Đám thần tử mặt đỏ tía tai, đánh dùng tiếng quát tháo che giấu sự thiếu tự tin:
- Kẻ này điên rồi, đừng phí miệng lưỡi với hắn.
- Dám công khai xỉ nhục hoàng thượng, thật đáng chết.
- Đồ súc sinh vô quân vô phụ.
Thế là tiếng chửi mắng từ đám quan văn nho nhã vang lên bốn phía, nhấn chìm lời Hải Thụy.
Từ Vị cau mày định duy trì trật tự, không ngờ ở góc đông bắc vang lên tiếng kêu dài:
- Than ôi ỷ đông hiếp ít, quá bất nghĩa, Hải Cương Phong, ta giúp huynh.
Mọi người nhìn về phía giọng nói, thấy một người mặc đạo bào, đi giày cỏ, đội nón lớn ung dung lên giảng đàn.
- Người này là ai?
Rất nhiều người ghé tai nhau hỏi, nhưng người Quốc tử giám đều nhận ra, hô lên:
- Ngài lên làm gì?
Từ Vị nhận ra người đó, tiếp tục dưỡng thần, vì tông sư biện luận xuất hiện rồi.
Nghe bên ngoài vang lên tiếng chửi mắng Hải Thụy, mặt Gia Tĩnh lộ ra nụ cười thư thái, nói với Mã Toàn:
- Sao? Trẫm không nói sai chứ? Hắn không thắng nổi , vì trẫm là vua, hắn là thần, không ai đứng ở bên hắn ..
Mời nói tới đó thì một giọng Mân mạnh mẽ vang lên:
- Hải Cương Phong, ta giúp huynh.
Nụ cười cứng lại trên mặt, Gia Tĩnh phẫn nộ quát:
- Kẻ nào to gan như thế?
Mã Toàn vội ra xem, xem xong lại quay về nhỏ giọng đáp:
- Nô tài không biết.
- Con mẹ ngươi cũng không nhận ra nữa à?
Gia Tĩnh đế tức muốn khùng luôn, may bên ngoài lại có tiếng người giải vây cho Mã công công đáng thương.
Tên giảng đàn , người kia bỏ nón xuống, lộ ra khuôn mặt anh tuấn.
- Ngươi là ai?
Quan văn cảnh giác nhìn hắn.
- Lý Chí, Lý Trác Ngô.
Người kia vén đạo bào lên, ngồi khoanh chân bên cạnh Hải Thụy.
- Thì ra là Lý cuồng.
Mọi người choàng tỉnh, kẻ này là "vua đoán đề" bác sĩ Ngũ Kinh của Quốc Tử Giám, vì lời nói cuồng vọng, bất kính với Không Mạnh nên bị gọi là "Lý cuồng", những năm đầu biện luận có tiếng vang lớn, sau đó bị người ta đánh bại, liền rời khỏi Quốc tử giám, nghe nói làm ẩn sĩ rồi.
Hắn chọn xuất sơn ở đại hội này, xem ra muốn cất tiếng hót kinh động thiên hạ.
- Chủ nhân, hắn tên là Lý Chí.
Mã Toàn vội báo cáo với Gia Tĩnh đế, tất nhiên được đáp lại bằng ánh mặt khinh bỉ.
- Hải Thụy nói gì khiến các ngươi phẫn nộ như thế?
Lý Chí ung dung hỏi.
- Ngươi không nghe thấy à?
Một tên quan văn lớn tiếng:
- Hắn nói đương kim kém xa Hán Văn đế.
- Chưa luận huynh ấy nói hay sai.
Lý Chí giọng đầy khí thế, đầy phong phạm đại gia:
- Vì sao nói đương kim không bằng Hán Văn đế các ngươi lại nổi giận.
- Chuyện này...
Đám quan văn nghẹn lời không biết trả lời ra sao.
- Chuyện thiên kinh địa nghĩa, làm gì cần vì sao?
Tên nãy giờ áp đảo Hải Thụy lên tiếng:
- Giống như mặt trời vi sao lặn phương tây mọc phương đông, trăng vì sao khi tròn khi khuyết, ngươi có nói được vì sao không?
- Trên đời này làm gì có đạo lý nào không nói rõ được? Không rõ chẳng qua người vô tri mà thôi.
Lý Chí bình thản nói:
- Người xưa sớm đã biết, vũ trụ như quả trứng gà, mặt đất như lòng đỏ trong quả trứng, giữa vỏ trứng và lòng đỏ là trời, trời là thứ khí vô tận, không có hình thể nào cả, chúng ta sở dĩ nhìn thấy nó màu xanh, vì vì nó cách quá xa. Trăng sao mặt trời trôi nổi trong không khí, hoạt động theo chu kỳ của mình.
- Mặt trời chuyển động quanh mặt đất, mười hai canh giờ được một vòng, khi chạy tới trước mặt ngươi là trời sáng, khi chạy ra sau lưng ngươi là trời tối.
Lý Chí nhìn hắn với vẻ thương hại:
- Mặt trăng cũng thế, nhưng vì bị ngôi sao khắc che chắn, một tháng mới tròn một lần, cho nên có khi tròn khi khuyết.
Thứ tri thức này đối với người hoàng toàn không hiểu thực sự quá kỳ bí, kẻ kia quả nhiên không biết đối đáp ra sao.
- Phàm sự gì ắt có đạo lý trong đó.
Giọng Lý Chí không lớn, nhưng truyền khắp hội trường:
- Nếu như không nói ra được đạo lý, bằng vào cái gì mà chỉ trích Hải Thụy.
Một người trẻ tuổi khuôn mặt anh tuấn, tiêu sái nói:
- Để Vương mỗ giải thích cho ngươi.
Hắn chính là minh chủ văn đàn Vương Thế Trinh, đương nhiên không có nghĩa hắn là lão đại tất cả văn nhân kia ngồi đây, hắn chỉ là người chế tác ca khúc văn thơ, bình luận được ưa chuộng rộng rãi cho nên nắm giữ tiếng nói xã hội mà thôi.
- Lễ giáo lấy tam cương làm đầu, tam cương lấy quân quyền làm đầu.
Vương Thế Trinh phong thái ung dung phóng khoáng, giọng rất dễ nghe:
- Điều này truyền mấy nghìn năm không ai dị nghị, thánh nhân sở dĩ gọi là thánh nhân vì thế. Nếu như không làm theo đó khiến cho lế thói rối loạn, vì thế cần giữ gìn nó muôn đổi không đổi, Lý huynh hiểu chưa?
- Đương nhiên là hiểu.
Lý Chí cười khẩy:
- Lời văn vẻ của huynh nói trắng ra là, trước kia như thế, hiện giờ phải như thế, thực tế ngoài cưỡng từ đoạt lý chẳng nói ra được đạo lý nào.
Tức thì không ít người không nhịn được cười.
- Ngươi...
Vương Thế Trinh tức giận lắm, nhưng hắn rất có phong độ, phẩy quạt nói:
- Chẳng lẽ huynh hiếu thuận với cha mẹ mà cũng cần đạo lý sao?
- Cha mẹ sinh ra ta nuôi dạy ta, hiếu thuận là đương nhiên. Vương minh chủ là hiếu tử, khẳng định cảm nhận sâu hơn ta.
- Đúng thế, báo ơn sinh thành, báo nghĩa nuôi dưỡng, là đạo con người.
Vương Thế Trinh lấy lại tinh thần nói:
- Chính vì thế mà bản triều lấy hiếu trị quốc, quân quân thần thần, như cha cha con con, đối với phụ thân phải hiếu thuận, với quân vương phải hiếu trung. Đó là cương thường, đó là luân lý , tuân thủ cương thường luân lý, thì tôn ti trên giới mới có, quốc gia mới vững bền, bách tính mới an cư lạc nghiệp.
Những lời này làm Gia Tĩnh đế lệ nóng tràn mi, thầm nghĩ :" Minh chủ đúng là minh chủ có khác, nói ra lời khiến người ta phải phục" Thầm mừng năm xưa nể mặt Thẩm Mặc không giết cha hắn, nếu không ngày nay Vương Thế Trinh vạn vạn lần không giúp mình.
Lý Chí cũng gật gù, dường như tán đồng những lời này.
- Nếu huynh đã thừa nhận quân thần như phụ tử.
Vương Thế Trinh tất nhiên không bỏ lỡ cơ hội thừa thắng truy kích:
- Thì phải biết rằng hiếu đạo chính là cái gốc lập thân. Bậc làm con phải phụng dưỡng cha mẹ, phải để cha mẹ vui vẻ, không làm trái tâm ý cha mẹ. Đối với kẻ làm con, "thiên hạ không có cha mẹ nào sai." Mở rộng ra tất nhiên không có bậc quân vương nào sai.
- Đương nhiên, quốc gia chính sự rắc rối, thánh nhân cũng có thể phạm sai lầm, cho nên mới thiết lập triều đình bách quan. Quan làm việc là được, không cần thiết lập gián quan. Nếu như cho rằng quân vương có sai sót, làm thần tử có thể đưa ý kiến, nhưng cần chú ý thái độ, dù ý kiến không được tiếp nhận vẫn phải kính ái, không được làm trái, không được oán hận. Đó mới là đạo thần tử, tuyệt đối không thể như Hải Thụy, chưa phân rõ đúng sai đã làm bừa làm bậy, có lẽ mang lòng tốt, nhưng làm hỏng danh dự quân phụ, tất khiến quân phụ phẫn nộ, như thế vừa chẳng được việc gì, còn hỏng đạo làm thẩn tử, đó là sai, sai lớn.
"Bốp bốp" tiếng vố tay vang lên càng lúc càng dày, đó là truyền thống Tam Công Hòe, nếu có luận điệu của ai đặc biệt xuất sắc, mọi người vỗ tay tỏ ý tán đồng.
Các bậc thủ lĩnh, đại sư ngồi hàng đầu cũng gật gù, Vương Thế Trinh không những bảo vệ quyền uy của hoàng đế còn khéo léo giúp Hải Thụy, đem hành vi của hắn thành "ý tốt làm hỏng việc", có lẽ có thể cứu hắn một mạng.
Bất kể kết quả thế nào, danh tiếng Vương Thế Trinh chắc chắn được nâng lên một bậc, nhất là được các đại học giả tán thưởng, chắc chắn làm hắn tiến một bước lên thành tầm đại sư.
Hoàng đế cũng vừa vỗ tay vừa tròa nước mắt:
- Quả nhiên lý không nói không tỏ, cuối cùng cũng có người nói một câu công bằng cho trẫm.
Vương Thế Trinh biết là nhân vật ảnh hưởng công chúng lớn, lúc này càng cần khiêm tốn, nên luôn giữ vẻ bình tĩnh trấn định nghe mọi người vỗ tay. Đợi tiếng vỗ tay lắm xuống, mới bày ra vẻ bề trên rộng lượng, cười nói:
- Lý huynh không cần sợ hãi, lý không nói không rõ, rõ rồi có thể thay đổi, vẫn là chuyện tốt.
- Những lời của Vương huynh thật đúng là ...
Lý Chí ngáp dài ngẩng đầu lên:
- Thôi miên, ta thiếu chút nữa thì ngủ gật.
- Ngươi.
Vương Thế Trinh mặt tím tái, siết chặt quạt:
- Lý huynh, kính người thì người kính, xin hãy tự trọng.
Các vị khách quý không khỏi coi thường Lý Chí, trường hợp trang trọng thế này, làm trò hề chỉ biến mình thánh trò cười.
- Ta chẳng dám bất kính với Vương huynh.
Lý Chí vẫn làm ra vẻ uể oải:
- Nhưng con người ta có một cái bệnh, nghe tiên sinh đọc sách là buồn ngủ. Những lời vừa rồi của huynh đều đúng, Xương Lê tiên sinh được coi là nửa thánh nhân, ta làm sao dám nói ông ấy sai.
Vương Thế Trinh lòng trầm xuống, ngạo khí mất hết, những lời của hắn đúng là dùng (Nguyên Đạo) của Xương Lê tiên sinh, chỉ thay bằng từ ngữ mới, ai ngờ Lý Chí nghe ra.
Hắn không biến Lý Chí là "thiên vương phụ đạo ", là chuyên gia may vá, lời lẽ chắp vá này sao chẳng nghe ra?
May là Vương Thế Trinh cũng không hề xem thường cao thủ thiên hạ, sớm chuẩn bị lời lẽ chặt họng:
- Xương Lê tiên sinh là tiên triết thánh nhân, lời ông ấy tất
nhiên không sai, ta học theo là đương nhiên.
- Chỉ là ta có chuyện không hiểu.
Ánh mắt Lý Chí dần trở nên sắc bén:
- Nếu theo ý của Vương huynh, người thiên hạ đều hiếu thuận với quân vương, vậy Tần Hán Đường Tống Nguyên tại sao lại diệt vong, chẳng lẽ người trong thiên hạ cứ cách vài trăm năm lại điên lên giết cha sao?
- Sai, Mạnh Tử đã nói, hết loạn tới bình, loạn bình tuần hoàn là thiên đạo. Tới loạn thế lễ nhạc phá hỏng, cương thương sa sút, trung hiếu suy đồi! Thần không coi quân là phụ, chuyển sang dùng trên khắc dưới sinh ra thay thời đồi đại.
Vương Thế Trinh ung dung ứng phó.
- Nếu lời Mạnh Tử là đúng, không biết vì sao sau Tam Đại lại có loạn mà không có bình.
Lý Chí gằn giọng:
- Ta đọc sử thư phát hiện, từ sau năm Chu Kinh Vương thứ tư, tới nay có thể tính là yên bình thịnh thế cộng lại không quá trăm năm. Có thể nói từ xưa tới nay thiên hạ rất khó có thái bình thực sự, thi thoảng có thịnh thế chỉ là thoáng qua. Sau Tam Đại, nói đều trong loạn cũng không phải quá? Xin hỏi sao có thể nói hết loạn tới bình?
Vương Thế Trinh cứng họng, hắn chỉ là văn nhân ưu tú, không phải người giỏi biện luận, nếu đào sâu vấn đề không phải là đối thủ của Lý Chí. Nhưng hắn sao chịu thua, dùng kỹ sao hỏi:
- Rốt cuộc Lý huynh muốn nói gì?
Khi không ứng phó được thì đá quả bóng về cho đối phương, một là có thêm thời gian suy nghĩ, hai là đối phương nói nhiều sai nhiều.
- Vương huynh không hiểu thì ta giải thích cho mà nghe.
Lý Chí cười nhạt:
- Ta đồng ý với lời của Xương Lê tiên sinh, nhưng không đồng ý với lời của huynh. Xương Lê tiên sinh nói, vua vì thiên hạ phục vụ, cho nên thiên hạ phải trung hiếu, đây là điều chí lý. Nhưng huynh đem quân thân và phụ tử như nhau ta không dám tán đồng, vì cha với con có máu có mủ, còn quân với thần không thân không thích. Vì thế người làm cha cho dù không làm tròn nghĩa vụ giáo dưỡng, nhưng có ân sinh thành, huyết mạch còn đó, cho nên yêu cầu con hiếu thuận là có đạo lý.
Giọng Lý Chí vang vọng mỗi một ngóc ngách hội trường:
- Nhưng quân chủ muốn thần tử trung hiếu, thì phải phục vụ cho thiên hạ trước, thế thì toàn thiên hạ mới trung hiếu, yêu quý. Khổng phu tử nói "quân quân thần thần", ý tứ là "vua phải cho ra vua, thì thần mới có giác ngộ của thần", kẻ làm vua phải ra sao? Như Xương Lê tiên sinh đã nói phái vì nước. Nếu làm tốt còn lo thần tử không trung hiếu sao? Dù có kẻ phản nghịch cá biết, thiên hạ sẽ cùng công kích, cần di quân vương nhọc lòng?
Hội trường kim phăng phắc, dù là bậc thủ lĩnh tuổi cao, hanh học sinh ít tuổi, đều chìm trong suy nghĩ. Tới ngay cả Gia Tĩnh đế cho rằng mình phải phẫn nộ mới đúng cũng suy nghĩ.
Lời của Vương Thế Trinh như ngọn lửa khiến mọi người kích động reo hò; lời Lý Chí như nước lạnh, khiến mọi người tĩnh tâm suy nghĩ.
Giọng Lý Chí tiếp tục vang lên:
- Trước Tam Đại, quân vương đều hiểu cái đạo lý này, không vì cái lợi riêng mình mà vì cái lợi thiên hạ; không vì cái họa của mình mà khiến thiên hạ mang hạ, tạo phúc lê dẫn trước, hưởng thụ thiên hạ phụng dưỡng sau. Nghêu Thuấn Vũ Thang đều như thế, vì thế thiên hạ đều yêu quý như cha, coi như trời .
- Bậc quân vương sau này ai hiểu lý đó không ai là không khai sáng thái bình thịnh thế lưu danh thiên cổ. Như Văn Cảnh thời Hán, Thái Tông thời Đường, Thái Tổ thới Tống. Triều ta có Thái tổ, Cao tổ, Nhân tông, Tuyên tông, Hiến tông, Hiếu tông đều hiểu điều đó, cho nên bản triều an bình cường thịnh.
Lý Chí đột nhiên chuyển giọng:
- Nhưng mấy trăm vị hoàng đế còn lại coi thiên hạ như gia sản, coi bách quan như gia nô, nhìn bách tính như cỏ rác. Kỳ thực thiên hạ ai chẳng muốn coi quân vương như cha? Dù sao cha tuy nghiêm, nhưng đại đa số thương yêu lo lắng cho con. Biết sao khi quân vương không con bách tính như con cái, mà coi như thịt cá tùy ý mồ xẻo! Đã không có ân sinh thành, không có tình nuôi dưỡng, bách tính sao thực sự coi như cha?
- Còn về đương kim, thiên tư duệ trí hơn người, có tiềm lực thành Ngêu Thuấn Vũ Thang, bất kể trí đứng hiền lễ dũng, ưu điểm nào cũng có thể thấy trên người hoàng thượng. Hán Văn đế sao có thể bì? Nhớ tới khi mới đăng cơ, bệ hạ trừ bỏ tệ nạn, cách tân chính sự. Mau chóng quét sách thói xấu triều Chính Đức, trả thái bình cho thiên hạ. Khi đó mưa thuận gió hòa, quốc khố xung túc, người thiên hạ cao hứng nói, thái bình thịnh thế tới rồi. Nhưng những năm qua bệ hạ bị yêu đạo mê hoặc, chìm đắm trong tu huyền, quên mất đạo quân vương, kết quả quốc gia ngày một đi xuống...
Nói tới đó nước mắt ướt đẫm vạt áo, hướng hề phía Tây Uyển vái lạy:
- Quân phụ có biết, thiên hạ bách tính đều là con người, chỉ cần người nhớ tới đạo làm vua, không chìm đắm trong trai tiếu, quay lại yêu thương con như cha, người dân một lòng trung thành yêu quý, làm bệ hạ quay lại thành Nghêu Thuấn Vũ Thang, thân tử cũng tẩy rửa được cái danh xu nịnh quân chủ, như thế thái bình thịnh thế có thể nhìn thấy được rồi.
- Khẩn mong thánh thượng thương xót.
Vương Kỳ quỳ xuống, nước mắt giàn dụa hô lên.
- Khẩn mong thánh thượng thương xót.
Danh nho La Nhữ Phương cũng quỳ xuống theo.
Tiếp đó Lý Vị, Âu Dương Đức cùng Từ Vị dẫn các học sinh quỳ xuống, đám quan văn phụng lệnh tới chửi mắng Hải Thụy không ngờ cũng quỳ theo.
Lác đác vài người cũng quỳ xuống hết.
Không biết lấy đâu ra sức, Gia Tĩnh đế cố gắng gượng đứng dậy, Mã Toàn và Hoàng Cẩm vội đỡ lấy.
- Cửa.
Hai mắt Gia Tĩnh nhìn đăm đăm phía trước, thều thào nói.
Hai người cẩn thận dìu hoàng đế đi tới phía trước vài bước, chỉ đứng đi đơn giản với Gia Tĩnh đế mà nói là vận động cực hạn rồi, sắc mặt ông ta đỏ bừng, hơi thở nặng nề, nhưng ông ta cố chống đỡ, nhìn đám văn nhân sĩ tử quỳ dưới đất.
Gia Tĩnh đế thông tuệ vô cùng sao chẳng nghe ra lời Lý Chí, bản chất nó chẳng khác gì tấu sớ của Hải Thụy, chỉ là dùng lời lẽ càng uyển chuyển, càng làm người ta tin theo hơn mà thôi.
Tin rằng mọi người đều bị động lòng rồi, không ai phản bác hắn hư Trì An sớ.
Đám quan văn cùng đám học giả Vương Thế Trinh, Lý Vị vì sao không phản đối Lý Chí? Vì bọn họ phản đối là thái độ lấy bề dưới xúc phạm bề trên của Hải Thụy mà thôi, không phản đối quan điểm của Hải Thụy.
Gia Tĩnh đế bên tai vang lên lời Hải Thụy, "người thiên hạ chán bệ hạ lâu rồi..", nhưng lần này không hề có địch ý, không hề có khiêu khích, thậm chí chẳng có chút tình cảm nào, chẳng qua đơn giản trình bày một sự thật mà thôi.
Ánh mắt Gia Tĩnh quét qua Hải Thụy, trong đó chứa hoang mang, bất lực ... Kết quả này khiến ông ta vạn vạn lần khó chấp nhận, nhưng không thể không chấp nhận.
- Thì ra là thế.
Giọng Gia Tĩnh yếu ớt:
- Thì ra ... Người thiên hạ đúng là ...
- Chủ nhân ...
Mã Toàn ngẩng đầu lên thấy Gia Tĩnh đế đầu đã ngoẹo sang bên, máu tươi từ mũi từ miếng chảy ra.
Hoảng Cẩm cũng cả kinh, vội dùng khăn trắng ngăn lấy máu, lúc này không để ý nhiều nữa, hét lớn:
- Người đâu.
Đám thái giám và Đại Hán Tướng Quân bỏ tới, nhưng như ruồi không đầu, chẳng biết làm gì.
- Mau đỡ hoàng thượng lên xa giá.
Hoàng Cẩm dậm chân:
- Ngẩn ra đó làm gì, đi mở đường đi.
Đám thái giám vội cẩn thận đặt hoàng đế lên kiệu, đám Đại hán tướng quân thì chạy cả ra ngoài.