khổ cỡ nào.
Tiếc là lúc đó anh không có ở đó, cô cũng không nói ra được.
Nhưng hôm nay, Tạ Bình Xuyên rất gần cô.
Từ Bạch nói ra hết: "Túi của em bị rạch hỏng rồi, mấy viên kẹo anh mua cho em...."
Cô chưa nói xong, Tạ Bình Xuyên đã hỏi ngay: "Địa chỉ cụ thể là gì? Anh đến đón em."
Từ Bạch đọc địa chỉ cho anh, nghe anh dỗ dành cô, rồi hỏi tình hình mắt cá chân của cô trong điện thoại. Mắt cô ngấn nước, cô trả lời ngọn ngành, nhưng vì tâm trạng không vui nên nói lúc rõ lúc không.
Trước khi cúp máy, Từ Bạch nói: "Anh, em muốn về nhà...."
Tạ Bình Xuyên không phải là người tốt tính, anh chỉ giỏi kiềm chế mà thôi. Chẳng hạn như hiện tại, nghe Từ Bạch nói mắt cá chân chảy máu, túi xách cũng hỏng, mà còn đều là do Từ Hoành làm, anh chỉ muốn thay bố mẹ Từ Hoành dạy con.
Anh vừa lái xe vừa dịu dàng nói: "Tụi mình đến bệnh viện trước rồi về nhà sau."
Từ Bạch ôm bức tranh trong lòng, đứng ở huyền quan của phòng khách: "Vết cắt không sâu, dán băng keo cá nhân...."
Nhưng Tạ Bình Xuyên lại nói: "Em chưa cầm máu, sao biết vết thương không sâu?" Hôm nay anh lái xe quá tốc độ, dù có bị chụp ảnh trên đường cũng không ngại trả tiền phạt.
"Nếu sau này có đứa con trai như vậy," Tạ Bình Xuyên nói, "anh sẽ dắt nó đi gặp bác sĩ tâm lý, trị không khỏi thì đưa vào bệnh viện tâm thần."
Anh giận tới mức nói không suy nghĩ, câu từ vô cùng phản cảm. Nhưng do theo thói quen, giọng anh rất bình tĩnh.
Từ Bạch phản bác theo bản năng: "Con của tụi mình sẽ không như vậy đâu."
Cô suy nghĩ rất đơn giản, Tạ Bình Xuyên nghiêm khắc, không phải người hay nuông chiều, nhưng không phải lúc nào cũng lạnh lùng, anh cũng biết dịu dàng và săn sóc, nếu sau này nếu có con trai, ít nhất cũng sẽ là tấm gương cho con.
Tạ Bình Xuyên lại nghĩ khác Từ Bạch.
Anh cho rằng Từ Bạch nghĩ đến chuyện lâu dài, đã tính đến chuyện con cái của hai người.
Mặc dù trong lòng vẫn còn giận, nhưng lửa giận đã bớt đi một ít. Lúc Tạ Bình Xuyên dừng đèn đỏ, nghe thấy Từ Bạch vội nói tạm biệt anh, sau đó cúp máy.
Ngay lúc đó, bố Từ Bạch đứng phía sau cô, ngập ngừng gọi: "Tiểu Bạch?"
Bố giơ tay lên, vuốt đi vuốt lại mái tóc của mình – ông chỉ làm động tác này mỗi khi có áp lực rất lớn. Trong phòng ngủ, con trai vẫn đang khóc, người vợ trẻ không chịu thôi, mẹ già thì đặt tay lên ngực, ngồi trên sô pha không nói tiếng nào.
Là chủ gia đình, nhưng ông lại không biết phải nói gì.
Cơm canh trên bàn lạnh dần. Bàn cơm nhà mà bà nội Từ Bạch chuẩn bị cả buổi chiều, chờ mãi cũng không thấy ai đến động đũa.
Bố đi đến bên bàn cơm, cầm ly rượu lên uống một ngụm: "Tiểu Bạch, mắt cá chân còn đau không con? Bố đi tìm cồn i-ốt cho con lau cầm máu."
Từ Bạch trả lời: "Cảm ơn, không cần đâu, con sắp về nhà rồi."
Cô mở cửa nhà, ôm bức tranh, đi về phía thang máy cách đó không xa.
Trong túi da của Từ Bạch không có món gì có giá trị, chỉ có ba thỏi son, một trăm mấy tệ tiền mặt, bảy tám viên kẹo dâu mềm và hai chiếc bánh bao vẫn chưa kịp ăn.
Thẻ công việc của cô để trong túi của đầm, tay trái cầm di động, tay phải cầm bức tranh. Ngoài những món này, cô chẳng muốn lấy thứ gì nữa.
Bố Từ Bạch thấy con gái đi thì vội vàng đuổi theo, vẫn muốn nói chuyện với con. Ông vẫn luôn nghĩ đến mẹ Từ Bạch, nhưng không tìm được cơ hội thích hợp để hỏi về tình hình của vợ trước.
Đúng lúc đó, di động của ông vang lên.
Ông liếc nhìn màn hình, là một số lạ, từ Bắc Kinh Mobile. Sau khi suy nghĩ vài giây, ông bắt máy.
Trong điện thoại, một giọng nói nhỏ nhẹ vang lên: "Chào anh, tôi là mẹ của Giản Chân, cho hỏi anh có phải là bố của Từ Hoành không?"
Người bố này đang cảm thấy phiền lòng, không có tâm tư xử lý chuyện Giản Chân, cho nên không nói câu nào, trực tiếp cúp máy.
Giản Vân vẫn đang ở bệnh viện, một mình chăm sóc con gái.
Số điện thoại của bố Từ Hoành là cô giáo cho, hoàn toàn không chịu đứng ra giải quyết giúp họ.
Giản Vân ôm con gái, nhẹ nhàng an ủi con: "Chân Chân đừng sợ, có mẹ rồi."
Bệnh viện nồng nặc mùi thuốc sát trùng, bác sĩ mặc áo blouse trắng đi qua đi lại, dù là người già ngồi xe lăng, y tá đẩy xe hay bệnh nhân ngồi truyền nước biển, đều làm cho Giản Chân còn nhỏ tuổi thấy cực kỳ căng thẳng.
Cô bé như con thú nhỏ yếu ớt, dựa vào vai mẹ.
"Chân Chân ơi?" Mẹ cô bé gọi.
Giản Chân sụt sịt mũi, nước mũi chảy xuống.
Cô bé xấu hổ cúi đầu, lấy khăn giấy lau.
Mẹ cô bé hỏi: "Hôm nay lúc chơi trò chơi với mấy bạn, sao bạn lớp Ba lại..."
Giản Vân chưa hỏi xong, con gái cô đã cất giọng: "Tại, tại... mấy, mấy người đó nói con, thiểu, thiểu, thểu....."
Thiểu năng.
Còn một chữ cuối cùng, Giản Chân không nói ra được. Không phải cô bé không hiểu, mà vì cô bé nói lắp, nói chuyện rất khó khăn nên thường sẽ bỏ cuộc.
Thế nhưng, Giản Chân còn nhỏ nhưng cũng biết, mình nói chuyện vất vả, nhưng mẹ còn vất vả hơn cả mình. Cô bé thương mẹ, giơ cánh tay nhỏ mũm mĩm trắng trẻo ra, nhẹ nhàng xoa má Giản Vân.
Giản Vân không khóc.
Cô chỉ đang bần thần.
Con gái cô bị người ta đánh gãy răng, bố mẹ của bên gây chuyện chẳng thấy đâu, giáo viên cũng không giải quyết ổn thoả.
Giản Vân không cần bồi thường, cô chỉ muốn nói chuyện – đến cả một câu xin lỗi từ bố mẹ Từ Hoành cũng không có.
"Chân Chân, mặt còn đau không con?" Giản Vân cúi đầu, hỏi tiếp, "Muốn ăn gì thì nói với mẹ nhé."
Con gái ngồi trong lòng lắc lắc đầu, lắp bắp: "Không, không, không đói." Nói xong, cái đầu nhỏ rũ xuống, tay nắm chặt áo của Giản Vân.
Giản Vân nhớ lại lúc mình còn đi học, cũng gọi dạ bảo vâng, tự ti thận trọng. Thời niên thiếu