Trương Trì ấp úng nói không ra lời, Lý Mặc đành liều nói:
Đợi đọc danh sách xong, âm nhạc lại vang lên, bách quan cùng tân khoa tiên sĩ lại làm đại lễ ba quỳ chín dập đầu, cuối cùng hoàng đế ban kim bảng, giao cho lễ bộ treo ngoài ngọ môn ba ngày. Lễ xong, hoàng đế về cung.
Hoàng đế đi rồi các công khanh liền vây tới chúc mừng khảo sinh, nhưng vinh quang hôm nay định sẵn do một mình Thẩm Mặc độc chiếm vì y là lục thủ! Khoa cử nghìn năm qua trúng liền tam nguyên đã có hơn mười vị, Đại Minh có Hoàng Quan và Thương Lộ, người trước cũng là lục thủ, hơn nữa sáng tạo ra kỳ tích thần thoại trong bảy năm từ Trạng Nguyên leo lên tới lễ bộ thị lang, nhưng không biết vì nguyên nhân gì, chính quyền không thừa nhận thành tích của ông ta.
Sở dĩ chính quyền thừa nhận danh xưng người trúng liền Tam Nguyên, cho tới nay chỉ có một mình thủ phụ Thương Lộ trong những năm Thành Hóa mà thôi. Nhưng Thương thủ phụ thi huyện thi phủ đều không đứng đầu, hơn nữa sau năm hai mốt tuổi trúng Giải Nguyên, phải mất mười năm sau mới hai lần liền trúng Hội Nguyên và Trạng Nguyên.
Còn Thẩm Mặc thì lần thứ hai tham gia thi huyện, liền một lèo qua ải chém tướng, chưa kỳ thi nào thất thủ, cuối cùng trúng liền lục thủ, bất kể là xuất phát từ góc độ nào đều vinh quang hơn Thương các lão nhiều.
Trong thành tích vinh quang chấn động cổ kim đó, còn có một điểm nhỏ dệt hoa trên gấp, đó là Đại học sĩ Lý Bổn đích thân tra duyệt ghi chép khoa cử các triều, đưa ra kết luận : Thẩm Mặc phá vỡ kỷ lục hai mươi tuổi đoạt Trạng Nguyên của Phí Hoành năm Thành Hóa thứ hai mươi ba. Nói một cách chính xác thì Phí Hoành đỗ Trạng Nguyên năm hai mươi tuổi, tám tháng. Thẩm Mặc hiện giờ mười chín tuổi, bảy tháng. Kỷ lục tăng thêm một năm một tháng.
Văn võ đại thần và vương công quý tộc vây quanh tân khoa Trạng Nguyên được định sẵn là không thể vượt qua này, trong lòng hò tràn trề bội phục như Hoàng Hà, phải phát tiết ra nếu không chết nghẹn.
Chỉ khổ cho Thẩm lục thủ, chỉ cảm thấy bên tai có hơn vạn con ruồi ù ù ù ù, đúng là chỉ muốn rống lên một tiếng:
- Có im hết đi không?
May mà lúc này Lý các lão đã cứu y, ông ta cười nói:
- Chư vị, tam đỉnh giáp còn phải thay y phục, lên phố diễu hành, ngày tháng sau này còn dài, còn cơ hội mà.
Lý các lão đã lên tiếng đương nhiên mọi người liền thức thời:
- Chính sự quan trọng hơn, chính sự quan trọng hơn.
Lúc này mới buông tha cho đám Thẩm Mặc.
Lý Bổn tươi cười nói với ba người Thẩm Mặc, Chư Đại Thụ, Đào Đại Lâm:
- Ba vị quan điện bên thay y phục, đợi quay về đây chúng ta xuất phát.
Ba người là đại cô nương lần đầu lên kiệu, người ta nói sao thì nghe vậy. Liền theo ba quan viên Hông Lư Tự dẫn sang điện bên.
Bên đó đã dùng vải quây thành ba phòng thay y phục, quan viên Hồng Lư Tự bảo cung nữ bên trong thay y phục cho họ rồi lui ra ngoài.
Được các cung nữ hầu hạ, Thẩm Mặc cởi chỉ còn lại một quần lót, sau đó thay áo trong từ vài thành lụa trắng, điều này có nghĩa là y chính thức thành một trong số quan viên của Đại Minh rồi. Có thể mặc tơ lụa một cách hợp pháp, mặc dù nhiều năm rồi y không mặc áo vải nữa, nhưng có thể danh chính ngôn thuận mặc áo lụa vẫn tốt.
Sau đó áo tiến sĩ màu lam thành triều phục màu đỏ mép xanh, không các gì các đại thần. Đai lưng bằng bạc, đeo Ngọc bội, trên mũ ô sa cắm một bông hoa lớn màu đỏ...Vốn Thẩm Mặc rất sảng khoái, nhưng bông hoa đó vừa cắm vào y liền khó chịu, nghĩ :" Cắm thứ này vào không giống Trạng Nguyên mà giống tân lang."
Kỳ thực y phục của tân lang là mô phỏng Trạng Nguyên mà ra, nhưng so với ai ai cũng làm tân lang, thì Trạng Nguyên ba năm một lần quá hiếm, cho nên Thẩm Mặc vừa nhìn thấy nó liền nghĩ ngay tới tân lang.
Các cung nữ chu đáo thay áo cho y, sau đó mang kính tới, Thẩm Mặc nghĩ :" Không có bông hoa này hay bao nhiêu." Nhưng đó là quy củ, bất kể thế nào y cũng không thể thoát được.
Xác nhận không còn sai sót gì nữa, cung nữ dẫn y ra ngoài, hai vị còn lại đã đợi sẵn rồi, ba người cười với nhau. Trong lòng Thẩm Mặc thăng bằng hơn nhiều, vì trên mũ của Chư Đại Thụ và Đào Đại Lâm đều có một bông hoa, Bảng Nhãn bên phải, Thám Hoa bên trái.
Nhưng phải thừa nhận câu, người đẹp nhờ lụa, vốn mặc đồ tiến sĩ màu lam ba người giống như sĩ tử, vừa mới thay sang triều phục trông đã có dáng quan rồi.
Khi ba người quay trở về trước điện Phụng Thiên, bốn vị nội các học sĩ trừ Nghiêm các lão đã mệt nằm liệt một chỗ, thì Từ Giai, Lý Bổn, Trương Trì đều đang ở đó. Vừa thấy ba thanh niên tuấn ngạn đi ra, ba vị các lão cười khà khà nói:
- Cái khác chưa nói, riêng tướng mạo, tam đỉnh giáp khóa này đã hơn hai mươi năm trước rồi.
Ba người nào dám ba hoa với các lão, vội cung kính hành lễ :
- Ân sư.
Từ Giai, Lý Bổn là chính phó chủ khảo thi Hội, Trương Trì quan duyệt bài thủ tịch thi Điện, cho nên đều đáng gọi như thế.
Nụ cười của Từ Giai Lý Bổn tất nhiên là rất tươi, còn trong nụ cười của Lý Bổn có chút miễn cưỡng, kỳ thực từ tối hôm đó diện thành tới nay, ông ta vẫn chưa lấy lại được tinh thần.
~~~~~~~~~~~~
Quay trở lại tố hôm Lục Bỉnh đem Trạng Nguyên và điềm lành kéo vào với nhau, Trương cáo lão mặt y hệt như trong vở kịch hay hát :" Nghe thấy lời ấy cả kinh thất sắc, như có nước lạnh dội từ đầu tới chân ta, ruột gan đứt đoạn, nói không ra lời,
mây mù che mắt, toàn thân run lẩy bảy ..."
Trong lòng ông ta chửi mắng bản thân "ngu xuẩn" không biết bao nhiêu lần, kỳ thực hôm ấy sau khi tổng sát hạch, đã phát hiện ra Thẩm Hội Nguyên bị rơi vào tam giáp rồi, khi ấy ông ta vã mồ hôi, thầm nghĩ :" Hội Nguyên do hoàng đế khâm điển, nếu như rơi vào tam giáp thì mặt mũi hoàng đế để vào đâu?"
Nhưng ông ta lại không dám đắc tội với Lý Thời Ngôn đang cực kỳ quyền thế, liền lợi dụng đặc quyền của thủ tịch, đem bài của Thẩm Mặc liệt vào hàng đầu của Nhị giáp, đồng thời bình :" Văn tài hoa mỹ, chữ viết đẹp đẽ, đáng đứng thứ nhất, nhưng luận điểm thận trọng, hơi chút cứng nhắc, không phù hợp với thời đại." Tức là thừa nhận văn bút thư pháp của Thẩm Mặc không thể chê bai, nhưng đối sách quá cẩn thận, sợ không hợp với thánh ý, cho nên không giao cho hoàng đế là hợp lý.
Nhưng vừa mới yên tâm thì Lục Bỉnh người không thể phản đối Lý Mặc nhất lại ném ra " lục thủ là điềm lành", hơn nữa lấy được lòng bệ hạ, tưc thì làm Trương các lão không biết phải làm gì.
Nhưng nếu chuyện chỉ có thế thì cũng đành, dù sao ông ta cũng đã có chiêu mai phục, mang cả bài thi của Thẩm Mặc tới, để hoàng đế chọn làm Trạng Nguyên, thả nguyện hoàng đế là xong.
Nhưng sau khi Gia Tĩnh xem xong bài của Thẩm Mặc không ngờ nổi giận lôi đình, quát :
- Lời mưu quốc vững vàng hợp lý như thế, bỏ qua chuyện điềm lành hay không, cũng xứng đáng Trạng Nguyên. Các ngươi lại chê bài là cứng nhắc! Trẫm thấy các ngươi làm bừa.
Gia Tĩnh quay sang Lý Mặc, Triệu Trinh Cát chửi cho tối tăm mặt mũi:
- Trẫm xem Trạng Nguyên các ngươi tiến cử lên, chủ trương mở cấm biển, lập hải quân hùng mạnh, lập lại uy của Thái tông. Các ngươi có nghĩ làm thế tốn bao nhiêu tiền không? Khổ dân tốn kém, lớn mà vô dụng! Lập luận hết sức khinh xuất.
Tiếp đó chỉ thẳng mũi giáo vào hai vị:
- Tất nhiên nói rõ quan điểm của các ngươi cũng liều lĩnh như thế.
Rất hiển nhiên Thẩm Mặc nói trúng tâm tư của hoàng đế cho nên Gia Tĩnh mới kích động như thế, ông ta bị những vấn đề phải đối mặt khi mở cấm biển dọa cho khiếp sợ...
Hoàng đế nổi giận đùng đùng đem Từ Vị được ba người tiến cử làm Trạng Nguyên đẩy xuống Nhị giáp, còn may là hắn viết Thanh Từ quá hay, làm hoàng đế không nỡ lòng hạ sát thủ . Nếu không đánh rớt Từ Vị, thì những người cùng luận điểm phía sau cũng hưởng sái, không bị tụt hạng quá thảm.
Nhưng hai người Chư Đại Thu và Đào Đại Lâm vốn chỉ được xếp hai thứ hạng cuối trung mười hai bài, lại được hoàng đế chọn làm Thám Hoa và Bảng Nhãn, nguyên nhân chỉ vì quan điểm của bọn họ gần với Thẩm Mặc, đều nói :" Thánh minh không ai hơn Thái tổ, không cho dân gian hạ ra biển là chính xác, nhưng Thái tông cũng cực kỳ anh minh, do chính quyền tiến hành mậu dịch có thể trấn áp dân gian buôn lậu, gia tăng thu nhập tài chính." Chỉ khác là hai người không đưa ra được biện pháp khả thi như Thẩm Mặc. Còn Thẩm Mặc viết tỉ mỉ làm thế nào ít rắc rối nhất lại thu thành quả cao nhất, thực sự quá hợp với khẩu vị Gia Tĩnh.
Người ngoài nghề chỉ biết coi cho vui, cho rằng hoàng đế muốn thể hiện là mình đích thân duyệt bài, nhưng ba vị đại thần là dân trong nghề, đều biết những bài viết bị đánh tụt hạng là đều ủng hộ mở cấm biển. Còn lên hạng đều là người chủ trương cẩn thận, làm cho cả ba không rét mà run.
Rất hiển nhiên cả ba vị đại nhân đều hiểu lầm ý, hoặc nói cách khác là không theo kịp Gia Tĩnh , nếu là hoàng đế khác không phải vấn đề gì, cùng lắm là xin lỗi, cam đoan theo sát bước tiến của hoàng đế là được.
Nhưng Gia Tĩnh hết sức coi trọng "quân thần ăn ý", với quan viên không theo kịp mình xưa nay luôn vứt bỏ như rác..
Ba người tất nhiên không cam tâm bị loại bỏ vì "không có tiếng nói chung với hoàng đế", vùng vẫy lần cuối nói:
- Kỳ thực chúng thân cũng suy nghĩ như thế, nhưng nghĩ tới bốn hạng đầu đều là sĩ tử Thiệu Hưng, chỉ e người ta dị nghị.
- Có gì để dị nghị?
Gia Tĩnh khó chịu nói:
- Trẫm còn nhớ năm Vĩnh Lạc thứ hai, năm hạng đầu đều là người An Cát Giang Tây, đó là điềm lành.
Ông ta cười lạnh, quét mắt nhìn ba người:
- Chẳng lẽ các ngươi tệ đoan gian dối?
- Chúng thần không dám:
Ba người vội khấu đầu phủ nhận:
- Là do chúng thần quá lo.
- Cái cần lo thì không lo, cái không cần lo thì lò lắng bừa bãi.
Gia Tĩnh đế cười khẩy:
- Đó là đại thần của trẫm cơ đấy, xéo hết cả đi.
Sau khi về nhà, Trương Trì càng nghĩ càng sợ, khiến cho hôm nay nhìn thấy ba vị này lòng còn chưa hết sợ hãi, không ngờ nảy ra ý cáo lão hoàn hương, đương nhiên đó là chuyện sau này