Hai
Mặc dù hai nhà Đường Nhan là thông gia tốt của nhau, nhưng sau khi tới báo danh, Đường Cần Thư chỉ làm đủ lễ phép chào hỏi giữa thân thích họ hàng xa, chứ sau đó hoàn toàn không hề lui tới thêm gì cả.
Thế nào là thông gia tốt nhỉ? Nghĩa là không những hai nhà được liên kết bởi một mối hôn nhân, mà quan hệ giữa hai gia đình còn phải tốt đẹp thuận hòa, con trai con gái cũng có thể chơi đùa với nhau thoải mái không cần quá mức giữ kẽ... Nên nhớ điều này không phải dễ dàng trong bối cảnh các gia đình quý tộc thế gia lớn, luôn chú trọng việc trai gái quá bảy tuổi là không được ăn cùng một mâm ngồi chung một bàn.
Cha của Nhan Cẩn Dung và cha của Đường Cần Thư là chính là dạng chơi thân với nhau quấn quít như mật đổ thêm dầu vậy đó. Ông Đường tự xưng mình là nho tướng, ông Nhan thì vốn là văn nhân nhưng tự xưng võ nghệ cao siêu, trong lòng có ngàn binh mã. Trên thực tế, đấy là hai gã lông bông đầu óc hồ đồ, đánh nhau vỡ đầu rồi thân nhau cả đời từ nhỏ tới lớn, hai nhà do đó cũng chơi thân với nhau. Nếu không, anh cả của cô đã không cưới chị dâu nhà họ Nhan - hoàn toàn dựa vào mối thân tình thanh mai trúc mã này cả.
Có thêm mối liên hệ hôn nhân đó, dĩ nhiên hai gia đình càng thêm thân thiết. Từ khi Đường Cần Thư còn chưa biết đi vững đã quen Nhan Cẩn Dung hay đến nhà mình chơi rồi.
Theo lý mà nói, nếu đã là hai gia đình chơi thân với nhau, thêm một đôi thanh mai trúc mã nữa cũng tốt mà? Hồi đầu tiên khi hai đứa còn nhỏ, Đường Cần Thư quá đỗi yên lặng nên trong đám chị em họ hàng hoàn toàn không có gì nổi bật. Còn về sau khi cả lũ đều trưởng thành, chả hiểu sao lại loáng thoáng tin đồn rằng Nhan Cẩn Dung hình như có tính xấu gì đó... Thế là càng thêm chẳng có động tĩnh gì nữa cả.
Cái gọi là tính xấu ấy mà, Đường Cần Thư không biết có nên gọi là tính xấu hay không nữa. Gã anh họ xa không có quan hệ ruột thịt tí nào này của cô ấy à, hồi bé toàn thích chơi cùng các bé gái, lớn lên rồi, cũng chỉ thích chơi với các bé gái. Cái gọi là bé gái, nghĩa là chỉ các cô bé con mềm mại xinh xắn, chỉ từ bảy tuổi trở xuống mà thôi.
Còn "chơi", thì thật sự là chơi đùa ấy, hoàn toàn không phải mấy thứ này kia mà người ngoài nói bậy nói bạ đâu. Gã ta chỉ là thích ôm cô bé con một cái, rồi thì chơi dây hay đá cầu với bé con một chút, hay là chải đầu cho bé con này, hớn ha hớn hở bưng áo váy trang sức ra mà trang điểm phối đồ cho các bé con để ngắm cho đã mắt này...
Còn với đám con gái từ bảy tuổi trở lên ấy thì, gã vẫn đối xử một cách thật sự lễ độ nho nhã... nói cách khác là lạnh lùng khách sáo.
Thế là thôi, bị người ngoài loan truyền đồn nhảm loạn xì ngầu. Thích các cô gái mười mấy tuổi gọi là giai thoại phong lưu, chứ thích các cô bé gái sáu bảy tuổi thì sẽ bị gọi là bỉ ổi vô liêm sỉ, danh tiếng trở nên xấu xa hư thối.
Mặc dù cô biết sự thật cụ thể ra sao, cũng không phải là không đồng tình anh ta. Cơ mà cô biết nhà họ Nhan thiếu điều lo lắng tới trọc đầu nát gan nát ruột vì anh ta, nên việc gì cô phải nhào vào góp dầu vào lửa gây chuyện không đáng kia chứ?
Phải giữ kẽ thôi, không nên làm bừa.
Cơ mà, cô mới tới huyện Đào Nguyên chưa lâu, còn may có một ông anh họ ở đây làm chủ bộ, cho dù chỉ là quan cửu phẩm tép riu, cũng coi như là "có người quen làm ở trển" đi ha.Cô đâu phải đứa ngô nghê mới ngày đầu bước vào chốn quan trường, nên rất hiểu cái lẽ "Có người quen thì không sao, Người quen không có là sao tới liền". Nếu không đương yên đương lành cô bỗng được bổ nhiệm đến huyện Đào Nguyên, e là sẽ bị xa lánh khá lâu mới có thể hòa nhập với xung quanh được. Còn bây giờ, các đồng nghiệp của cô có thể vui vẻ hòa nhã nói chuyện, cấp trên không gây sự, thậm chí còn ưu ái mà phân công cho cô một khu nhà nhỏ có sân riêng ở phía sau nha môn... Đãi ngộ vô cùng tốt đẹp.
(Câu "Có người quen thì không sao, Người quen không có là sao tới liền", bạn editor chém gió từ câu nguyên văn "Có quan hệ thì không quan hệ, không quan hệ thì có quan hệ" mang tính chơi chữ nhẹ nhàng: không quan hệ = không sao, không việc gì; có quan hệ = có sao =)). Ý là có quan hệ quen biết thì không sao, còn nếu không có quen biết ở nơi công tác thì sẽ có sao :)) )
Tất thảy là nhờ việc cô có một ông anh họ làm chủ bộ.
Hơn nữa nghe đâu gã anh họ chủ bộ này còn rất khéo léo trong giao tiếp lẫn công việc, nên ngài Huyện lệnh vô cùng nể trọng, ngay cả Huyện thừa cũng không có trọng lượng bằng... Chỗ dựa cây cao bóng cả đến thế, vô cùng đáng giá được đối xử một cách chu đáo lễ độ, ngày lễ ngày tết là phải lễ lạt này kia.
Tuy mới vào nha môn huyện, nhưng ít ra cô hoàn toàn không khiến cái "cây cao bóng cả" kia phải mất mặt.
Mặc dù vị quan nương họ Đường này không giống hai cô nữ lại ở nha môn hồi trước - người ta chỉ làm công việc giấy tờ nhẹ nhàng, mỗi lúc uống trà là phải nhón tay vén áo dịu dàng tao nhã - còn cô thì nhanh chân nhanh tay, lại còn thông minh lanh lợi. Nên ban đầu họ chỉ coi cô như một kẻ chạy chân vặt vãnh mà sai bảo. Ai dè cô lại tỏ ra vô cùng có ích.
Mấy chuyện lặt vặt khắp các ban bộ sáu tào, việc gì cô cũng có thể làm, cái gì cũng hiểu rõ rành mạch, đã thế còn không ngại ra ngoài công tác, bảo đi là đi ngay được. Chỉ thế thôi đã khiến cho người ta thích rồi, hơn hẳn đám toan nho cậu ấm bảo làm gì cũng càu nhàu "nhục nhã, mất mặt" kia.
(Sáu tào hoặc sáu ty: cơ cấu sáu ngành trực thuộc tất cả nha môn hành chính châu quận huyện ngày xưa (thời Hán, Đường trở đi), bao gồm công, thương, hộ, binh, pháp, sĩ. Công tức các nghề thủ công, công nghiệp, thương tức thương nghiệp kinh tế, hộ tức quản lý hộ khẩu, binh tức quản lý binh lính, pháp tức quản lý luật pháp, pháp điển, sĩ tức quản lý các kẻ sĩ, việc học hành, thi cử...)
Một việc khác càng khiến cho người ta vỗ tay khen ngợi, ấy là có lần cô ra ngoài làm việc với đám bộ khoái để điều tra một vụ trộm cướp. Ai dè bộ đầu có mắt lửa ngươi vàng như lão Tôn, phát hiện ra đám trộm cướp lại đứng trong đám người đứng ngoài vây quanh hóng hớt. Ai mà ngờ chứ, lúc tên đầu sỏ suýt nữa thì chạy thoát, cô nàng quan nương phụ trách ghi chép này lại vung đao trong tay, lao ra như một tia chớp mà quật ngã tên đó rồi nhanh chóng phi người lên ngựa đuổi theo như bay đập lia lịa đám lau nhau đang định tẩu thoát, bắt gọn cả đám nên cả đội lập công lớn.
Đã thế người ta còn vô cùng khiêm tốn, trong công văn câu nào câu nấy đều nghiêm túc khen ngợi đội ngũ bộ khoái rồi thì bộ đầu giỏi giang, còn công lao của chính mình thì chỉ lướt thoáng qua vài chữ mà thôi.
Muốn văn có văn, muốn võ có võ, tính tình lại rất là tốt bụng. Người như thế, từ cấp trên tới đồng nghiệp ai mà chả thích? Sau đó, lại có người từ huyện Sơn Câu tới chơi, hỏi thăm vài câu mới biết vị quan nương này cực kỳ nổi tiếng ở vùng đó. Thậm chí cấp trên cũ của cô ấy, Bành tri huyện có thể thăng chức thuận lợi thật ra là cũng nhờ có cô ấy hỗ trợ cả.
Huyện Sơn Câu là chỗ như thế nào? Cái huyện nhỏ tí như mắt muỗi, thuộc tầng lớp thấp của thấp, thật sự thuộc về vùng sâu vùng xa núi cao đèo sâu, nghèo rớt mùng tơi, đến mức cả cái huyện chỉ có một hai con phố, cả cái huyện chỉ có hai người có ngựa để cưỡi là Huyện lão gia và cô quan nương họ Đường này. Cái loại địa phương chó ăn đá gà ăn sỏi ấy, trừ Huyện lão gia ra còn thì toàn bộ bộ máy vận hành từ huyện thừa tới chủ bộ đều 'khuyết danh' hoặc là 'kiêm chức' vì chẳng ai muốn đến. Chức quan còn thiếu thốn đến vậy nói gì đến chức lại, chỉ có hai chữ để miêu tả: "thê thảm"!
Huyện lão gia cùng lắm là cầm được cây chổi quét dọn hót rác, đã là bận đến cuống quýt quay cuồng. Nên Đường quan nương thuận tay hay việc toàn bộ sáu tào âu cũng là điều bắt buộc - Huyện lão gia chỉ đọc được mấy chữ viết to rõ ràng, kiểu như chữ trên hoành phi cửa phòng cửa nha môn ấy, trong khi cô là kẻ duy nhất