- Hoảng cái gì.
Mã Toàn quát lớn trấn áp bọn chúng:
- Thời tiên đế, ti lễ giám trải qua bao nhiêu mưa gió, chẳng phải vẫn bình an sao, lần này cũng không ngoại lệ.
Đám thái giám an tĩnh lại, nghe lão tổ tông giảng gốc lập thân của thái giám:
- Biết vì sao các ngươi gặp họa không?
- Chúng con quá ngang ngược.
- Chúng con coi thường bách quan.
Mấy tên đáp.
- Sai hết.
Mã Toàn lạnh nhạt nói:
- Vì các ngươi quên gốc.
- Quên gốc là sao?
Mã Toàn lên mặt giáo huấn:
- Đừng thấy chúng ta ai nấy oai phong lẫm liệt như đại nhân vật, thực ra mẹ nó đều là chó ỷ thế người, hoàng thượng cho thì chúng ta lợi hại, hoàng thượng không thì chúng ta chẳng bằng chó ... Đám phế nhân chúng ta tất cả đều ở trên người hoàng thượng, hoàng thượng là gốc của chúng ta, đám nô tài chúng ta lúc nào cũng phải nghĩ tới hoàng thượng.
- Đương kim thiên lương nhận hậu, là chủ nhân tốt đám nô tài chúng ta chỉ có thể gặp không thể cầu. Nhưng bọn các ngươi khinh khi, tên nào tên nấy kiếm đầy nhà, mặc chủ nhân nghèo đói.
Mã Toàn nghiến răng nói:
- Rồng có vẩy ngược, kẻ đụng vào là chết, các ngươi phản chủ quên chủ, là chạm vào vẩy ngược của hoàng thượng.
- Lão tổ tống giáo huấn rất đúng.
Phùng Bảo mang một tia hi vọng:
- Có điều thế quên, tư điểm, chúng con đều không trực tiếp nhúng tay vào, hoàng thượng nhân từ, chắc sẽ không tránh tội.
Bọn chúng xin Mã Toàn giúp, chủ yếu là muốn giữ lại liền tài, nếu bỏ tiền ra, thà giết bọn chúng cho xong. Ai ngờ Mã Toàn nói:
- Các ngươi thần còn khó giữ, số tiền đó giữ sao được.
Thấy bọn chúng chưa cam tâm, Mã Toàn cười khẩy nhìn Đằng Tường:
- Nghe nói ngươi vừa mua một đại trạch viện ở thành đông.
- Vừa vừa mua ạ.
- Hơn một vạn lượng hử?
Mã Toàn mân mê cái nhẫn, khôi phục khí thế đại nội tổng quản.
- Vâng, vâng ạ.
Đằng Tường thầm nghĩ :" Sao biết rõ thế?"
- Lão tổ tông, lửa đã cháy ngang mày rồi, chúng ta nói chuyện chính đi.
Phùng Bảo chen ngang:
- Chuyện này về sau ngày rộng tháng dài hãy nói.
- Giờ biết gấp rồi hả?
Mã Toàn cười gằn:
- Chúng ta thong thả nói chuyện, vội gì.
Hầu hạ Gia Tĩnh có khác, Mã Toàn năm xưa nổi danh dốt nát, giờ toát ra phong phạm cao thủ rồi.
- Vậy lão tổ tông cứ nói.
Phủng Bảo ngậm miệng lại.
- Thuận tay vung ra là một vạn lượng bạc, các ngươi thì giàu rồi. Có biết hiện giờ hoàng thượng hứa mua trang sức cho các nương nương còn chưa thực hiện được không?
Mã Toàn đủng đỉnh nói.
- Cái này ...
Mấy tên biết mình sai ở đâu rồi, trán toát hết cả mồ hôi, chỉ có Đằng Tường không phục, còn muốn nói gì đó.
- Này cái rắm.
Mã Toàn vỗ bàn, nửa tức giận nửa ghen tị, quát:
- Trèo cao thì ngã đau, lớp trước tiến vào ti lễ giám đều hạ mình cẩn thận, đánh rắm cũng sợ lọt hơi thối ra ngoài. Các ngươi thì giỏi rồi, sợ cả thế giới biết các ngươi không có tiền à? Cho ngươi biết, nhưng chuyện này hoàng thượng biết cả, chỉ là không để trong lòng. Hôm nay Cao Củng cáo trạng, nợ mới nợ cũ sẽ tính một thể, các ngươi đừng mơ nhẹ nhàng qua ải.
Bị chửi mắng một hồi, đám Mạnh Xung mới biết mình phạm vào đại kỵ, run như cầy sấy, nói không ra lời.
Phùng Bảo im lặng lắng nghe, liên hệ với điều thấy được, hoàng thượng sau khi nghe cáo trạng, phản ứng đầu tiên không phải là thương bách tính, mà là tức giận vì bị lừa. Nghĩ : " Mã Toàn nói không sai, hoàng đế chung quy là hoàng đế, quan tâm nhất là bản thân." Thế là phục hoàn toàn:
- Lão tổ tông dạy đúng, chúng con khắc ghi trong lòng, sau này khẳng định sẽ thay đổi. Có điều làm sao qua được ải, mong lão tổ tông chỉ điểm bến mê.
Bốn tên còn lại gật như bổ củi.
Mã Toàn cuối cùng nói vào chính đề:
- Vì sao vừa rồi ta nói không gấp, vì gấp vô ích, hoàng thượng đang nổi giận, lúc này đi xin xỏ chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Phải đợi hoàng thượng bớt giận hẵng hay.
Tuy có chuẫn bị tâm lý, nhưng đám Mạnh Xung vẫn như bị xẻo thịt:
- Chẳng lẽ tất cả trôi theo dòng nước cả sao?
- Đừng nói với ta các ngươi không lập tức đem tin tức truyền đi.
Mã Toàn cười khẩy:
- Nếu bị tóm trọn ổ chỉ có thể nói các ngươi ngu xuẩn. Nãy giờ là ta giúp các ngươi kéo dài thời gian.
Mấy tên bình bút nhìn sang Phùng Bảo, hắn nói:
- Đã truyền đi rồi.
Trong lòng chửi mắng :" Giúp cái gì, cố tình làm ra vẻ chửi mắng bọn ta thì có."
- Giờ thì mang thánh chỉ về đi, để hoàng thượng đợi lâu không tốt.
Mã Toàn bình thản nói:
- Đợi Cao Củng đi, các ngươi quỳ ngoài tây noãn các xin hoàng thượng xử phạt.
- Vậy chẳng phải tự tìm được chết?
Đám Mạnh Xung mặt tái dại.
- Nếu là tiên đế chắc chắn sẽ đánh chết các ngươi.
Mã Toàn nhếch mép nói:
- Có điều ai bảo các ngươi tốt số gặp được chủ nhân hiền từ, yên tâm, không chết được đâu.
- Nhưng nếu còn muốn về ti lễ giám thì nhớ kỹ cho ta, không được cãi chày với hoàng thượng, càng không được nói xấu Cao Củng. Sau đó đẩy tội hết cho kẻ dưới, nói các ngươi làm thế vì chia sẻ lo lắng với hoàng thượng, nhưng các ngươi quanh năm ở trong cung nên giao cho kẻ dưới làm, như thế cùng lắm chỉ có tội thiếu giám sát. Hoàng thượng sẽ không giận nữa, ta nhân cơ hội nói giúp vài câu là sẽ qua .
Dừng một lúc Mã Toàn nói tiếp:
- Còn tổn thất là không tránh khỏi, nhưng núi xanh còn đó, lo gì thiếu củi đun, sau này kiếm lại khôn ngoan hơn một chút là được.
Đám Đằng Tường cuối cùng an tâm, nhìn Mã Toàn lấy lòng:
- Quả nhiên nhà có người già như có báu vật, sau này nhờ vào lão tổ tông tọa trấn.
Mã Toàn lắc đầu cười:
- Một thời gian nữa ta xin đi Nam Kinh, sau này gặp phải chuyện tương tự các ngươi tự quyết định.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Cao Củng đang đợi tới mất kiên nhẫn thì thánh chỉ cuối cùng cũng tới, ông ta từ biệt hoàng đế, tới thẳng bắc trấn phủ ti và binh mã ti điều minh. Rất nhanh hai nhóm binh mã tụ tập đầy đủ ở giáo trường, nai nịt gọn gàng sẵn sàng xuất phát.
Cao Củng đọc thánh chỉ xong, hạ lệnh:
- Binh mã ti phụ trách đóng cửa toàn bộ hoàng điếm, tư điếm cùng trạm thuế trong kinh thành, thành viên trọng yếu bắt hết, nếu phản kháng có thể áp dụng biện pháp cần thiết. Trấn phủ ti phụ trách đóng cửa toàn bộ hoàng điếm, tư điếm cùng trạm thuế ngoài kinh thành, thành viên trọng yếu bắt hết, nếu dám kháng cự. Giết ! Không ! Cần ! Hỏi.
Sát khi như từ miệng Cao Củng phát ra làm người ta không rét mà run.
- Vâng!
Đám binh sĩ kích động đáp lời, có thể đập phá quang minh chính đại, đúng là công việc sướng nhất trên đời.
Đương nhiên không phải ai cũng nhiệt huyết sục sôi, tuần thành ngự sử Quy Hữu Đạo tuy rất sợ Cao Củng nhưng vẫn ghé tới nói:
- Khởi bẩm các lão, trong các tư điếm, trạm thuế kia đa phần là đám lưu manh, vong mệnh, thậm chí còn có tổ chức bang phái. Nếu chúng ta hành sự lỗ mãng, nói không chừng kinh thành đại loạn, không ai chịu nổi trách nhiệm.
- Sợ gì.
Cao Củng cười lạnh:
- Chỉ nghe nói tà không thắng chính chứ chưa bao giờ nghe điều ngược lại, ngươi là tuần thành ngự sử, lại để đám lưu manh đó ngang nhiên hoành hành, làm hỏng thanh danh triều đình, quấy nhiễu cuộc sống người dân, tội không nhỏ.
Rồi nhìn chằm chằm vào hắn:
- Có phải ngươi bị bọn chúng mua rồi?
Chu Hữu Đạo sợ điếng người, luôn miệng phủ nhận:
- Ti chức được thủ phụ giáo huấn, lập chí làm thanh quan, không nhận thứ tiền trái lương tâm.
Hắn khéo léo nói ra chỗ dựa của mình, để Cao Củng đừng ép mình.
- Ừ, không tệ.
Nhưng Cao Củng đâu coi Từ Giai ra gì, lệnh dứt khoát:
- Nếu ngươi thanh bạch thì cứ dũng cảm mà làm, vì bách tính an cư lạc nghiệp, ngươi phải mang quyết tâm thà hỗn loạn nhất thời, cũng phải diệt trừ đám ác thuế điêu thương kia. Có năm vạn cấm quân trong thành, không phải ai muốn làm loạn cũng được.
Rồi vỗ vai hắn:
- Làm tốt ta tấu xin hoàng thượng thăng quan cho, làm không tốt, đừng trách ta gạt lệ chém Mã Tốc.
Ngay cả người phản đối thái giám nhất còn làm thế, đương nhiên hoàng đế đời sau trọng dụng hoạn quan chẳng phải làm trái tổ huấn.
Hoàng đế là động vật ham quyền, dù là Long Khánh cũng không nhượng bộ chuyện liên quan tới quyền lực của mình.
Ta có quyền không dùng là một chuyện, nhưng kẻ khác tước quyền của ta vạn vạn lần không được.
Đám thái giám chính lợi dụng tâm lý này mà đánh tráo khái niệm, làm Long Khánh tin ngoại quan tiêu diệt hoạn quan là tước đoạt quyền lực của mình.
Cao Củng vỡ lẽ:
- Chả trách, ta nói thái độ hoàng thượng tại sao chuyển biến như thế.
- Ai kể chuyện này.
Thẩm Mặc khàn giọng hỏi, họng y có bệnh tới nay chưa lành.
- Không biết.
Trần Dĩ Cần đáp:
- Có điều tám phần là Phùng Bảo.
Cao Củng gật gù:
- Đúng thế, Đằng Tường là kẻ thô lậu, Mạnh Xung xuất thân đầu bếp, Lữ Phương hiền lành thực thà, Trương Hoành là kẻ theo đuôi. Chỉ tên Phùng Bảo kia suốt ngày làm bổ phong nhã, cho nên ta nói, không sợ thái giám chơi âm mưu, chỉ sợ thái giám có văn hóa, nhất định không thể để tên Phùng Bảo này đứng đầu thái giám.
Thẩm Mặc thầm lắc đầu, Phùng Bảo tuy bụng có chút chữ nghĩa, nhưng không giống kẻ có trí tuệ này. Điển cố dùng quá tuyệt, xoay chuyển càn khôn, vĩnh viễn diệt trừ hậu họa, e Phùng Bảo chưa có trình độ ấy.
" Phải chăng có kẻ chỉ chiêu cho hắn?" Thẩm Mặc cau mày, ánh mắt nhìn qua đại sảnh, thấy Trương Cư Chính đứng ở một bên, không tham gia thảo luận.
Mọi người lại tán gẫu một lúc nữa, ước chừng thủ phụ đại nhân sắp tới, liền ai về chỗ nấy.
Từ Giai đi vào, ngồi xuống nói:
- Vừa rồi lão phu cùng Dương bộ đường trao đổi bản danh sách phục hồi thứ hai, mời các vị xem.
Rồi đưa cho mọi người lần lượt xem.
Sắc mặt Cao Củng hơi khó coi, ông ta biết đám người này quay lại ắt cảm tạ ơn đức Từ Giai, trên quan trường "có ơn phải báo", bọn họ đứng bên nào, chẳng đoán cũng biết.
Biết rõ Từ Giang giương cờ chấp hành di chiếu tiên đế, trắng trợn mở rộng thế lực, nhưng người ta làm quang minh chính đại, Cao Củng chẳng thể làm gì.
Từ Giai đợi mọi người đề xuất ý kiến, với ông ta mà nói ai quay lại cũng như nhau, đều không thể phản bội "ân chủ", đó là cái lợi của người làm thủ phụ.
Thấy Cao Củng sắc mặt không tốt, tâm tình Từ Giai rất tốt:
- Nếu không ai dị nghị thì giao cho bệ hạ phê duyệt.
- Thủ phụ, hạ quan có ý kiến.
Người thường ngày ít đề xuất vấn đề nhất lên tiếng:
- Có điều không phải là chuyện phục hồi mà chuyện phủ tuất.
Từ Giai gật đầu.
- Danh sách phủ tuất gần kỳ công bố, nhưng vì sao không có Nguyên Lộc, Mã Tòng Khiêm? Hạ quan nhớ trong danh sách trình lên, có tên họ.
Lý Xuân Phương đích thân làm việc này nên rất nhớ.
Từ Giai chậm rãi nói:
- Vì hoàng thượng không đồng ý, lão phu tấu thỉnh một lần vẫn không được, nên đành thôi.
Lý Xuân Phương ngạc nhiên:
- Hoàng thượng không đồng ý?
Long Khánh chưa từng phán đối quyết định của đại thần, sao lại cứng rắn ở việc này?
Mã Tòng Khiêm tự Ích Chi, tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ 11, Đỗ Thái Càn đề đốc trung quan tham ô làm ác, Mã Tòng Khiêm phẫn nộ dâng tấu, nhưng bị Đỗ Thái Càn nói ông ta phỉ báng Gia Tĩnh tu huyền, nên bị vào chiếu ngục, sau đó bị đình trượng mà chết.
Vị này là hảo hữu của Lý Xuân Phương, nên luôn canh cánh về cái chết của ông ta, luôn muốn tìm cơ hội bình xét lại.
Ai ngờ khi cơ hội tới hoàng đế lại không cho, Lý Xuân Phương sao chẳng kinh ngạc.
- Hoàng thượng lấy lý do tội Mã Tòng Khiêm phạm phải có thể coi là con chửi cha, nên không cho bình xét lại.
Từ Giai bị hỏi ép, đành nói thật.
- Căn bản không phải ý hoàng thượng.
Cao Củng lớn tiếng nói:
- Hoàng thượng đâu biết mấy việc cũ thời Gia Tĩnh, huống hồ Mã Tòng Khiêm chết từ 20 năm trước? Hạ quan thấy chuyện này ắt có kẻ bên cạnh gièm pha.
- Vậy chỉ có hoạn quan.
Quách Phác lên tiếng.
- Mầm mống thái giám xen vào chính sự quay lại rồi.
Cao Củng đau đớn nói:
- Vừa rồi nghe nói bọn chúng kẻ chuyện Kỳ Dương Vương cho hoàng thượng hạ quan đã lo, giờ xem ra đúng là thực, thái giám bắt đầu ảnh hưởng tới quốc sự.
- Nội quan can dự chính sự, xưa nay chưa từng đem lại kết quả tốt, điều này ai cũng biết.
Quách Phách chắp tay với Từ Giai:
- Thủ phụ, nếu chỉ vì bị đám hoạn quan thù hận, bất chấp thanh danh của Mã đại nhân, sẽ khiến bọn chúng cho rằng chúng ta dễ bắt nạt, sau này càng quá hơn. Thủ phụ, không thể để bọn chúng tiến tới bước này.
"Ừm" Từ Giai ngồi vuốt râu, tựa hồ đang suy nghĩ xem nên quyết định ra sao.
- Thủ phụ không muốn đắc tội với người trong cung, để hạ quan đi nói thay.
Cao Củng ngứa mắt với thái độ do do dự dự của Từ Giai.
Thế này có khác gì vả vào mặt Từ Giai? Quả nhiên ông ta hừ một tiếng:
- Không cần, lão phu tự đi nói.
Ông ta đoán chừng đám thái giám bị Cao Củng cho một đòn, đang như chim sợ cành cong sẽ không cản trở nữa, nên thuận nước đẩy thuyền nói:
- Các vị nói không sai, nhất quyết không thể để hoạn quan can dự vào chính sự.
Lần đầu tiên không ta thể hiện được phong phạm thủ phụ.
~~~~~~~~~~~~~~
- Lễ bộ thượng thư Triệu Trinh Cát dâng tấu ba việc.
Hôm sau Lý Xuân Phương thong thả nói:
- Một xin tước đoạt quan tước cùng cáo mệnh, bỏ văn bia của cố chân chân Thiệu Nguyên Tiết, Đào Trọng Văn; Hai, hủy hết cung điện dùng trai tiếu mới xây trong Tây Uyển; ba, xin hủy hết hiệu chân nhân thiên hạ mà tiên đế phong.
Ba việc này một khi được phê chuẩn, ắt khiến thiên hạ xôn xao, nhưng nó xuất phát
từ tinh thần của di chiếu, chẳng ai phản đối được. Không hổ là Triệu đại nhân, tân quan nhậm chức ba bó lửa thiêu rất đúng chỗ, lập ngay nên uy danh.
- Sớm phải làm như thế rồi.
Trương Cư Chính là người đầu tiên hưởng ứng:
- Trước tiên, thanh toán hai tên đạo sĩ Thiệu Đào có thể cảnh tỉnh thiên hạ vọng tượng dùng sủng nịnh tiến thân. Hai, Tây Uyển là vườn cấm của hoàng gia, giờ toàn thứ thuộc đạo sĩ, không thành thể thống gì. Nhưng không cần rỡ bỏ, tốn kém chưa nói, bao nhiêu vật liệu quý, hủy cũng đáng tiếc, chỉ cần bỏ đi những tấm biển, đồ làm phép là được, cần gì rỡ bỏ.
Mọi người đều gật đầu.
- Cái thứ ba cực kỳ cần thiết.
Thấy được ủng hộ, Trương Cư Chính càng hăng hái:
- Năm xưa tiên đế tu huyền, đám phiên vương nịnh bợ, tín phụ đạo giáo, xin phong hiệu chân nhân, ví như Liêu vương ở quê ti chức, được phong là Trung Giáo chân nhân. Bọn chúng xu nịnh tiên đế cũng đành đi, nhưng một sổ kẻ lòng dạ bất trắc, cách dăm ba ngày rời đất phong, nói là tới Long Hổ Sơn bái phỏng Trương thiên sư, thực tế cầu tiên đạo là danh nghĩa, ai biết chúng làm cái gì...
Theo quy định phiên vương tông thất không được hoàng đế ân chuẩn, không được rời đất phong nửa bước.
Có điều Trương Cư Chính chỉ gà mắng chó, suy đoán tùy tiện, bé xé ra to, không khỏi khiến người ta thắc mắc hắn có thù oán gì với Liêu vương.
Dù hắn là đại học sĩ, bằng vào tội danh đó chẳng làm gì được một thân vương, khả năng là nói vài câu cho đỡ tức mà thôi.
Nhưng đó là suy nghĩ của những người trung hậu như Cao Củng, Trần Dĩ Cẩn, người còn lại tuy không biết hắn sẽ làm gì, nhưng cũng biết hắn nhắm vào Liêu vương rồi.
Nghe hắn nói xong, Từ Giai gật gù:
- Nếu không có dị nghị thì cứ làm thế đi.
- Thủ phụ, hạ quan cơ bản đồng ý với quan điểm lễ bộ, nhưng việc trừng phạt Thiệu Nguyên Tiết, Đào Trọng Văn tựa hồ quá nặng.
Thẩm Mặc giọng trầm thấp nói:
- Một, phương sĩ và đạo sĩ được sủng là do tiên đế tu huyền, trong triều Gia Tĩnh, những đạo sĩ tới ban đầu thanh danh khá tốt, trước sau trong ba mươi năm không hề có hành vi tàn ác. Thứ hai, hai người họ ở lâu bên tiên đế, hiểu rất rõ truyện kín của triều đình, khó tránh khỏi truyền cho con cháu, nếu trừng phạt quá nặng, không khỏi bất mãn phát tán dao ngôn, không chỉ thành trò cười, nếu có kẻ lòng dạ bất lương thêm dầu thêm mở, chẳng biết sẽ tổn hại thanh danh triều đình ra sao. Hạ quan cho rằng thanh toán triệt để thì được không bằng mất, chỉ cần tước quan chức là có thể cảnh tỉnh người đời, lại làm con cháu họ sợ hãi, không dám làm bừa.
Thẩm Mặc nói thế người khác còn đỡ, Từ Giai trong lòng giật đánh thót, vì năm xưa tranh sủng với Nghiêm Tung, ông ta suốt ngày viết Thanh Từ, thử đan dược, còn mặc đồ đạo sĩ, theo hoàng đế múa may làm phép..
Chuyện xấu như thế đếm xuể, giờ mỗi lần nghĩ lại đều toát mồ hôi, hổ thẹn vô cùng. Nếu bị phơi bày ra thiên hạ còn mặt mũi nào đứng ở triều đường? Còn mỗi nước treo cổ mà chết.
- Ừ, có lý.
Từ Giai lau mồ hôi lạnh, thấy mọi người không dị nghị gì, liền cười khan nói:
- Vậy cứ phê theo ý Thái Nhạc và Giang Nam đi.
Mạo hiểm thanh danh, bảo toàn được cho gia tộc Đào thiên sư, Thẩm Mặc thềm thở phào.
Thực ra y hoàn toàn có thể không lên tiếng, năm xưa ước hẹn với Đào Trọng Văn chỉ bằng miệng, chẳng hề có chứng cứ lưu lại, nếu y vờ câm điếc cũng chẳng ai chỉ trích được.
Nhưng Thẩm Mặc không làm thế, đã đồng ý với người ta, y sẽ không quịt nợ. Dù không ai biết, nhưng y không quên năm xưa ở cung Ngọc Hi mình hứa gì .
Suy xét lại, đó há chẳng phải vì Đào thiên sư biết nhìn người?
Trong tháng Giêng còn có một việc nhìn qua ảnh hưởng không lớn, nhưng ý nghĩa sâu xa. Đó là Trương Cư Chính tổng kết lại tệ nạn tài chính triều Chính Đức Gia Tĩnh, kết hợp với suy nghĩ bản thân, trịnh trọng đề xuất (trần tích tệ sớ)
*** Sớ trình bày những tệ nạn cũ.
Tấu sớ này là tuyên ngôn thảo trừ tệ nạn tài chính của Trương Cư Chính, lời nói thì chẳng có gì mới mẻ đáng bàn, nhưng khác biệt lớn nhất là người khác chỉ nói không làm, còn hắn nói là làm.
Tiếp ngay đó hắn lên dâng ( tẩu xin chỉnh lý ruộng đồng), đề xuất , yêu cầu các tỉnh kiểm kê thuế đất nợ dồn từ năm Gia Tĩnh 38 trở về trước, nếu không truy đủ sáu phần, tuần phủ và tuấn án ngự sử phải bị cù sát, quan phủ châu huyện phải bị điều phối.
Thế là ghê rồi, vì có bản lĩnh thiếu nợ, toàn là đại địa chủ, đại gia tộc, Trương Cư Chính đề xuất bức ép quan viên truy thu nợ thuế, là ép bọn họ động đao với đại hộ.
Sớ vừa dâng lên, lập tức khiến nội các tranh luận kịch liệt, ngay Lý Xuân Phương cung nói:
- Cái này không khỏi quá khinh suất.
- Trừ cách này ra còn có cách nào tăng thu nhập quốc khố?
Trương Cư Chính thái độ cứng rắn:
- Có thể dự kiến mấy năm tiếp theo triều đình sẽ liên tục dùng binh với Mông Cổ, dựa mỗi vào thị bạc ti là không đủ. Chẳng cần cải cách gì, chỉ cần thu tiền thuế đáng thu, quốc khố sung túc, năm nào dùng binh cũng được.
- Thúc ép quá gấp, chỉ sợ bách tính sẽ đào vong thành loạn.
Quách Phác cau mày.
- Các lão bị người ta lừa rồi, đó toàn là lời bịp bợm của đám gian nhân, không lừa được người sáng suốt.
Trương Cư Chính cao giọng nói:
- Xâm đoạt quyền lợi quốc gia, không phải tiểu dân mà là đám cường hào, cường quyền. Vì thế gian nhân mới đưa ra lời đồn bậy, mong ngài không nên bị chúng mê hoặc.
Trương Cư Chính quét mắt qua mọi người, cuối cùng dừng ở Từ Giai, chắp tay nói:
- Hoàng thượng tin nhiệm, giao hết quốc sự cho nội các, chúng ta phải nghĩ cho quốc gia, tuyệt không được vì tình riêng. Vì thiên hạ, không ngại phá gia lợi quốc.
Cao Củng tức thì vỗ bàn kêu hay, Thẩm Mặc cũng thầm gật đầu.
Không một ai có thể biện bác, vì trước mặt chân tướng, tất cả lời nói đều là vô giá trị.
Thế nhưng nó không có nghĩa là kiến nghị của Trương Cư Chính sẽ được tiếp nhân, vì chân tướng luôn bị cường quyền cưỡng hiếp. Hai tấu sớ dâng lên, chỉ được Từ Giai phê một câu "biết rồi", thế là hết.
Hết tháng Giêng, an bài nhân sự của nội các có biến động, vì quan viên phục hồi cơ bản đã tới đủ, Trương Cư Chính và Trần Dĩ Cẩn không kiêm nhiệm chuyện ở bộ nữa.
Hộ bộ thượng thư do Cát Thủ Lễ tiếp nhận, binh bộ thượng thư là Vương Quốc Quang, lại bộ tả thị lang là Chung Khanh, những người này phục hồi thông qua di chiếu nên không cần đình thôi.
Công tác nội các từ tập thể quản lý, chuyển thành phụ trách chuyên môn, Từ Giai vẫn nắm toàn cục, Cao Củng phân quản chuyện lại bộ, Quách Phách phân quản chuyện binh bộ, Lý Xuân Phương phân quản chuyện lễ bộ, Thẩm Mặc phân quản chuyện binh bộ, Trần Dĩ Cẩn phân quản chuyện công bộ, Trương Cư Chính phân quản chuyện hộ bộ.
Thủ phụ buông quyền với chỉnh thể nội các mà nói lại là một lần tăng cường quyền lực, sáu vị đại học sĩ chuyên môn phụ trách tương ứng một bộ, công tội đều phải tự mình gánh, chắc chắn làm các thần và các bộ liên hệ càng thêm chặt chẽ, tất nhiên tước bớt quyền lực các thượng thư...
Còn về phần bao nhiêu phải xem bản lĩnh mỗi người.
Loạt an bài nhân sự này đều xuất phát từ tay Từ Giai, nghĩ ký trong đó học vấn không ít.
Lễ bộ là phu xướng phụ tùy, Triệu Trinh Cát thì tư cách lão thành tính cách mạch mẽ, Lý Xuân Phương xưa nay không tranh chấp với người, tin rằng sau này chuyện lớn chuyện nhỏ do Triệu Trinh Cát xử lý.
Công bộ thì chó gà không yên, Lôi Lễ là chó săn của Từ Giai, Trần Dĩ Cẩn là đồng minh của Cao Củng, cả hai tính không ôn hòa, ở cùng một chỗ không cãi nhau mới lạ.
Hình bộ lại ngoài nghe trong chống, Quách Phác uy vọng cao, Hoàng Quang Thăng mưu mồ nhiều. Hình bộ thân phận đặc thù, có chỗ dựa luật pháp, có tính độc lập cao, ít phải xin chỉ thị nội các. Quách Phác muốn quản cũng không có chỗ xen vào, với bản lĩnh Hoàng Quang Thăng lừa gạt lão Quách không thành vấn đề.
Hộ bộ có tổ hợp tinh nhuệ, Cát Thủ Lễ là lão thần hơn tuổi Từ Giai, trước kia vốn là hộ bộ thượng thư, lão thành cẩn thận, kinh nghiệm phong phú. Trương Cư Chính lại có đại tài, chí tiến thủ mạnh mẽ.
Từ Giai ý thức được tài chính Đại Minh tới mức không xoay chuyển không được, cho nên điều đại tướng trong tay tới, làm điểm đột phá triều Long Khánh.
Lại bộ là sự kếp hợp của cứng và cứng, lão Cao và lão Dương đều tính cách cứng rắn, rốt cuộc ai nghe ai? Mới đều còn khách khí nể nang nhau, nhưng thời gian dài ắt có vết nứt, quan hệ thân mật đến đâu cũng tới lúc trở mặt.
Còn binh bộ thì khó chen tay vào, Vương Sùng Cố dù không lên được binh bộ thượng thư, nhưng tân nhiệm Vương Quốc Quang cũng là người Sơn Tây, thêm vào hữu thị lang Hoắc Ký cũng là người Sơn Tây, bao trọn binh bộ. Lữ Bố chẳng đánh nổi Tam Anh, Thẩm Mặc khó tránh khỏi số bị gạt bên lề.
Ghế thủ phụ ai chẳng thích, muốn ngồi vững phải có tuyệt chiêu của mình.
Mà Từ Giai không thể giống Nghiêm Tung, vứt bỏ thể diện đại thần đi lấy lòng hoàng đế, nên đành dùng biệt pháp khác củng cố vị trí của mình.
Nói không hề quá mấy năm qua, chủ yếu tinh lực của Từ Giai đều đặt cả vào an bài nhân sự, coi hai kinh mười ba tỉnh nha môn lục bộ thành bàn cờ, đem tất cả ý đồ của mình thể hiện việc an bài quan viên.
Cho nên Từ Giai có thể buông quyền ở chỗ khác chứ tuyệt đối không buông đại quyền nhân sự, dù là Trương Cư Chính cũng không thay đổi được.
Thực ra Trương Cư Chính tiến cử hảo hữu Vương Quốc Quang của mình làm hộ bộ thượng thư, nhưng Từ Giai kiên quyết dùng Cát Thủ Lễ. Vì Từ Giai cảm thấy bất an vì phương sách cải cách của Trương Cư Chính, nên dùng Cát Thủ Lễ ghìm cương Trương Cư Chính.
Với Trương Cư Chính mà nói mùa xuân này hơi lạnh, hắn hiểu rồi, mặc dù sư phụ luôn ra sức trải thảm đỏ cho mình, nhưng Từ Giai cần là người kế nhiệm nói sao nghe vậy chứ không phải là quỷ đòi nợ chống đối.
Ông ta không cho hắn độc lập đảm đương, ngoài bảo vệ ra e đề phòng hắn tự lập thành một phái.
Hiển nhiên trong mắt Từ Giai, học sinh mãi mãi dựa vào mình mới là học sinh tốt nhất, nếu không sẽ ăn đòn như Thẩm Mặc. Anh bạn Thái Nhạc, muốn làm học sinh ngoan hay muốn ăn đòn đây ?!