Chiếc xe Nissan cũ này là được phân đến khi địa khu Lê Dương tách ra, đã chạy lâu rồi nhưng biết giữ gìn nên cũng khá, đi vẫn tương đối dễ chịu.
Ánh mắt Tôn Chấn nhìn ra phía ngoài cửa sổ.
Đã tới hai huyện, nói thật thì tình hình không lạc quan, thậm chí còn tệ hơn cả dự liệu ban đầu của ông ta.
Trước khi từ được điều từ Ủy ban công tác Đoàn tỉnh xuống, Tôn Chấn đã làm việc hai năm ở thành phố Thanh Khê, đảm nhiệm vị trí Phó ban thư ký Thành ủy thành phố Thanh Khê, cũng từng xem xét mấy huyện của Thanh Khê. Đó đều là chuyện của bốn năm năm về trước. Nhưng dù là Thanh Khê bốn năm năm trước thì tình hình cũng tốt hơn nhiều so với Phong Châu bây giờ.
Tình hình nghèo khó lạc hậu của Phong Châu ông ta đã sớm có sự chuẩn bị về tư tưởng. Trước khi xuống đây, khi Trần Thái Nhiên nói chuyện với mình cũng đã nói đến tình hình toàn tỉnh Phong Châu. Toàn tỉnh chỉ sợ cũng chỉ có khu tự trị Xương Tây là được thôi. Tỉnh sở dĩ phân tách Phong Châu từ Lê Dương ra, một mặt là vì muốn giải thoát gánh nặng cho Lê Dương, một mặt khác cũng là vì tỉnh muốn dồn sức để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội của địa khu Phong Châu, nhanh chóng giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo của địa khu Phong Châu.
Nhưng sau khi tới hai huyện thì Tôn Chấn liền cảm thấy vấn đề lớn nhất, khó khăn nhất của hai huyện này không phải là cơ sở vật chất yếu kém mà là vấn đề quan niệm, tư tưởng. Điều này thì Nam Đàm có vẻ nổi cộm hơn.
Không phải là ý nói cán bộ lãnh đạo Nam Đàm bảo thủ hơn cán bộ lãnh đạo Song Phong mà là tình hình phát triển kinh tế Nam Đàm đã có một không khí mới, đến nay dường như lại bị rơi vào giai đoạn trì trệ. Ít nhất Tôn Chấn có cảm giác rằng suy nghĩ của một số lãnh đạo cũng có một vẻ gì đó có chút thành công liền yên tâm, gật gù đắc ý.
Nghĩ đến đây Tôn Chấn cảm thấy khi trở về chắc chắn sẽ phải trao đổi với An Đức Kiện một chút. Ban đầu Nam Đàm khởi động Khu kinh mới này, hiện nay nó đã có một cơ sở xây dựng cơ bản, nhưng về vấn đề thu hút đầu tư thì dường như vẫn chưa có động thái gì. Đây là do nguyên nhân gì? Là muốn đi bước nào tính bước đó, lo lắng mình sẽ là con chim đầu đàn đỡ đạn, hay là cảm thấy tình hình Nam Đàm hiện tại đã rất tốt rồi, không cần phải củng cố thêm nữa?
Lời nói kia của Hạ Lực Hành xem ra không phải là bắn tên không đích. Bản thân mình lúc đó cũng chỉ là thuận miệng phụ họa... chứ không chú ý lắm. Nhưng tới hai huyện này xong mới ý thức được rằng tư tưởng muốn ổn định, làm từng bước, đợi người khác làm trước, mình nhìn rồi mới làm rất phổ biến. Những cán bộ dũng cảm đột phá, dám thay đổi thì dường như không có... Điều này cũng khó trách các cán bộ bên dưới, bị chìm đắm trong kiểu quan niệm này, làm sao có thể yêu cầu xa xỉ các cán bộ có thể thoát bỏ sự trói buộc này?
Nghĩ đến đây, Tôn Chấn liền không kìm nổi thở dài một hơi. Nếu muốn thay đổi diện mạo Phong Châu thì việc đầu tiên cần làm là thay đổi diện mạo tinh thần của cán bộ Phong Châu, mở rộng tầm mắt, suy nghĩ của họ. Mà muốn làm được điều này thì khá khó khăn và con đường còn xa xôi.
Phó ban thư ký Địa ủy kiêm Chủ nhiệm phòng Nghiên cứu Chính sách Cao Sơ thấy Tôn Chấn thần sắc buồn bực không vui, trong ánh mắt hơi có chút lo lắng thì cũng mơ hồ biết rằng vị Phó bí thư Địa ủy này trong lòng đang có suy nghĩ, liền nói:
- Phó bí thư Tôn, chuyện này có vội cũng không vội được. Bảy huyện của Địa khu Phong Châu chúng ta vốn là mấy huyện lạc hậu nhất, nghèo khó nhất địa khu Lê Dương. Về quan điểm, tư duy trong những vấn đề phát triển kinh tế này thì không thể cởi mở như sáu huyện phía bắc được. Hơn nữa sự đấu đá bên trong loại trừ bên ngoài rất mạnh mẽ. Tôi nói một câu không khách sáo, các cán bộ từ nơi khác đến muốn đứng vững ở mấy huyện này thì phải bỏ tâm sức, muốn tháo gỡ được cục diện thì cần phải có bản lĩnh mới được. Nếu như ngay lập tức muốn thay đổi cục diện hiện tại của Phong Châu, để quan niệm tư duy của các cán bộ này có sự chuyển biến lớn thì không hề thực tế. Có điều địa khu Phong Châu mới xây dựng, đây cũng là một thời cơ… Làm thế nào để lợi dụng được thời cơ này để thay đổi quan niệm, tư tưởng, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội... thì cần phải xem mấy người anh, Bí thư Hạ, Chủ tịch Địa khu Lý lập kế hoạch tính toán một phen.
Nghe thấy Cao Sơ nói như vậy, Tôn Chấn không khỏi mỉm cười nói:
- Anh Cao, tôi cũng biết muốn giải quyết trong chốc lát thì không thực tế, nhưng đi hai huyện rồi, thực sự là tôi có chút ngồi không yên.
Thời gian không đợi ai. Bí thư Tỉnh ủy Điền muốn đến Phong Châu chúng ta thị sát, chúng ta báo cáo công tác với Bí thư Điền thế nào đây? Chẳng lẽ gặp Bí thư Điền cũng chỉ nói đến hoàn cảnh khó khăn của Phong Châu, chỉ nói mong tỉnh ủng hộ. E rằng với tính cách của Bí thư Hạ thì cũng không thể làm được? Trong tỉnh sẽ nhìn nhận Địa ủy Phong Châu của chúng ta thế nào? Mình muốn tỉnh ủng hộ, không thành vấn đề. Nhưng ít nhất mình cũng phải đưa ra được một ý tưởng phát triển khả thi và phù hợp với tình hình thực tế chứ? Anh Cao, anh cũng thấy đấy, chúng ta tới huyện Song Phong và Phong Châu, tình hình thế nào? Huyện nào cũng chậm chạp như bò ra đường. Nếu như tôi nói một cách không khách khí thì những người này đều là ếch ngồi đáy giếng, không có chí tiến thủ, chỉ biết ngày nào hay ngày ấy. Như thế không khiến người ta sốt ruột sao được?
Cao Sơ là thư ký mà Hạ Lực Hành đưa từ thành phố Côn Hồ sang Địa ủy Lê Dương. Hai năm trước y làm Phó chánh văn phòng văn phòng Địa ủy Lê Dương, nhưng vẫn kiêm chức vụ thư ký của Hạ Lực Hành. Sau khi Phong Châu tách ra khỏi Lê Dương thì đến đảm nhiệm vị trí Phó ban thư ký kiêm Chủ nhiệm phòng Nghiên cứu Chính sách Phong Châu, cũng là một người được Hạ Lực Hành đánh giá tốt. Tôn Chấn và Hạ Lực Hành quan hệ tốt, mối quan hệ cũng ngày càng thân mật. Là thư ký của Hạ Lực Hành nên Tôn Chấn cũng đối tốt với Cao Sơ, vì thế nên nhiều câu nói rất thoải mái. Tôn Chấn cũng là một người có tính cách hào sảng của người phương Bắc, trước mặt Cao Sơ từ trước đến nay không che giấu điều gì, khiến Cao Sơ cảm thấy vị Phó bí thư Địa ủy tuổi xấp xỉ mình này rất hợp ý.
- Phó bí thư Tôn, chúng ta chia sự việc ra làm hai để xem xét. Giống như Nam Đàm, anh chẳng phải cũng nghĩ là có chút điểm sáng đó sao? Cũng hoàn