Hiện tại Lục Vi Dân đến rồi, tình hình không như nhau. Nhất là Lục Vi Dân nói với gã một cách rất quyết liệt là trong ba năm phải biến Oa Cố thành quận kinh tế lớn của toàn huyện, y lại càng giơ hai tay tán thành.
Đương nhiên, y ủng hộ quyết tâm của Lục Vi Dân, nhưng cũng có chút nghi ngờ. Mãi cho đến lúc Lục Vi Dân nêu ra ý tưởng lấy việc xây dựng khu chợ chuyên ngành dược liệu Đông y để huy động toàn quận gieo trồng dược liệu, lấy việc toàn quận phát triển gieo trồng dược liệu Đông y để thúc đẩy xây dựng thị trường dược liệu Đông y chuyên nghiệp, Chương Minh Tuyền mới xem như thật sự động lòng. Là một người sinh ra và lớn lên ở Oa Cố, đối với tình hình của Oa Cố Chương Minh Tuyền nắm rõ như lòng bàn tay. Việc Oa Cố làm thế nào mới có thể phát triển y cũng không biết đã hao phí bao nhiêu tâm tư suy nghĩ. Nhưng điều kiện của Oa Cố bày ra trước mặt, mọi người đều hô hào phải đi lên công nghiệp, phải làm xí nghiệp xã, thị trấn. Nhưng y lại biết nơi như Oa Cố này muốn làm xí nghiệp xã, thị trấn, cần người tài không có người tài, cần kỹ thuật không có kỹ thuật, cần thị trường không có thị trường, cần tài chính không có tài chính, anh muốn làm xí nghiệp xã, thị trấn kiểu gì?
Thời điểm Lục Vi Dân mới tới mặc dù không nói rõ và chắc chắn về phương hướng phát triển của Oa Cố, nhưng trong lòng Chương Minh Tuyền thật sự rất lo lắng Lục Vi Dân sẽ muốn làm xí nghiệp xã, thị trấn gì đó. Nhất là lo lắng đối phương sẽ giở trò gì ở quỹ hợp vốn của các xã, thị trấn. Ở điểm này Chương Minh Tuyền đặc biệt cảnh giác.
Lúc Chu Minh Khuê mới đến cũng nói cần phát triển xí nghiệp xã, thị trấn, không có tài chính, có thể nghĩ cách từ quỹ hợp vốn các xã, thị trấn. Kết quả là làm hai xí nghiệp mất hơn mấy trăm nghìn tệ, kết quả chỉ toàn bọt với nước, hai xí nghiệp không đến một năm đều tiêu tùng. Về sau Chu Minh Khuê lại có ý tưởng gì liền bị Chu Minh Tuyền kiên quyết phản đối. Cũng may sau này tâm tư của Chu Minh Khuê đều chuyển đến thân thể đàn bà, chuyện này mới xem như được gác lại.
Hiện tại Lục Vi Dân tập trung tư tưởng vào việc phải làm một khu chợ chuyên ngành dược liệu Đông y, thúc đẩy toàn quận gieo trồng dược liệu, điểm này Chu Minh Tuyền giơ hai tay tán thành. Nhưng xây dựng khu chợ này như thế nào, Chu Minh Tuyền trong lòng không tự tin. Nhất là ai tới làm, tài chính từ đâu mà ra, cái này cũng là điều khiến Chu Minh Tuyền có chút lo lắng. Chẳng qua nghe ý tứ của Lục Vi Dân là chính quyền dẫn đường nhưng không đứng ra đầu tư, chủ yếu là thu hút nhà đầu tư tới, chính quyền đưa ra chính sách cổ vũ và trợ giúp. Điều này mới khiến cho Chu Minh Tuyền nhẹ nhõm đi không ít.
Chỉ là có ai bằng lòng đến địa phương như Oa Cố này đầu tư làm khu chợ chuyên về dược liệu Đông y này thì Chương Minh Tuyền cũng chưa thấy hay lắm. Theo y thấy, đầu tư này có tính phiêu lưu không nhỏ, nhất là trên quy mô tài chính cũng không phải nhỏ. Cho dù Quận ủy có đưa ra chính sách cổ vũ, cũng vẫn rất khó thu hút nhà đầu tư đến, nhưng Lục Vi Dân dường như tin tưởng mười phần.
Lục Vi Dân chắc chắn là rất có lòng tin.
Tin tưởng bắt nguồn từ thời gian này tiến hành điều tra tìm hiểu đối với toàn bộ quận Oa Cố cùng với mấy quận phụ cận như của Thái Hòa, thậm chí của mấy huyện quanh vùng.
Hắn tốn không ít tinh thần và sức lực ở việc này, thậm chí không tiếc tận dụng quan hệ với Hạ Lực Hành, xin Hạ Lực Hành hỗ trợ có lời với sở Y tế tỉnh để lấy tư liệu cơ bản về việc gieo trồng dược liệu Đông y của tỉnh.
Toàn bộ khu vực Xương Nam cũng coi là vùng đất cơ sở có truyền thống gieo trồng dược liệu Đông y của tỉnh Xương Giang. Ngoại trừ có nhiều dược liệu hoang dại chính cống ra, ba loại cây thuốc truyền thống “hoàng bách, hậu phác, đỗ trọng” đều đã có lịch sử gieo trồng ít nhất mười năm trở lên, quy mô cũng không nhỏ. Mà việc gieo trồng những dược liệu như đan bì, quả dành dành, đan sâm, phục linh cũng bắt đầu phát triển ở thời kỳ trung hậu kỳ của những năm tám mươi. Chẳng qua là bị ảnh hưởng của nhân tố thị trường đã làm cho quy mô gieo trồng không thể mở rộng thêm một bước nữa. Mà hiện trạng ở Oa Cố chính là bức tranh thu nhỏ của tình hình gieo trồng dược liệu ở khu vực này.
Có thể nói vùng núi ruộng dốc nhiều đồng ruộng ít đã hạn chế con đường để nông dân bản địa tăng thu nhập. Làm thế nào để phá vỡ cục diện nặng nề này, Lục Vi Dân suy trước tính sau cảm thấy chỉ có thể tận dụng hai phương diện là khu chợ dược liệu Đông y và gieo trồng dược liệu này. Mà suy xét phát triển xí nghiệp xã, thị trấn như trước kia hoặc là nói mời hạng mục lớn nào đến đều là có phần không thiết thực.
Oa Cố muốn phát triển, chỉ có thể dựa vào những điều kiện có sẵn, chỉ có thể tận dụng những ưu thế hiện hữu. Mà suy trước tính sau, Lục Vi Dân cảm thấy chỉ có xây dựng khu chợ