Đóng lại cửa gỗ mỏng manh, Nguyệt Nha Nhi hai tay che mặt, nghĩ thầm: Ta vừa nãy là bị sắc đẹp làm lu mờ lý trí à?
Đều do ánh trăng tối nay quá tốt.
Nàng nhẹ nhàng vỗ vỗ gò má hồng, rửa sạch tay, đi xử lý sơn trà.
Có người nói kẹo hồ lô bắt đầu từ đời Nam Tống, nhưng không biết có phải do nguyên nhân địa lí hay không mà nơi này lại không thấy bán kẹo hồ lô.
Nghe nhứ nhân tỷ nói, gần đây khẩu vị của nương tử nhà nàng không được tốt, khai vị bằng sơn trà, nghĩ đến có lẽ sẽ khiến nàng ta vui vẻ.
Rửa sạch sơn trà, sau đó bỏ hạt bên trong.
Nhưng hiện tại lại không có công cụ tách hạt, Nguyệt Nha Nhi chỉ có thể lùi lại mà làm việc khác, cắt đôi quả sơn trà ra, lấy ra hột, sau đó lại ghép lại.
Kỳ thực sơn trà có thể làm thành nhiều loại kẹo khác nhau tùy theo loại quả.
Ví dụ như quả sơn trà chín nhũn này có thể làm thành kẹo hồ lô, có thể bỏ phần nát đi rồi tiện thể loại bỏ hạt, sau đó nối lại với nhau.
Loại kẹo hồ lô này cần phải ép nhẹ, trở thành nước đường, như vậy khách hàng mới không phát hiện ra.
Nhưng bởi vì nàng dùng loại sơn trà đã chín nhũn, so với quả sơn trà hoàn chỉnh thì mềm hơn nhiều.
Vì thế có một số người không hiểu rõ sẽ thích loại kẹo hồ lô này hơn.
Kỳ thực nếu như muốn ăn loại kẹo hồ lô có chất lượng tốt, nên chọn loại sơn trà to và lành lặn, cho dù giá tiền có đắt hơn một chút.
Cắt đôi rồi bỏ hạt như Nguyệt Nha Nhi, thích hợp nhất là làm kẹo hồ lô có nhân, ví dụ như nhét thêm một số loại hoa quả khác.
Nàng chỉ lấy một ít sơn trà cùng với quýt từ Ngô gia, chỉ có thể làm hai cây kẹo hồ lô có nhân, cái khác chỉ có thể làm kẹo hồ màu đỏ bình thường.
Không có que trúc, nàng chỉ có thể dùng chiếc đũa xiên sơn trà vào, đặt ở bên trên bàn. Vẻ ngoài có chút xấu xí, nhưng mùi vị chắc vẫn tốt? Nàng tự an ủi trong lòng.
Lớp phủ bằng đường là không thể thiếu, cũng là bước có thể quyết định mùi vị của que kẹo hồ lô.
Nguyệt Nha Nhi làm nóng chảo, đổ nước cùng với đường trắng vào nồi, bỏ thêm ít cỏ khô vào bếp lửa, chậm rãi đảo. Ở nhiệt độ cao, đường hòa tan với nước, dần dần trở thành màu hổ phách, đường dần đông lại.
Nguyệt Nha Nhi dùng cái xẻng đảo, đường đã tan hết, trên bề mặt nổi rất nhiều bọt khí, nàng vừa nhìn thấy đã biết nước đường đã được.
Cầm lấy một xiên sơn trà, để sát mặt nước đường, xoay tròn xiên sơn trà một vòng. Phủ lên một lớp đường mỏng như cánh ve trên xiên sơn trà đỏ, ở dưới ánh đèn nhìn óng ánh.
Bước phủ đường này, nhất định không thể vội vàng, muốn không nhanh không chậm.
Nguyệt Nha Nhi lần lượt phủ bốn xiên sơn trà, đặt ở bên trên tấm ván gỗ, lẳng lặng chờ nước đường đông lại.
Lửa bên trong bếp dần tắt, dần dần tắt, chỉ còn dư lại ít đốm lửa nhỏ. Lúc này đường đã đông cứng bên trên sơn trà, liền thành một khối, màu sắc giống như hoa mai đỏ bị băng tuyết bao phủ, cực kỳ mê người.
Nguyệt Nha Nhi cầm một xâu kẹo hồ lô, cắn một cái. “Cọt kẹt” một tiếng, lớp vỏ đường mỏng như băng vỡ ra, vị ngọt của đường cùng sơn trà quanh quẩn ở đầu lưỡi, ngon miệng vừa phải.
Tuy rằng tốn đường cùng với đũa, lần thử nghiệm thành công như vậy thật sự khiến người ta vui sướng, ngày thứ hai khi Nguyệt Nha Nhi tỉnh lại, tuy trước mắt trời vẫn hơi tối, nhưng vẫn rất cao hứng.
Nàng theo thường lệ gánh đòn gánh tới chỗ hôm qua, cùng với những người bán hàng bên cạnh chào hỏi, lại tiếp tục bày hàng.
Người khách thứ nhất vẫn là vị phu nhân đeo hai chiếc nhẫn ngọc ngày hôm qua, đứng ở trước mặt, nói: “Bọc cho ta sáu cái.”
Nguyệt Nha Nhi tay chân lanh lẹ gói kỹ, nha hoàn đưa tiền đồng cho nàng, đã thấy nàng lắc đầu một cái, nói: “Làm phiền cô nương bỏ vào trong bình, làm như vậy ổn hơn.”
Nha hoàn nhìn theo, đòn gánh của nàng mang theo một bình sứ màu trắng, bên trong để chút tiền đồng, không khỏi ngạc nhiên nói: “Đây là tại sao?”
“Ta không mang theo nước sạch, vì sạch sẽ, nếu như nhận tiền còn phải rửa tay.”
Nguyệt Nha Nhi tỉ mỉ giải thích: “Hôm qua là ngày đầu tiên đi bán, vội vàng, đến việc này cũng quên mất. Xin ngươi thông cảm.”
Nha hoàn nhận lấy giấy dầu bao, liếc mắt nhìn tiểu bình, nói: “Cần chú ý.”
Nàng nói xong, liền xoay người rời đi.
Nguyệt Nha Nhi nhìn bóng lưng của nàng, lắc đầu bật cười. Rất nhanh, vị khách hàng kế tiếp lại đến.
Có thể là do bánh bột mì nàng làm không nhiều, cũng có thể là do ngày hôm qua mọi người lần đầu tiên đến thử vô cùng náo nhiệt, còn chưa tới buổi trưa, phần bánh bột mì ngày hôm nay đã bán hết sạch.
Nguyệt Nha Nhi nhìn canh giờ, dọn dẹp đòn gánh, cho mấy người bán hàng ở bên cạnh ít tiền đồng nhờ họ trồng hàng giúp một lúc.
Còn nàng thì chọn một quán trà ở ven đường, ngồi ở sau màn trúc, nhìn xem Ngô Miễn có tới không.
Quán trà, vào lúc này có thể là thời gian hưng thịnh nhất. Không câu nệ to nhỏ, phố lớn ngõ nhỏ đều sẽ có một quán.
Người địa phương có chút tiền, có chút rảnh rỗi, đều thích vào quán trà ngồi. Có thể gặp bằng hữu, hoặc tán chuyện phiếm, luôn luôn náo nhiệt.
Nhưng nhìn chung toàn bộ quán trà, khách hàng đến đa số đều là nam tử, tình cờ có mấy người phụ nữ.
Là thiếu nữ giống như Nguyệt Nha Nhi thì không có, cho nên khi nàng đi vào, rất nhiều ánh mắt không tự chủ được dừng ở trên người nàng.
Nguyệt Nha Nhi một chút cũng không thèm để ý.
Nếu đã ngồi ở quán trà, đương nhiên phải gọi một ấm trà. Nguyệt Nha Nhi đương nhiên là phải gọi loại rẻ nhất, gọi một ấm trà hoa nhài.
Trà hoa nhài vừa thơm lại vừa ngon, tại sao lại rẻ như vậy?
Phải nói từ nguồn gốc của lá trà. Bây giờ giao thông bất tiện, lá trà từ vườn trà đến chỗ người dùng trà, chậm thì mấy ngày, nhiều thì mấy tháng.
Lúc này còn không có phân biệt trà mới trà cũ, bởi vì kỹ