- Hai bọn họ đã nhẫn nhịn lâu rồi và không kiềm chế được. Nhưng ngày trước chẳng có ai cho họ cơ hội nào cả.
Nên giờ khi thấy Diệp Phàm đến chính là hy vọng đối với họ. Nhưng hai người phải đối xử khác nhau. Lâm Cường là chủ tịch Địa khu, là một nhân vật có tiếng trong hai nhân vật ở địa khu, đương nhiên là muốn đấu tranh một phen. Nhưng hai năm nay anh ta đều không sống yên. Anh ta không chỉ đơn độc trong hội ủy viên địa phương mà trong địa bàn của mình anh ta còn phải xem xem chuyên viên Trương thế nào nữa, ha ha…
Nói đến đây Lý Thái Lượng cười, uống chén trà rồi lại nói:
- Còn nữa, chẳng có đến một đồng chí nào tình nguyện làm việc đó.
Còn Chu Xương Trung lại không như thế. Ông ta là người Phong Châu chính gốc, cũng có tuổi rồi, có thể là nghĩ muốn lùi về tuyến hai rồi. Ông ấy thật sự muốn làm việc cho Phong Châu.
- Nhưng ông ta lại có vấn đề về mặt tư tưởng, Thái Lượng tôi không phải làm việc vì Phong Châu sao? Chỉ là phong cách làm việc không giống nhau mà thôi.
Chúng ta có thể cùng bàn bạc với nhau mà. Thái Lượng tôi không phải là người không biết nói lý. Lại muốn làm con thiêu thân bên Diệp Phàm.
Người này không phải anh nói là tuổi đã cao, không có hy vọng? Như vậy tốt, chúng ta sẽ sớm cho ông về, về hưu giữ sức, về ôm cháu đích tôn.
Nói đến đây Thái Lượng lại cười một cách bí hiểm.
- Diệp Phàm điểm danh, bảo anh ta tối đi tiếp khách.
Trương Yểu nói câu này mà tinh thần có vẻ phức tạp, thực ra, còn có chút đố lỵ nữa.
Thực ra đương nhiên có chút ghen ghét rồi. Dù gì Diệp Phàm cũng là trợ lý của Chủ tịch tỉnh. Mà bên cạnh lại còn có một Phó trưởng ban thư ký tỉnh – Vạn Đạt Thành theo.
Người này mới là thân tín của bí thư La. Có thể tiếp cận với Vạn Đạt Thành tức là đã tiếp cận được vòng xoáy của bí thư La. Sự việc tốt như vậy đến thằng ngốc cũng nghĩ được.
- Anh ta nghĩ tất cả cán bộ của Phong Châu đều là bất tài sao? Nếu nhà họ Hoa mà dễ như vậy thì tôi đã làm rồi. Tư tưởng lão già đó thuộc về thời kỳ đồ đá nhà Thanh. Cổ hủ, não của ông ấy đã định dạng rồi, một khi hình thành loại tư tưởng nào đó thì sẽ tìm ra, còn khó hơn cả thu phục một đất nước.
Thái Lượng thản nhiên nói.
- Bí thư Thái, rốt cuộc chúng ta sẽ có thái độ thế nào về việc Diệp Phàm thu hút đầu tư, anh cho một chỉ thị đi.
Trương Yểu nói.
- Anh ta muốn thu hút đầu tư cho Phong Châu chúng ta không phản đối, nhưng không thể gây sức ép ở Phong Châu.
Thái Lượng nói.
- Tôi hiểu rồi.
Trương Yểu gật đầu.
- Để xem anh ta muốn gây sức ép thế nào?
Thái Quy Điêu nói tới đây rồi nhìn Thái Lượng, có chút lo lắng, nói:
- Tôi không hiểu Tỉnh gọi anh ta đến làm gì? Chắc chắn Tề Chấn Đào muốn anh ta làm gì đó, mà Bí thư La cũng có ý vị gì đó.
- Ý vị sâu xa, nói hay lắm. Chứ nếu không đã không để Vạn Đạt Thành cùng đến.
Nét mặt Thái Lượng đột nhiên trầm lại.
- Chúng ta phải làm cho họ đến thì dễ mà phải bò về mới được.
Thái Quy Điều cắn đầu thuốc lá, bóp tay nói.
Đến giờ cơm tối, Thái Lượng mời Diệp Phàm và Vạn Đạt Thành cùng ăn, hai bên đang nói chuyện phiếm trên bàn tiệc. Nhìn qua trông có vẻ rất hòa thuận, vui vẻ.
Sau bữa cơm tối, về nghỉ ngơi. Diệp Phàm, Vạn Đạt Thành và Chu Xương Trung vùng những người đi theo tiến thẳng về nhà họ Hoa.
- Trợ lý Diệp, nhà họ Hoa ở Nguyệt Hồ.
Trên xe, Chu Xương Lâm nói.
- Nguyệt Hồ, cái tên này có vẻ như một nơi rất tuyệt phải không?
Diệp Phàm cười nói.
- Đúng là một nơi rất tuyệt vời, nếu trừ nơi sản xuất của nhà họ Hoa còn quá cũ ra thì còn lại nhà họ Hoa đều rất đẹp.
Và đó cũng là do Hoa Đông Thành luôn giữ một tư tưởng không thay đổi. Vì thế từ cuối thời nhà Thanh đến nay cơ sở vật chất của nhà họ Hoa đều không có gì thay đổi lớn.
Vẫn còn giữ được phong cách của khu dân cư thời nhà Thanh. Trừ phi bất đắc dĩ, Hoa Đông Thành không cho phép người trong nhà tùy tiện động vào khu nhà cũ ấy.
Chu Xương Trung cười nói.
- Nghe nói nhà họ Hoa rất rộng phải không?
Vạn Đạt Thành cũng chen vào hỏi.
- Vâng, khuôn viên chừng 4, 5 dặm. Ở giữa đẹp nhất là Nguyệt Hồ, vì hồ có hình dáng như mặt trăng nên gọi là Nguyệt Hồ.
Thực ra lấy nhà họ Hoa làm trung tâm, đã hội tụ được vài nghìn người, giống như một trấn nhỏ. Trong đó 90% là người họ Hoa. Còn những người không mang họ Hoa đều là người làm công cho nhà họ Hoa trước kia. Những người họ Hoa kia ít nhiều đều có quan hệ thân thích với nhau. Nếu ngược về mấy trăm năm trước, có thể sẽ là cùng một họ mà ra.
Sau này con cháu sinh sôi nảy nở, gia tộc càng ngày càng rộng lớn. Cộng thêm những người họ Hoa ra ngoài phát triển, như vậy người nhà họ Hoa cũng không dược hai mươi nghìn người.
Chu Xương Trung nói.
- Nói như vậy chắc chắn nhà họ Hoa sẽ có thế lực ở Phong Châu?
Mễ Nguyệt cũng không kìm nổi, hỏi.
- Điều đó là đương nhiên rồi. Ngày trước nhà họ Hoa là nơi mà quan của phủ Phong Châu đến nhận chức đều phải đến hỏi thăm. Bởi vì nhà họ Hoa có bậc đế vương Ngự Tứ, các quan đến đều phải mang đại lễ đến hỏi thăm. Mà nhà họ Hoa còn nổi tiếng về ngành da thuộc, có tiền, và cũng có vài người làm quan.
Chu Xương Trung cười nói.
- Hiện tại người nhà họ Hoa có còn trong thể chế, làm cán bộ cấp cao không?
Diệp Phàm thuận miệng hỏi.
- Có, người này tên là Hoa Mãn Lương. Ông ta là con trai cả của Hoa Đông Thành, năm nay chừng gần 40 tuổi, khoảng 38. Ông ấy là Phó vụ trưởng vụ thủy lợi nông thôn của Bộ nông nghiệp. Còn nói về cán bộ khác cấp sở trở xuống thì còn có vài người nhưng phân bổ không giống nhau, tôi cũng không rõ.
Chu Xương Trung nói.
- Như vậy không phải tốt sao, kênh Thiên Phong không phải cũng
thuộc phạm trù xây dựng thủy lợi nông nghiệp sao, gần quan lại được ban lộc rồi. Hoa Mãn Lương là người Phong Châu, thế lực của ông ấy, lấy ra chút tiền chắc không vấn đề gì. Không biết ông ấy sẽ cho được bao nhiêu?
Diệp Phàm cười nói.
- Một đồng cũng không cho.
Chu Xương Trung hừ nói.
- Như vậy thì thật quá đáng, lẽ nào rời khỏi nhà là quên mất quê hương sao?
Mễ Nguyệt cũng xen vào nói.
- Không phải là nguyên nhân đó.
Chu Xương Trung khẽ lắc đầu, nhìn Mễ Nguyệt rồi nói:
- Gần đây ông ấy không có thời gian, không phải là không cho. Nghe nói Phó vụ trưởng thường vụ bên nhân sự đột ngột chết nên ông ấy chỉ lo việc này.
- Vậy cũng đúng, bên nhân sự là bộ phận quan trọng, là bộ phận mà các đồng chí trong ban ngành phải chú ý. Quyền nhân sự rất lớn mà, cũng giống như ban tổ chức. Các anh cũng thật xui xẻo, không ngờ Hoa Mãn Lương lại gặp chuyện này, người ta lo thân còn chưa xong, làm gì còn tâm trạng mà lo cho việc của các anh. Bằng không, đưa ra mấy chục triệu cũng không khó gì.
Vạn Đạt Thành cảm thán nói.
- Đúng, chủ tịch địa khu Lâm có đến thủ đo tìm ông ta mới biết việc này như vậy. Chủ tịch Lâm cũng ngại không nói nhiều, chỉ sợ người ta lại sinh ghét.
Chu Xương Trung có chút nuối tiếc, lắc đầu nói.
- Anh ta không nói hy vọng thuyết phục Hoa Mãn Lương là bao nhiêu sao?
Diệp Phàm giật mình, cảm thấy đây không chừng lại là cơ hội làm cảm động nhà họ Hoa. Với gia tộc như nhà họ Hoa chắc chắn cũng sẽ coi trọng thân phận của người làm cán bộ trong gia đình. Nếu có thể giúp Hoa Mãn Lương lên trên, rồi để ông ấy nói với cha Hoa Đông Thành. Việc này chắc chắn hơn cả trò khua môi múa mép của hắn.
Nhưng Diệp Phàm cũng hiểu tính cạnh tranh của vị trí quan trọng này. Mà Hoa Mãn Lương nguyên là một cán bộ cấp Phó giám đốc sở, nếu muốn để ông ấy lên vị trí Phó vụ trưởng thường vụ bộ phận nhân sự của bộ thủy lợi, trước hết phái để ông ấy lên cấp Giám đốc sở.
Giám đốc sở và Phó giám đốc sở là một cánh cửa kiên cố. Mặc dù chức phó cụ trưởng thường vụ chỉ là đánh bóng của chức Giám đốc sở nhưng cấp bậc lại ở trên.
- Việc này không rõ ràng, đây là việc của người trong bộ, làm gì có chỗ cho các đồng chí ở địa phương chúng ta?
Nhưng ngẫm lại cảm thấy cơ hội không phải lớn. Cạnh tranh rất kịch liệt, các bộ phận ở thủ đô đều ẩn chứa những con hùm lớn.
Một Phó vụ trưởng ít nhiều cũng phải giương mắt lên. Nếu không có đủ quan hệ mạnh mẽ thì không thể nhìn nổi. Nhà họ Hoa có tiếng vang ở Phong Châu, nhưng ngoài Phong Châu ra, nói ngay như Đồng Lĩnh cuãng có mấy người biết được họ.
Chứ chưa cần nói đến Tấn Lĩnh, và Bắc Kinh. Nghe nói cái chức của Hoa Mãn Lương ngày trước nhà họ Hoa đã phải bỏ ra sức ra rất nhiều.
Mà phải có vận may thì mới được lên như vậy. Vì thế mà họ vẫn khoác cái áo như từ thời nhà Thanh đến nay.
Nghe nói chiếc áo đó đã do một quý nhân trong cung mặc. Sau áo cũ, đúng lúc người nhà họ Hoa làm xong áo da mới mang vào thành, nên người này đã thưởng cho nhà họ Hoa.
Đã được cất giữ gần 200 năm nay. Nghe nói sau khi tặng chiếc áo này, Hoa Đông Thành đã quỳ trước bài vị tổ tiên và khóc suốt nửa ngày.
Ông ta vẫn thường xin được trị tội với tổ tông.
Chu Xương Trung nói.
- Hoa Đông Thành đúng là một con người đặc biệt.
Diệp Phàm gật đầu. Trong lòng cũng trầm lắng hơn, cảm thấy để hạ được ông già ngoan cố này xem chứng quá khó.
Vốn nghĩ muốn giúp Hoa Mãn Lương có thể nói được Hoa Đông Thành không, nhưng giờ thấy đang từ 50% xuống còn có 10% thôi.
Bởi vì Hoa Đông Thành quá ngoan cố. Vì con mà tặng đi chiếc áo thề mà phải xin được trị tội với tổ tông, người như vậy mà nói ông ta nghe theo con trai cũng sẽ rất khó.
Không lâu sau xe đã đến nhà họ Hoa, đúng là y như lời Chu Xương Trung nói. Phạm vi của Nguyệt Hồ phải đến 2 dặm.
Xung quanh Nguyệt Hồ có nhiều nhà dân cổ, lấy đá làm thành nhà 4 gian là chủ yếu. Nhà cao nhất có 3 tầng, còn đa phần là nhà 2 tầng.
- Trợ lý Diệp, ở vị trí chính giữa hướng bắc là nhà họ Hoa. Tòa nhà 3 tầng kia chính là nơi Hoa Đông Thành ở.
Còn nhà ở phía nam kia là nhà xưởng của nhà họ Hoa. Để tiện cho việc quản lý xưởng, nhà họ Hoa đã làm riêng một cây cầu đa để đến xưởng.
Chúng ta cứ đi theo chiếc cầu đá này sẽ đến nhà họ Hoa.
Chu Xương Trung cười chỉ đến cây cầu nói.
Bây giờ cũng đã là buổi tối nên hai bên cầu sẽ có hai hàng đèn đường rất đẹp.
Nhưng đèn đường này toàn là đèn lồng màu đỏ. Không mang tính hiện đại, nhìn vào thấy không khí vui mừng. Điều này phù hợp với tính khí cổ hủ của Hoa Đông Thành.
Cầu đá đó đều làm từ những phiến đá, rộng khoảng 3 mét. Do rất nhiều phiến đá hợp thành. Nghe nói thời nhà Thành còn có thể cho xe ngựa và kiệu qua.
Đến gần xem mới thấy thú vị, cái thú vị nhất là phần lan can với những phiến đá ngang dọc.