Trời mới tờ mờ sáng, người nấu cơm đã tới rồi, sân nhỏ yên lặng cả đêm mới lại có nhân khí.
Trang Hiểu Sanh đứng ở trước cửa, nhìn ánh bình minh phá vỡ hắc ám rọi ánh rạng đông vào sân sinh ra cảm giác như đang mơ, dường như trong cái sân này ban ngày cùng đêm tối thuộc về hai cái thế giới khác biệt. Chị không biết Nhị Nha có phải bởi vì cái gọi là "phải đợi ông trở về" mà gắng gượng, ban đêm Nhị Nha vô cùng hoạt bát, đôi mắt đó sáng sủa hết sức bắt mắt, đến khi tiếng gà gáy vang lên, có lẽ là biết một đêm này đợi ông không về, cả người đều uể oải, đến lúc trời mới hửng sáng, người cũng đã úp sấp ngủ ở trên bàn rồi.
Nhị Nha là đứa con thứ hai sinh đẻ vượt quy định.
Lúc chị còn nhỏ, trong nhà chỉ có một đứa con gái là chị, cha mẹ luôn cảm thấy bất an khi chỉ có một đứa con gái, luôn muốn sinh thêm một đứa. Đến năm đó chị chín tuổi, mẹ chị rốt cuộc mang thai. Đó là khi thập niên 90 kế hoạch hóa gia đình bắt rất chặt, trong nhà vì muốn thêm một đứa nhỏ, mẹ chị trốn ở nhà cũng không dám ra khỏi cửa, cũng không dám gặp mọi người. Ông nội mất, trong nhà xử lý tang sự, thân bằng hảo hữu mười dặm tám thôn, láng giềng trong thôn đều đến, mẹ của chị bụng lớn tám tháng rốt cuộc giấu không được. Đợi tang sự của ông nội chị qua đi, người kế hoạch hóa gia đình đến tận cửa. Trong nhà nghèo, thời điểm xử lý tang sự của ông nội cũng đã đem bán con heo duy nhất đáng giá, vẫn thiếu nợ, lúc người kế hoạch hóa gia đình đến cửa, trong nhà đã không bỏ ra nổi một xu tiền cũng không mượn được tiền đi nộp khoản phạt sinh đẻ vượt quy định. Ngày đó chị tan học về nhà, đã thấy ba mẹ khóc xin, cuối cùng mẹ chị bị người kế hoạch hóa gia đình cưỡng ép lôi đi bệnh viện trấn, ba chị quỳ gối trong sân bệnh viện dập đầu cầu xin bọn họ...
Rất nhiều người vây xem. Chị nghe thấy người vây xem nói, một cây kim còn dài hơn bàn tay đâm từ bụng vào trong đầu thai nhi, thai nhi chết rồi, sau đó phá thai.
Chị đứng ở trên hành lang bệnh viện, nghe mẹ chị ở trong phòng sinh gào khóc tê tâm liệt phế, người kế hoạch hóa gia đình rời đi, bác sĩ khoa phụ sản duy nhất trên trấn mở cửa đi ra nói đứa nhỏ đâm kim phá thai không chết, vẫn còn sống.
Lúc đó chị còn vui mừng em gái hoặc em trai của chị còn sống sinh ra rồi, mà lại nghe thấy người vây xem nghị luận nói đứa nhỏ đầu bị đâm kim, sống sót cũng sẽ trở thành kẻ ngốc, còn không bằng chết đi.
Khi lần đầu tiên chị nhìn thấy Nhị Nha, Nhị Nha được ba chị dùng Trung Sơn phục màu xám thẫm bọc lấy, chỉ có cái đầu to bằng nắm tay của ba lộ ra ngoài, nhiều nếp nhăn đỏ hoe, con mắt nhắm thành một đường thẳng, thoạt nhìn rất là đáng thương.
Trong trí nhớ, Nhị Nha sinh ra không có vui sướng nghênh đón sinh mệnh mới, chỉ có nỗi sầu khổ của ba và tiếng khóc gào của mẹ chị, bi thương bao phủ khó có thể nói hết, cùng với đồng tình đến từ người xung quanh.
Nhị Nha ra đời từ trong đồng tình và nghị luận của người xung quanh, chị cũng đã ý thức được cô em gái này tương lai không có năng lực tự gánh vác, chỉ có thể dựa vào sự chăm sóc của mình. Trước khi Nhị Nha sinh ra, chị từng gặp qua cu em họ nhà dì hai và dì ba, khi Nhị Nha mấy tháng tuổi chị liền biết cô em gái này không giống với đứa trẻ bình thường, em không khóc không nháo cả ngày hai mắt ngơ ra nhìn đăm đăm, bất kể trêu chọc em như thế nào em cũng không có phản ứng, mẹ chị từng thử để em bị đói xem em có khóc không, mà đói bụng cả ngày em cũng không khóc một tiếng. Nhị Nha một tuổi hơn về sau mới có thể vung cánh tay với đạp chân, luôn phát ra một ít âm tiết vô ý nghĩa, ai trêu chọc em, em cũng không nhìn người ta, tự mình vung tay đạp chân vui chơi, đến lúc ba tuổi vẫn không biết đi, ngay cả bò cũng không, mà hầu như mỗi lần cách mười ngày nửa tháng thì bệnh một lần, có nhiều lần bệnh đến độ sắp chết, lại còn sống. Nhị Nha bệnh nặng nhất chính là lúc đó ba tuổi, một lần sinh bệnh đó gần như đã muốn mạng của em.
Hôm ấy là cuối tuần, Nhị Nha đã liên tục bị bệnh một tuần, hơi thở cũng rất yếu rồi, đến buổi trưa cũng đã không còn hít thở.
Có lẽ bởi vì đầu óc Nhị Nha không tốt, lại quanh năm sinh bệnh, đối với tình huống này của em người trong nhà đều đã có chuẩn bị tâm lý, tuy rằng khó chịu, nhưng không có quá nhiều thương tâm, thậm chí còn có một loại suy nghĩ rằng đó chính là giải thoát cho Nhị Nha, cũng là giải thoát cho người nhà.
Cảm giác duy nhất của chị chính là cô em gái này thật đáng thương, si si ngốc ngốc sống ba tuổi, không có tên chính thức, không có hộ khẩu, thậm chí bởi vì là đứa trẻ chết non ngay cả cỗ quan tài cũng không thể có, cũng không thể hạ táng, chỉ có thể dựa theo tập tục chôn ở ven đường. Trong thôn đều là ruộng, chôn đứa nhỏ ở ven đường dễ phạm đến kiêng kị của người trong thôn, chỉ có thể đem Nhị Nha chôn ở trong thung lũng hoang cách thôn năm-sáu mét. Đó là một mảnh đất hoang lớn, thổ chất là cái loại đất cực kỳ không tốt, còn tràn đầy đá vụn, ngay cả đậu phộng cũng trồng không ra, hơn nữa liên tục nghe đồn có chuyện ma quái cùng với rất nhiều mồ hoang không biết đã bao nhiêu năm, đứa trẻ chết non tại những năm 60-70 đều được chôn chỗ đó.
Ba nàng bọc Nhị Nha bằng một bộ quần áo cũ không mặc nữa, ôm Nhị Nha đã không còn hít thở đi về phía thung lũng hoang, chị theo sát sau lưng ba nâng một cái cuốc, đi khoảng chừng bốn mươi phút mới đến thung lũng hoang. Thung lũng hoang bị cỏ dại bụi gai cao ngang eo phủ kín mít, lẻ tẻ mọc ra một ít cây không quá cao, thoạt nhìn đặc biệt hoang vu cùng không khí trầm lặng. Ba chị đào hầm ngay tại ven đường phía ngoài cùng thung lũng hoang. Thổ chất cát đá, thật không dễ đào, hầu như chỉ có thể dùng cái cuốc cào bới lỗ, hố đào rất chậm, hố dài hơn một mét, đào nhiều giờ đồng hồ mới đào sâu không đến một mét.
Chị ngồi ở bên cạnh, nhìn Nhị Nha đặt ở ven đường, xốc lên quần áo cũ bao bọc Nhị Nha, nhìn thấy Nhị Nha giống như ngủ thiếp đi vậy, bởi vì không có hít thở liền ôm lấy, mới vừa vào thu, trời còn chưa lạnh, thân thể Nhị Nha vẫn còn ấm.
Lúc này lối rẽ gần đó có người kêu lên, hỏi đang đào cái gì. Chị nhận ra đó là Hứa Đạo Công đánh chuông cho tiểu học trong thôn.
Khi đó ba chị đào đã mệt rã rời thở mạnh, ngồi ở ven đường nghỉ xả hơi, đáp lại: "Nhị Nha nhà tôi không còn, tôi tới đưa tiễn nó."
Hứa Đạo Công đi tới, liếc nhìn hai người bọn họ, ngồi xổm người xuống sờ lên mặt Nhị