Người lớn mấy nhà đều đang dạy dỗ con mình, bảo bọn họ không được nói lung tung ở ngoài, Mãn Bảo vốn chính là con nhà họ Chu. Đến nỗi vì sao xuất hiện lời đồn này, đương nhiên là vì bà nội Cẩu Đản không đối phó được mẹ Mãn Bảo, cho nên soạn lời nói dối lừa Cẩu Đản.
Bọn trẻ đều tin, bởi vì người lớn thường hay nói mấy lời không có chứng cứ, ví dụ như vườn rau nhà thím phía đông bị hái trộm, bà không nhìn thấy, nhưng nhất định lại mắng nhà phía tây, nhận định là nhà phía tây trộm.
Không khí trong nhà Chu Đại Viên rất áp lực, một nhà trầm mặc ăn cơm tối, lúc ăn xong, Trương thị run run da mặt, hận sắt không thép nói với cháu trai: "Sau này không cho phép truyền chuyện trong nhà ra bên ngoài, biết chưa?"
Chu Đại Viên buông chén đũa đánh cạch một cái, nói: "Bà mắng con nó làm gì, nếu không phải bà ở nhà ăn nói lung tung, con nó sẽ truyền ra bên ngoài sao?"
Nhưng điều ta đây nói là sự thật, Trương thị há mồm định nói, Chu Đại Viên liền trừng mắt nhìn bà, đè thấp thanh âm tức giận nói: "Nếu bà muốn chết, thì đừng làm liên lụy cả thôn."
Trương thị không nhịn được lầm bầm, "Quan phủ lại không xét tội liên đới......"
Chu Đại Viên tát bà một cái chát, Đại Lư kinh sợ đứng lên, không nhịn được kêu một tiếng, "Cha!"
Chu Đại Viên quay đầu trừng hắn, nói: "Đừng quên, đồ ăn năm đó giúp nhà ta sống sót là do ai chu cấp, các trưởng lão nói, làm người, không thể vong ân!"
Đại Lư cúi đầu.
Trương thị che mặt, vừa thẹn vừa tức, trực tiếp đẩy bàn ra đi về phòng.
Chu Đại Viên lấy tẩu thuốc ra hút, trong lòng cũng bực bội không chịu được.
Nhà họ Chu cũng không an bình, hôm nay mọi người vô cùng trầm mặc, chỉ có Mãn Bảo hoàn toàn không biết gì cả, bé theo thường lệ tính xong khoản hôm nay, cái gì nên hiến thì hiến, cái gì cần bé bảo quản thì bảo quản.
Chu ngũ lang ngồi xếp bằng trên giường trầm tư.
Mãn Bảo nhìn hắn một hồi lâu, quay đầu nhỏ giọng hỏi lục ca, "Ngũ ca làm sao vậy?"
Chu lục lang thở dài một hơi, nhỏ giọng nói: "Hôm nay lúc chúng ta lên huyện thành, thấy rất nhiều người bán giỏ hoa. Đắt thì là ba văn tiền một cái, rẻ hơn thì hai văn tiền một cái, cuối cùng làm cho chúng ta cũng phải hạ giá xuống ba văn để bán đi."
Chu lục lang nói: "Ngũ ca nói ngày mai chúng ta không bán lẵng hoa nữa, bán kẹo thôi, Đại Nha cũng không cần đi cùng chúng ta nữa."
Mãn Bảo hồi tưởng lại dư vị thịt gà tối nay ăn, nuốt nước miếng nói: "Không được, ta phải đi tìm một việc làm ăn người khác không thể thay thế, hoặc là tìm cái nào người ta không dễ thay thế mới được."
Chu ngũ lang nói: "Bán kẹo!"
Hắn nói: "Kẹo của ta là loại có một không hai trên thị trường, nên là Mãn Bảo, ta bán thêm một ít kẹo đi."
Mãn Bảo không đồng ý, "Kẹo kia cũng là mua của người ta."
Chu ngũ lang nghĩ thấy cũng đúng, chẳng may sau này bọn họ làm ăn tốt, người ta trực tiếp không bán kẹo cho họ nữa, tự mình tiếp nhận cái món này thì sao bây giờ?
Vậy còn không bằng bây giờ mỗi ngày bán một trăm viên, tuy rằng làm ăn hơi nhỏ, nhưng lại là độc nhất, hơn nữa là dòng suối nhỏ nhưng chảy dài*.
* Nguyên văn: Tế thủy trường lưu. Nó là một ẩn dụ của việc sử dụng tài sản một cách tiết kiệm, để không thiếu khi sử dụng. Nó cũng là một phép ẩn dụ về việc làm từng chút một mà không bị gián đoạn, sắp xếp cẩn thận và lên kế hoạch lâu dài, tích cóp từng chút một thành dòng sông hay biển cả. (Theo blog nogochan88nugu)
Chu ngũ lang thở dài một hơi, hỏi: "Vậy muội nói xem ta nên bán cái gì?"
Mãn Bảo thành thật nói: "Không biết."
Bé nghĩ rất thoáng, "Dù sao mỗi ngày ít nhất có thể kiếm được một trăm văn đó, một trăm văn có thể mua được hai con gà nhỏ."
Có nghĩa là bọn họ không những có thể mỗi ngày ăn một con, còn có thể ném ra ngoài một con.
Nghĩ như vậy, Mãn Bảo lại thấy vui vẻ lên, nói: "Ngũ ca, nếu không bán lẵng hoa được nữa, vậy chúng ta đi nhỏ cỏ tích tuyết đi, chúng ta tích góp hai ngày lại lên huyện thành một chuyến, các huynh cũng cố gắng học chữ, bây giờ huynh còn không nhận được nhiều chữ bằng Đại Đầu đó."
Chu ngũ lang cảm thấy học chữ thật quá khó khăn, hắn tình nguyện đi khai hoang với tứ ca cũng không muốn học chữ.
Bản thân hắn không muốn chịu thua như vậy, cho nên hắn không nghe Mãn Bảo, ngày hôm sau vẫn mang lẵng