Mười một
Cuối cùng Nhan Cẩn Dung cũng chả đợi được thêm miếng an ủi nào của biểu đệ cả... Vì hôm sau Đường Cần Thư đã đi xuống thôn công tác cùng với Huyện thừa đại nhân rồi, thậm chí đi vội đi vàng còn chả thèm báo cho gã tiếng nào, khiến Nhan Cẩn Dung giận dỗi tới độ đập vỡ chén trà...
Giữa mạng người và thất tình, đương nhiên mạng người quan trọng hơn, chứ thất tình có chết người đâu. Đấy chính là suy nghĩ của Đường Cần Thư.
Bởi vì lúc nửa đêm, có một đứa trẻ gầy gò ốm yếu chạy vội vã như điên trên đường, suýt nữa lăn ra chết vì kiệt sức vì rét cóng, khi tới nơi hắn dùng chút sức lực cuối cùng của mình mà gõ trống kêu oan rồi mới ngất lịm, khiến cả nha môn tỉnh giấc. Mọi người phải liên tục ủ ấm và đút cho hắn uống ít nước nóng mới có thể cứu hắn tỉnh lại, vừa tỉnh lại đã lập tức lên tiếng kêu oan - một vụ án cực kỳ nghiêm trọng, ít nhất ở huyện Đào Nguyên này coi như là nghiêm trọng.
Thôn họ Ngô, xa xôi cách trở phải cưỡi ngựa nửa ngày mới tới. Chú thím đã ra ở riêng giờ lại muốn cướp tài sản thừa kế của gia đình tuyệt tự kia, nên mai mối hứa gả lung tung, khiến cháu gái phải treo cổ tự vẫn.
Mặc dù cô gái đã được cứu sống, nhưng tạm thời hai kẻ nọ không có cách nào trói người tặng cho lão địa chủ già thôn bên cạnh làm thiếp, nhưng thấy chuẩn bị lại có án mạng xảy ra, đứa bé trai nhỏ thó tên là Vương Nghĩa kia sợ hãi lo lắng quá mới chạy bạt mạng đi gọi quan gia tới cứu mạng.
Đấy không phải chuyện đùa nữa rồi.
Văn Chiêu đế luôn chủ trương, một đồng lương bổng cho quan lại, phải thu được giá trị sử dụng nhiều hơn thế. Nếu cứ sợ dân chúng kiện tụng quen thói mà tránh né thế thì nha môn dùng để làm gì, chẳng thà dẹp luôn nha môn còn tiết kiệm được tiền lương. Với lại trong bộ luật triều Đại Yến làm gì có cái gọi là gia đình tuyệt tự?
Nói tới đây lại phải giải thích một chút vấn đề phân chia tài sản gia đình. Bộ luật Đại Yến chỉnh sửa mới nhất giải thích như sau: Con trai con gái đều có quyền thừa kế tài sản. Của hồi môn của con gái khi lấy chồng chính là tài sản mà cha mẹ chia cho, nên nhà chồng không được phép sử dụng lẫn hỏi tới, vì toàn bộ quyền sử dụng nằm trong tay cô gái đó. Khi cha mẹ qua đời, di sản được phân phối lần lượt cho các con theo thứ tự trưởng thứ lớn nhỏ theo luật thừa kế. Nếu không có con trai thì toàn bộ con gái còn chưa gả chồng sẽ chia đều với nhau thành của hồi môn. Còn nếu không hề có con trai lẫn con gái mới có thể nhận con thừa tự, qua kế một đứa con từ trong họ. Còn nếu không có con trai lẫn con gái mà cũng không nhận con thừa tự ấy à... đừng tưởng họ tộc có thể vui vẻ hưởng nốt tài sản nhé, mà là tịch thu lại làm tài sản của triều đình.
Thế nên vụ việc chú thím đã ở riêng từ đời trước giờ có ý định tranh đoạt tài sản định đoạt số phận ép uổng cô gái mồ côi kia tự vẫn, không khác nào cướp của gϊếŧ người đó ư... Chính là thành tích đó nha!
Đây chính là nguyên do vì sao Huyện thừa đại nhân không hề than thở cưỡi ngựa mệt mỏi mà vội vàng chạy tới. Và bởi vì trong chuyện này có dính dáng tới bé gái mồ côi, Đường quan nương có mặt nói chuyện sẽ tốt hơn, nên mới mang cô theo.
Quan trọng nhất đương nhiên là vì ở huyện Đào Nguyên này Đường Cần Thư là số một số hai về việc cưỡi ngựa rồi.
Kết quả là đoàn người vô cùng hoành tráng phô trương thanh thế cưỡi ngựa ào ào vào thôn Ngô gia, khiến làng trên xóm dưới đều xôn xao náo động. Ai mà ngờ được quan gia sẽ thật sự chạy tới hỏi tội để bênh vực cho cô gái mồ côi yếu đuối kia chứ, chưa từng có chuyện đó xảy ra bao giờ! Nhà đó tuyệt tự không phải hẳn là mồi ngon béo bở cho họ tộc làng xã chia chác lẫn nhau hay sao?
Đương nhiên là không phải. Mấy người hình như đã quên một điều, Văn Chiêu đế tuy nổi danh ngang ngược, nhưng từ đầu đến chân vẫn là một cô gái nhu mì hiền hậu (gì? nguyên văn là tiểu kiều nương hahaha :D) đó nha! Mấy người nói xem nếu có tranh chấp thì bà ấy sẽ bênh vực bên nào kia chứ?
Vụ án này quá đơn giản, chả có gì khó giải quyết. Huyện thừa đại nhân vốn rất máu me xử án thật to để tỏ rõ cái oai của bậc quan phụ mẫu, cơ mà cuối cùng Đường Cần Thư khuyên nên làm vừa phải.
Cô gái nhà họ Ngô kia còn phải ở lại sống tiếp ở thôn này, mười mẫu đất cha mẹ để lại cho cô cũng vẫn trong địa phận thôn Ngô gia. Bắt giam chú thím của cô để trách tội theo phép nước đương nhiên sẽ đã ghiền cho quan, nhưng quan đi rồi còn họ tộc ở đó, về sau còn phải nhìn mặt nhau mà sống.
Chi bằng thừa dịp này tuyên dương tuyên truyền bộ luật dân sự Đại Yến mới được hiệu đính chỉnh sửa kia, nhất là phần nội dung về luật thừa kế tài sản, lập thành tích giáo hóa văn minh tuyên truyền luật pháp, có phải là tốt hơn là một vụ án nho nhỏ thế này hay không nào.
Huyện thừa nghe xong chuẩn liền. Kết quả là yêu cầu cả thôn tụ họp lại để xử án, đầu tiên là mắng chú thím không biết thương con cháu, lính đâu đè ra đánh mỗi người mười gậy, cùng với phạt làm việc công ích chín mươi ngày. Sau đó yêu cầu thôn trưởng sửa ngay hộ khẩu khế đất tại chỗ, đổi tên chủ sử dụng nhà đất, khiến Ngô tiểu nương tử trở thành cô gái có của hồi môn nhiều nhất trong thôn Ngô Gia.
À còn lão địa chủ già khú ở làng bên ấy à? Quan đã có công văn đi hỏi rồi, câu trả lời là ông ta chỉ cho chú thím nọ vay tiền mà thôi, sao lại có hiểu lầm to lớn đến thế.
Tạm thời chưa hỏi tới cùng xem là hiểu lầm là lầm thế nào, cơ mà cùng với cao điểm liên tiếp trong câu chuyện xử án theo phép công này, là một bước ngoặt khá bất ngờ xảy ra.
Ngô tiểu nương tử sở hữu của hồi môn lớn nhất thôn Ngô gia kia, sau khi hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện vì sao quan xuất hiện, bèn cố nén thẹn thùng mà xin Đường quan nương làm bà mai, để tự gả mình cho cậu trai Vương Nghĩa kia.
Ái chà, Ngô tiểu nương tử này cũng không phải dạng vừa nha. Đường Cần Thư thầm khen trong lòng. Ai dám bảo mấy