Gia Tĩnh giận rồi, ông ta đứng bật dậy từ giường bát quái:
- Trẫm còn định giữ hắn lại ăn tết nữa cơ.
Gần như chỉ thẳng vào mặt Nghiêm Tung mà chửi:
- Ngươi không cần thể diện, chẳng lẽ cũng muốn trẫm không có thể diện.
Lời như sét đánh, làm Nghiêm Tung ngã lăn ra đất, quỳ xuống dập đầu.
Gia Tĩnh như con sư tử nổi giận, ánh mắt quét qua mặt các thành viên nội các, rít lên:
- Còn các ngươi? Cũng chuẩn bị mời Thát Tử ăn sủi cảo rồi mới đi à?
Khi ánh mắt ông ta dừng trên người Từ Giai, kẻ luôn kín tiếng khiêm nhường như cái đuôi theo đít thủ phủ, đột nhiên lên tiếng:
- Chủ nhục thần chết, thần nguyện chia sẽ lo lắng vì quân phụ.
Gia Tĩnh ánh mắt tản mác đột nhiên lóe lên sánh sao, gật đầu tán thưởng với Từ Giai, rồi đổi sang bộ mặt lạnh lùng nói với Nghiêm Tung:
- Thứ phụ có giác ngộ như thê, thủ phủ như ngươi không thấy hổ thẹn à?
Nghiêm Tung lòng không giấu nổi kinh ngạc, nghiêng đầu nhìn Từ Giai th nhiên như không, ông ta rốt cuộc phát hiện ra, đây không phải là một con cừu , mà là một con sói đội lốt cừu, là soi ăn thịt người. Mặc dù ở quốc gia đại sự, lão ta xưa nay né được thì né, đẩy được thì đẩy, nhưng chạm vào quyền thế cá nhân, Nghiêm các lão giống như con hổ, há cái miệng đỏ lòm ra đánh trả một cách mãnh liệt nhất.
Quả nhiên quay về nghề sở trường đấu tranh chính trị, Nghiêm Tung trấn tĩnh lại, lão ta bình tĩnh đáp:
- Thần sớm đã hiến dâng tấn cả cho bệ hạ rồi.
Lời này không phải hạng mặt trơ trắng bóng thì không nói ra được, Gia Tĩnh quả nhiên bị chọc cười, đá vờ ông ta một cái:
- Cái lão chó già này.
Hoàng đế bớt giận, quay về giường bát quái ngồi xuống, nhìn thấy bản quốc thư kia, sắc mặt lại trầm xuống, ném nó xuống dưới chân các viên quan, hậm hực nói:
- Cái thứ này phải làm sao đây?
Nghiêm Tung mặt lạnh tanh nhìn Từ Giai, trầm giọng nói:
- Đây là chuyện của lễ bộ.
Từ Giai kiêm lễ bộ thượng thứ, nói cách khác, đây là chuyện của Từ Giải.
Các vị đại học sĩ khác trong điện thầm nhủ :" Mẹ ơi, quả nhiên là không thể tùy tiện chơi nổi mà không xúc phạm tới Nghiêm đại lão." Bọn họ đều là lão già lọc lõi chốn quan trương, tất nhiên có thể cảm nhận được trong câu nói bình thản này của Nghiêm Trung, ẩm chưa sát khí không thể hóa giải.
Từ Giai hiện giờ có hai lựa chọn, từ chối nhận lấy công việc này, như thế, chút ấn tượng tốt trong lòng bệ hạ sẽ không còn lại cái gì, hơn nữa còn lưu lại trong lòng bệ hạ ấn tượng thiếu kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm. Một khi không được hoàng đế coi trọng, nhất định sẽ bị Nghiêm các lão nuốt chửng.
Cho nên Từ Giai phải nhận lấy, tiếp đó lại có hai lựa chọn. Đáp ứng hay không đáp ứng yêu cầu của Yêm Đáp. Nhưng bất kể là lựa chọn cái nào, ông ta đều không thoát khỏi vận mệnh bi thảm. Nếu không đáp ứng, sẽ thành người phụ trách kết quả trận chiến này, nếu đánh thắng được thì mọi người còn ở đây thảo luận vấn đề thông thương sao, trực tiếp vác gậy đi trợ uy rồi.
Cho nên xem ra Từ Giai chỉ có cách nhận lấy và đàm phán hóa bình thôi, thế mới đuổi Yêm Đáp đi được, chia sẻ ưu phiền cho hoàng đế, nhưng thành sự sỉ nhục của Đại Minh. Trách nhiệm này không thể để hoàng đế gánh chịu phải không, cho nên đợi qua một thời gian, sẽ đẩy hết trách nhiệm lên người Từ Giai, khiến ông ta thân bại danh liệt để biểu thị phẫn hận với tên giặc bán nước.
Trong mắt các thành viên nội các khác, Từ các lão đã không còn lựa chọn nào khác, chỉ có thể làm một bô nước tiểu bị người ta dùng xong rồi tránh xa thôi. Trong chớp mắt, bọn họ càng thêm sợ hãi Nghiêm Tung, thậm chí có người còn hạ quyết định, đợi trở về lập tức đi bái Nghiêm các lão làm cha nuôi.
Có câu kiếm sắc không cần mũi nhọn, phải trải qua vô số kinh nghiệm hãm hãi đồng liêu thì mới có được trình độ này. Hơn nữa phải có nhận thức sâu sức về tính hư vinh ích kỷ, trở mặt vô tình của Gia Tĩnh, mới có thể trong thời gian ngắn tung ra một chiêu như thế.
Nghiêm Tung mắt đầy hi vọng nhìn Từ Giao, nhưng trong mắt lại ánh lên vẻ mèo vườn chuột, lão ta đang đầy khoái trá đợi Từ Giai tự nhảy xuống hố. Thậm chí lão ta còn có thể đoán ra sự sự hãi của ba thành viên nội các khác. Không khỏi thầm đắc ý :" Hổ không ra uy, lại tưởng mèo bệnh? Để lão phu giết con gà Từ Giai, để dọa khỉ toàn thiên hạ."
Từ Giai quả nhiên im lặng, nhưng trước khi hoàng đế lộ vẻ mất kiên nhẫn, ông ta liền quyết định:
- Nghiêm các lão nói đúng, vi thần là Lễ bộ Thượng thư, tất nhiên phải gánh trách nhiệm.
Nghiêm Tung không nhịn được cười, ba vị khác thở dài, bọn họ mặc dù yếu đuối vô dụng, nhưng tốt xấu gì vẫn phân rõ đúng sai, tất nhiên biết trong chuyện này Nghiêm Tung là gian, Từ Giai là trung. Giống như trước kia trong triều Gia Tĩnh, gian lại thắng trung rồi.
Gia Tĩnh lại chẳng thèm biết tâm tư của họ, ông ta chỉ muốn nhanh giải quyết vấn đề, đừng có mất mặt nữa, cho nên hỏi đầy kỳ vọng:
- Khanh có biện pháp không?
Từ Giai gật đầu chậm rãi mà kiên định:
- Vi thần cho rằng, A Lặc Thản Hãn dừng chân ở Thông Châu, tức là hắn khó định đoạt giữa chiến và hòa.
Một câu nói khôn khéo, đem mâu thuẫn của hoàng đế biến thành của Yêm Đáp, tức thì Gia Tĩnh long nhãn hớn hở, gật đầu nói:
- Đúng thế, đúng thế.
Từ Giải Tiếp tục nói:
- Cho nên ngu kiến của thần là đối đãi với việc này, chiến không phải là lựa chọn tốt nhất, hòa cũng không phải là lựa
Một chi tiết về Nghiêm Tung, mặc dù lão này cực kỳ tàn ác, nhưng hiếu thuận cha mẹ, còn thương vợ yêu vợ nổi tiếng, cưng chiều con hết mực. Có thể coi là con ngoan, chồng hiền, cha giỏi ....