- Công tử, chúng ta tới nơi rồi!
Nghe tiếng Bao Bọc Vàng từ đằng trước vọng lại, lúc này Trần Tĩnh Kỳ mới chịu mở đôi mắt. Hắn che miệng ngáp dài, chậm rãi bước xuống xe. Theo sau, Tiểu Uyển, Chiêu Thanh, hai thị nữ cũng nhanh chân đi xuống. Ngó thấy Mục Chân vẫn chưa có dấu hiệu muốn đứng lên, Trần Tĩnh Kỳ mới nghi hoặc:
- Mục Chân, ngươi không định xuống sao? Chúng ta tới nơi rồi.
Mục Chân cắn nhẹ bờ môi, cúi nhìn chân mình:
- Nô tì... không đứng lên được.
- Không đứng được? Tại sao lại không đứng được?
Advertisement / Quảng cáo
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Còn hỏi? Đây còn không phải do công tử ngài ban tặng cho ta?
Từ sáng tới giờ, cả một quãng đường dài đôi chân của Mục Chân nàng bị Trần Tĩnh Kỳ hắn đem ra làm cái gối, hiện tại đã tê cứng luôn rồi, làm sao mà đứng lên được nữa chứ?
- À, ta hiểu rồi...
Trần Tĩnh Kỳ che miệng hắng một tiếng, bảo Tiểu Uyển và Chiêu Thanh tới dìu Mục Chân; phần mình, hắn xoè quạt, cùng Bao Bọc Vàng, Hứa Bân, Bao Tự tiến đến cổng phủ Thứ sử Hà Nam.
Dựa vào công văn truyền đi trước đó, cũng như tấm kim bài mà Lý Long Tích đã đưa cho, nhóm người của Trần Tĩnh Kỳ không gặp phải chút trắc trở gì, được Thứ sử Hà Nam là Lưu Đình Bửu đón tiếp rất nhiệt tình, nơi ăn chốn ở cũng được bố trí hết sức chu toàn.
Sau khi ổn định, Trần Tĩnh Kỳ liền chiếu theo sự ủy thác của Lý Long Tích, lập tức tìm Lưu Đình Bửu và các quan viên cấp dưới, nhanh chóng nắm bắt tình hình bạo loạn ở Hà Nam, từ đó sẽ đưa ra biện pháp giải quyết.
Sổ sách ghi chép rõ ràng, Lưu Đình Bửu và các quan viên cấp dưới cũng hoàn toàn phối hợp nên chả hao tốn bao nhiêu thời gian thì Trần Tĩnh Kỳ đã thấu hiểu nguồn cơn. Thì ra, bạo loạn xảy ra là bởi do mâu thuẫn giữa quan phủ huyện Thanh Chương và dân chúng ở đấy. Căn cứ tài liệu điều tra mà Lưu Đình Bửu đang nắm giữ thì trong thời gian tại chức, Cao Văn Thái - Tri huyện Thanh Chương - đã lợi dụng quyền hành hà hiếp, bóc lột lương dân, cấu kết với bọn cường hào ác bá chiếm đoạt của dân, khiến cho người dân căm phẫn, từ đấy mới đưa đến tình trạng bạo loạn.
Chỉ là...
Sau khi Trần Tĩnh Kỳ tự mình đi đến tận nơi xảy ra bạo loạn là huyện Thanh Chương để khảo sát điều tra thì hắn thấy tràng cảnh cũng không giống như mình đã mường tượng. Nó chẳng nghiêm trọng tới mức khiến cho triều đình phải lo lắng.
Lại nói, trước khi nhóm người của hắn đặt chân tới Hà Nam thì tình hình đã được Thứ sử Lưu Đình Bửu kiểm soát rồi. Tri huyện Cao Văn Thái đã bị cắt chức, tống giam, đám cường hào ác bá cũng cùng chung số phận; trong khi dân chúng Thanh Chương, những kẻ đáng phạt đã phạt, những ai đáng được đền bù thì cũng đã đền bù. Nói cách khác, cuộc bạo loạn ở Thanh Chương, nó đã được Lưu Đình Bửu xử lý thoả đáng.
Như vậy, Lý Long Tích kêu Trần Tĩnh Kỳ hắn tới đây để làm gì? Căn bản là không cần thiết!
...
Đêm khuya, tại phủ Án sát sứ, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Bọc Vàng ngồi trong phòng bàn luận. Xem xét các tài liệu, trao đổi hồi lâu, cuối cùng Bao Bọc Vàng thở ra một hơi, nhận định:
- Công tử, xem ra Vũ vương và Hoàng hậu Triệu Cơ lại đang muốn thử ngài rồi.
Trần Tĩnh Kỳ bình thản mỉm cười. Trước khi khởi hành đến Hà Nam, trong lòng hắn cũng đã sớm đoán được chuyện bạo loạn Hà Nam này có ẩn tình.
- Công tử, bây giờ chúng ta nên làm gì?
Trần Tĩnh Kỳ rót thêm một chén trà, bảo:
Advertisement / Quảng cáo
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
- Lý Long Tích chẳng phải muốn chúng ta khảo sát dân tình, ổn định nhân tâm quận Hà Nam này sao? Chúng ta cứ theo đó mà làm.
- Thế nhưng tình trạng bạo loạn ở Hà Nam đã được Thứ sử Lưu Đình Bửu xử lý ổn thoả.
- Chuyện thế nào chúng ta cứ báo lại thế ấy, ngày mai ta sẽ viết một bản báo cáo gửi về kinh thành. Nhưng thiết nghĩ Lý Long Tích chẳng quan tâm lắm đâu.
- Công tử, ngài nghĩ có khi nào...?
- Không có khả năng.
Tuy Bao Bọc Vàng chưa nói hết ý nhưng Trần Tĩnh Kỳ vẫn dễ dàng đoán ra, lập tức lắc đầu phủ định.
- Hiện nay dưới trướng Lý Long Tích không có mưu sĩ nào đủ năng lực để đối đầu với Hứa Bỉ và Tào Tất An, Hoàng hậu Triệu Cơ đương nhiên cũng phải nhận ra điều đó. Triệu Cơ nàng và Lý Long Tích nhất định hiểu được giá trị của ta... Lão Bao, không cần lo lắng, cùng lắm một hai năm chúng ta sẽ lại được triệu về kinh thành thôi.
Trần Tĩnh Kỳ tự tin khẳng định điều đó. Hắn biết bản thân vẫn đang trong quá trình thử thách. Hoàng hậu Triệu Cơ, và có thể là cả Hạng đế, bọn họ đối với hắn hẳn vẫn còn điều nghi ngại.
...
Thứ sử Hà Nam Lưu Đình Bửu là người rất có năng lực, chỉ trong một thời gian ngắn
đã giải quyết triệt để vấn đề bạo loạn, chức quan Tri huyện đã được bổ nhiệm, tình hình trị an cũng nhanh chóng được thiết lập chu toàn. Ở trong quá trình này Trần Tĩnh Kỳ cũng có tham gia, song là... góp mặt cho đủ nhân số quan viên vậy thôi.
Nhiệm vụ đã hoàn thành, theo lý Trần Tĩnh Kỳ hắn nên được triệu hồi về kinh, nhưng không, Lý Long Tích cho người truyền tin, bảo hắn hãy tiếp tục lưu lại Hà Nam, phòng ngừa biến sự phát sinh.
Đối với chỉ thị này của Lý Long Tích, Trần Tĩnh Kỳ chỉ cười nhạt. Hắn sớm đã chuẩn bị tâm lý rồi.
...
Trên cương vị Án sát sứ, Trần Tĩnh Kỳ có nghĩa vụ trông coi việc hành chính, kiện tụng, tư pháp, phong hóa, kỷ cương trên địa bàn quận Hà Nam. Thoạt nghe thì công chuyện nhiều lắm, nhưng trên thực tế, hắn làm chả có bao nhiêu hết. Tất cả đều đã được những quan viên cấp dưới của quận Hà Nam xử lý ổn thoả rồi.
Trần Tĩnh Kỳ hắn sống ở đất Hà Nam này, phải nói rất là nhàn hạ, lấy năm chữ "ngồi mát ăn bát vàng" để ví von hắn thực cũng chẳng sai đằng nào. Mà, những kẻ sống an nhàn như vậy, thường sẽ dễ trở nên bê tha, phai mòn ý chí. Lúc mới đầu, Bao Bọc Vàng đã âm thầm lo ngại điều đó; nhưng rồi theo thời gian trôi qua, hắn biết là bản thân đã lo lắng dư thừa. Trần Tĩnh Kỳ, chủ tử của hắn không có ưa thích hưởng thụ tới như vậy. Trong những lúc rảnh rỗi, thay vì đàn đúm nhậu nhẹt, chơi bời hoang phí thì Trần Tĩnh Kỳ đã đích thân ra ngoài thị sát.
Đừng nghĩ chỉ cưỡi ngựa xem hoa, ngó nghiêng hời hợt, kỳ thực Trần Tĩnh Kỳ quan sát kỹ lắm, nhiều lúc còn tự đi gặp dân chúng để tìm hiểu ngọn nguồn nữa. Phong hoá, kỷ cương, tư pháp, tình hình dân sự nói chung, phàm có biến động, hễ gặp những điều mới lạ là y như rằng hắn lập tức nán lại nhìn xem. Xem xong, chừng khi hiểu rõ, hắn sẽ liền ghi chép vào trong sổ, làm tư liệu. Dần dà, đối với các lễ nghi, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của dân chúng Hà Nam, Trần Tĩnh Kỳ hắn đã nắm bắt được rõ ràng; qua đó, tri thức của hắn càng được đề thăng, sự hiểu biết lại tăng thêm một bậc.
Có đáng hay không ư?
Advertisement / Quảng cáo
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Nếu có ai hỏi Trần Tĩnh Kỳ một câu như vậy, hắn sẽ cười mà bảo rằng: "Rất đáng."
Những bậc trí thức khác nghĩ sao không biết, nhưng riêng với Trần Tĩnh Kỳ, hắn quan niệm dân là nước, sức dân như sức nước, nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Một đất nước muốn tồn tại thì phải lấy dân làm gốc. Dân là nguồn sức mạnh to lớn của mỗi quốc gia, nếu thuận lòng dân thì đất nước mới tồn tại lâu bền được. Có chăm lo tốt cho đời sống nhân dân thì cuộc sống nhân dân mới ổn định, phát triển, đất nước mới văn minh và tiến bộ. Dân giàu thì ắt nước mạnh, dân chống đối là biểu hiện của một nhà nước sắp suy tàn, sụp đổ. Đất nước phát triển là nhờ dân phát triển, nếu lòng dân không yên thì đất nước xem như đến hồi diệt vong...
Nay, Trần Tĩnh Kỳ hắn mỗi ngày đều đi thị sát dân tình, tìm hiểu phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của dân chúng, đối với dân không phải càng gần hơn, hiểu hơn? Khi hắn đã thấu được lòng dân, viết ra sách lược cai trị còn khó, khai thác sức dân lại chẳng trở nên dễ dàng?
Có câu nói "Đọc ngàn cuốn sách không bằng đi ngàn dặm đường, đi ngàn dặm đường không bằng gặp được ngàn người". Cái việc thị sát dân tình, tìm hiểu phong hoá mà Trần Tĩnh Kỳ đã và đang làm đây, nó rất ý nghĩa, đem lại lợi ích rất lớn, giúp cho bản thân hắn có thể vạch ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, sát với tình hình thực tiễn, từ đó củng cố, nâng cao giá trị của chính bản thân mình...
Lại nói, trong quá trình quan sát, tìm hiểu này, thỉnh thoảng Trần Tĩnh Kỳ cũng gặp được những con người, những sự việc rất thú vị. Chính chúng đã tô điểm cho cuộc sống ở đất Hà Nam của hắn thêm phần phong phú.