Cạnh đó có một chiếc ghế dài, trên ghế đầy nước.
Những giọt nước bắn tung tóe, ánh sáng nhạt dần, trời lại bắt đầu đổ mưa.
Tạ Bình Xuyên đang cầm một chiếc ô cán dài màu đen, áo gió bị thổi bay lên một góc, hơi xộc xệch, trông như một chàng trai trẻ được in trên bưu thiếp của London những năm 70, 80.
Nhưng hiện tại anh đang rất túng quẫn.
Anh cảm khái nói: "Đúng là thủ đoạn."
Quý Hành bật cười: "Tao bảo mà, ai cho họ gan để làm vậy."
Tạ Bình Xuyên nói: "To gan lớn mật, cũng không sợ ngồi tù."
Anh và Quý Hành nói đến Ngụy Văn Trạch, nhưng không nói rõ tên anh ta. Cuộc nói chuyện đề cập tới tiền bạc, gài bẫy và gánh nặng, Giản Vân không nghe thấy những lời này, nhưng Giản Chân lại nghe thấy rất rõ.
Sắc mặt của cô bé trở nên không ổn.
Mọi người thường cho rằng trẻ con có trí nhớ kém, chỉ mấy ngày là quên ngay những chuyện vụn vặt trong cuộc sống.
Nhưng với Giản Chân thì lại khác.
Cô bé nhớ tới không lâu trước kia, mẹ bận mở quán, trong nhà chỉ có bà ngoại, đúng lúc bố tới thăm cô bé... Hôm đó là tối thứ bảy, Ngụy Văn Trạch tới nhà như một công việc thường lệ.
Anh ta về nhà cũ, thăm chốn cũ, không thấy vợ cũ đâu, chỉ thấy con gái nhỏ tuổi và mẹ vợ mặt mày xanh xao.
Bà ngoại của Giản Chân trong phòng khách vừa lặt rau vừa xem tivi, còn Giản Chân thì làm bài tập trong phòng ngủ. Cô bé lấy can đảm, muốn đưa bài tập của mình cho Ngụy Văn Trạch ký tên.
Cô bé đã làm xong cộng trừ một trăm. Chưa kiểm tra lại, có lẽ có vài chỗ sai.
Chiếc bút chì được để ra ngoài, một hồi lâu vẫn không có người cầm.
Giản Chân sợ bố giận. Cô bé cố hết sức nói, sẽ để mẹ ký tên.
Ngay lúc đó, Ngụy Văn Trạch ngồi xổm xuống, nhìn Giản Chân, nói: "Mày đúng là gánh nặng của mẹ mày."
"Nếu không phải vì mày," gương mặt của Ngụy Văn Trạch không có chút cảm xúc nào, giọng nói vẫn luôn lạnh lùng, "mẹ mày sẽ không phải vất vả thế này. Mày đần độn, nói lắp, đầu óc thiển cận. Nếu không có mày, Chân Chân, nếu mày không tồn tại, mẹ mày sẽ có đủ thời gian để mở rộng quán ăn, một khi kiếm được tiền, cô ta sẽ có địa vị và thanh danh. Đây là thời đại cười người nghèo chứ không cười gái điếm [1]. Nhưng bây giờ, mạng của cô ta như cỏ rác, yếu đuối vô dụng."
[1] nguyên văn là "笑贫不笑娼": ý chỉ xem trọng đồng tiền mà không cần biết tiền đó xuất phát từ đâu.
Giản Chân nghe không hiểu lắm.
Cũng không biết "cười người nghèo chứ không cười gái điếm" là thế nào.
Cô bé há to miệng, muốn nói chuyện, nhưng không nói được.
"Mẹ...mẹ...." Câu trả lời của Giản Chân vô cùng yếu đuối, "mở, mở quán ăn."
Ngụy Văn Trạch hiểu ý Giản Chân. Giản Vân mở được quán ăn, cuộc sống sẽ tốt hơn.
Thế nhưng, vậy thì sao chứ.
Anh ta đứng lên, nhìn từ trên xuống: "Mày là đồ rác rưởi. Mẹ mày cũng vậy."
Ai có thể chịu đựng được khi mẹ của mình bị sỉ nhục? Dù có là một đứa trẻ bảy tuổi đi nữa.
Nước mắt dâng đầy hốc mắt.
Giản Chân sắp khóc.
Nhớ tới mẹ đắp chăn cho mình vào mùa đông, nhớ tới mẹ quạt cho mình trong ngày hè; nhớ tới lúc mình không ăn cơm, mẹ ôm mình tới bệnh viện; nhớ lúc mẹ bị bệnh nhưng vẫn nói xạo với mình là không khó chịu.
Cô bé thấy đau đớn tột cùng.
"Bố, bố, bố...." Cô bé khóc lóc kêu Ngụy Văn Trạch.
Đó là bố ruột của cô bé.
Ngụy Văn Trạch đáp lại, chỉ một chữ: "Ờ."
Với một giọng điệu chế giễu. Không biết đang cười nhạo ai, có lẽ là chính bản thân anh ta.
Tháng nào anh ta cũng về một lần. Nhưng lần đó, anh ta rời đi rất sớm.
Giản Chân giấu kín chuyện này trong lòng, rốt cuộc lúc trước khi ngủ cũng bùng nổ. Lúc đó Giản Vân đang ngồi ở đầu giường kể chuyện cho con gái nghe, cô bé không chịu nổi, nước mắt tuôn như mưa, khóc đến nỗi thở hổn hển: "Con, con là rác rưởi...."
Cô bé vùi đầu vào lòng mẹ, không chỉ không bình tĩnh, ngược lại còn gào khóc nói: "Chết đi cho rồi...."
Đây là lần đầu tiên Giản Chân không nói lắp.
Câu đầu tiên cô bé không nói lắp chính là: chết đi cho rồi.
Cô bé đau khổ đến mức này.
Sống trong thành phố hiện đại bậc nhất, ngoài cửa là đường phố và ngõ hẻm ồn ào được khoác trên mình đủ loại phồn hoa. Nhưng nhà của họ lại trang trí rất đơn giản, chẳng có chút không khí xa hoa nào.
Giản Vân ôm chặt con gái, một lúc lâu sau, cô mới hỏi: "Con học ai mấy câu này?"
Giản Chân không nói nên lời.
Cô bé cũng quên mẹ đã gọi điện cho cô giáo dò hỏi tình trạng ở trường của mình thế nào. Trước khi chìm vào giấc ngủ, cô bé chỉ nhớ tới vẻ mặt mệt mỏi của mẹ, cùng với giọng nói khàn khàn của mẹ: "Sao con là rác rưởi được? Con là món quà mà ông trời cho mẹ...."
Nhớ tới đây, cô bé ôm chân mẹ.
Nhìn thấy hành động này của cô bé, Quý Hành cười hỏi: "Chân Chân, con chơi mệt rồi phải không?"
Giản Chân không nói tiếng nào.
Khoảng thời gian sau đó, Quý Hành rất chăm lo cho cô bé.
Lúc xem hươu cao cổ, Quý Hành giành một ví trí tốt cho cô bé. Mỗi khi đi ngang qua một khu vực nào đó, anh đều nói về nguồn gốc của nhiều loài động vật khác nhau, còn tìm mọi cách để trêu đùa mấy con công, thành công thu hút vài con công xòe đuôi.
Từ Bạch hết sức ngạc nhiên, không thể tưởng tượng nổi, nói: "Lần đầu tiên em thấy có người có thể kích thích công xòe đuôi...."
Quý Hành cười cười, nói: "Haiz, chắc mấy con công này nghĩ anh là đối thủ ngang tài ngang sức."
Từ Bạch ngẩng đầu, cảm thấy lời anh ấy nói có ẩn ý.
Tối hôm đó, ai về nhà nấy.
Theo Từ Bạch thấy, biểu hiện của Tạ Bình Xuyên vẫn giống như bình thường.
Tối đó trước khi ngủ, anh còn thảo luận vấn đề trứng được thụ tinh với cô, đề cao thái độ khoa học, nói về sự phát triển của phôi thai từ nhiễm sắc thể. Là một sinh viên ngành xã hội, Từ Bạch như lọt vào sương mù, nhưng cô rất hiếu học, đi tra mấy bài viết ngay, rồi chợt nghe thấy Tạ Bình Xuyên nói: "Ngày mai thứ hai, anh phải tới công ty."
"Tới công ty làm gì?" Từ Bạch hỏi.
Tạ Bình Xuyên đóng laptop, nói: "Dọn đồ. Anh có giấy tờ để trong phòng của thư ký Chu."
Trong nội bộ công ty, chuyện tổng giám đốc kỹ thuật bị cho nghỉ không lương đã không còn là tin mới nữa.
Thư ký của tổng giám đốc đi đâu - điều đó mới trở thành một bí ẩn.
Bí ẩn được công bố vào ngày hôm sau.
Thư ký Chu được chỉ định đến phòng làm việc của chủ tịch, không chỉ Tạ Bình Xuyên cần thu dọn đồ đạc, còn có thư ký cũ Chu Cần của anh.
Trên tầng 27 của công ty Hằng Hạ, Chu Cần đang gục đầu sắp xếp tài liệu, ngoài cửa có vài đồng nghiệp đi qua.
Theo thường lệ của Hằng Hạ, 10 giờ sáng thứ Hai sẽ có một cuộc họp hội động quản trị.
Chu Cần mở rộng cửa phòng làm việc. Anh ngồi dưới đất, ôm một thùng các-tông, nói với Tạ Bình Xuyên: "Tổng giám đốc Tạ...."
Tạ Bình Xuyên ngồi dưới đất với Chu Cần, quần tây hơi căng ra, trông đôi chân càng thêm dài hơn. Trước đây, họ chưa từng giao tiếp với nhau bằng cách này.
Trên hàng lanh vang lên tiếng bước chân, còn có tiếng nói chuyện, Tạ Bình Xuyên nghe xong mấy câu, cũng mở miệng nói: "Gọi tên đầy đủ của tôi đi, tôi không còn là tổng giám đốc nữa rồi."
Chu Cần gục đầu xuống, không nói chuyện, lắc lắc thùng các tông.
Anh giúp Tạ Bình Xuyên sắp xếp giấy tờ, vì có quá nhiều đồ nên phải cho vào thùng cạc tông. Ngoài một xấp giấy, trong thùng còn có một khung ảnh với một con hạc giấy sau tấm kính - là của Từ Bạch gấp tặng Tạ Bình Xuyên.
"Hôm khóa cửa phòng làm việc, anh để khung ảnh ở chỗ tôi." Chu Cần xoa xoa mũi, nói: "Tôi biết tổng giám đốc Tạ....", anh vô thức sửa lại, "biết anh rất thích khung ảnh này, nên tôi lau mặt kính rồi."
Tạ Bình Xuyên cười nói, "Phiền cậu rồi, cảm ơn."
Chu Cần mặc áo sơ mi kẻ sọc, đầu tóc rối bù, không hợp với tác phong thường ngày.
Là thư ký của tổng giám đốc