Kẽo kẹt hai tiếng, cuối cùng cửa cũng mở ra.
Nghi Dương nghiêng người đứng ở cửa, một tay che má, nhìn Trì Lương Tuấn vẫn còn đang há miệng ngây người mà bình tĩnh phân phó: "Đi tìm một đại phu bên ngoài tới đây." Lại nhíu mày, nói thêm, "Nữ."
Trì Lương Tuấn dậm dậm bàn chân, cúi đầu nghe lệnh, nhưng vừa đi được mấy bước đã quay trở lại, ngữ điệu cất cao hỏi lại: "Điện...!điện hạ, vậy là mời nữ đại phu?"
"Ngươi phái nội thị đi là được, đừng trì hoãn chậm trễ." Nàng lại suy nghĩ một lát, "Chỉ cần nói trong phủ có tỳ nữ bị bệnh, chớ có nhiều lời thêm.
Còn ngươi mau chóng tới Hàn Lâm viện gặp Hoàng Hồng Lãng nói một tiếng, nói rằng tửu lượng của Lục tiên sinh không tốt, vừa uống mấy chén đã say không biết lúc nào mới tỉnh, để khỏi ảnh hưởng đến công vụ tốt nhất cho hắn nghỉ một ngày."
Trì Lương Tuấn quan sát thần sắc Nghi Dương, thấy nàng che mặt, ánh mắt lại trốn tránh không nhìn hắn, mới nghĩ đến tiếng vang lúc nãy.
Lúc này được mệnh lệnh hắn cũng không vội lập tức cáo lui mà tiến gần lại mấy bước, thoáng nhìn thấy một mảnh đỏ ửng phía sau bàn tay người kia.
Hắn lập tức quỳ rạp trên đất, giọng khẽ run: "Điện...!điện hạ..."
Nghi Dương biết chẳng thể che đậy được, lại nhìn một đám nô tài đều đã quỳ xuống một mảnh, nàng lại càng thêm phiền lòng buồn bực.
Cũng chỉ đành đè giọng quát: "Quỳ lạy làm cái gì? Ta không cẩn thận nên ngã, chút vết thương ngoài da này chườm đá một lát là được, tất cả mau đứng lên."
Trì Lương Tuấn thân là Trường sử của phủ Công chúa, hẳn bản thân hắn rõ ràng hơn ai hết tính cách của vị Công chúa này.
Dù đúng là bị sủng ái đến mức vô pháp vô thiên, nhưng chung quy cái tâm cũng không ác.
Mười năm trước đây, công chúa lần đầu tiên được học cưỡi ngựa, mà nàng từ bé đã có lá gan không nhỏ, không muốn cưỡi ngựa đã được thuần phục, nhất định phải tìm một con ngựa hoang.
Đương nhiên, cưỡi một con ngựa hoang là việc nguy hiểm cỡ nào, có thợ thuần ngựa ngay bên cũng khó mà không xảy ra sơ suất.
Cuối cùng, chỉ vì công chúa ngã ngựa trầy chút da thịt mà người thợ thuần ngựa kia phải nhận lấy kết cục đầu rơi khỏi cổ, từ đây lòng người cũng khiếp hãi một phen.
——
Có lẽ là Lục Hòa xuống tay quá mạnh, hoặc là do Nghi Dương đã sống trong nhung lụa gấm vóc cả đời nên da thịt mềm yếu, cho nên dù đã chườm lạnh hay xoa thuốc, vết năm ngón tay trên sườn mặt nàng vẫn không chịu tiêu tan.
"Đại phu là một người câm sống ở phía Nam thành, khu đó gần ngoại ô, dân cư thưa thớt, người bình thường cũng ít khi tới.
Có điều người này, nếu như dụng tâm để ý người trong giang hồ đồn thổi, ắt sẽ biết y thuật không tồi, là loại người không thể mua được bằng tiền, xin điện hạ yên tâm." Trì Lương Tuấn rốt cuộc vẫn không hiểu được hành động này của Nghi Dương, nhưng cũng tận lực mà làm việc.
Nghi Dương nhấp ngụm trà, gật đầu, "Đại phu Trì trường sử mời tới không tệ.
Thưởng chút bạc cho hai nội thị kia đi, bản thân ngài cũng vậy.
Được rồi, lui xuống trước đi."
Trong Đông Noãn các, trầm hương Bắc Sơn tỏa ra những làn khói nối tiếp nhau, lượn lờ bay bổng.
Hương thảo dược thơm nức mũi, Nghi Dương vén rèm châu đi tới bên giường.
Tỳ nữ vừa đem thuốc tới cho Lục Hòa đang đứng bên giường, nhìn thấy công chúa đi tới liền muốn thỉnh an, nhưng đã bị Nghi Dương phất tay ngăn lại.
Gáy gối trên gối ngọc, mi tâm hơi nhíu lại, bên thái dương còn lấm tấm mấy giột mồ hôi.
Tóc dài vốn bị búi hết lên cố định lại bằng trụ bạc trâm ngọc trên đỉnh đầu lúc này xõa ra trên gối, khiến cho ngũ quan Lục Hoà lúc này nhu hòa hơn rất nhiều.
Môi khẽ mấp máy, hẳn là còn mê man chưa tỉnh.
Nghi Dương quan sát chăm chú đến mức trở nên si ngốc rồi, vậy mà lại cúi người xuống nghe: "Tiên sinh...!Tiên sinh..." Rồi lại, "Điện hạ...!điện hạ...!xin người..."
Xin ta? Xin ta cái gì?
Mi mắt Lục Hòa vẫn đóng chặt, mà tay lại như đang vô thức tìm kiếm thứ gì.
Nghi Dương càng nhìn càng thấy không thể hiểu nổi.
Sau một hồi trầm lặng như thế, nàng đứng dậy, nhỏ giọng phân phó tỳ nữ đứng bên: "Trông nom cho tốt, khi nào y tỉnh báo ta hay."
——
Một phủ đệ ở khu vực sung túc náo nhiệt trong thành Ký Châu, thềm cao cửa rộng, đại viện bề thế, nhưng lại bị dán một tờ giấy niêm phong.
Hình Khang Bình bị tống giam Thiên lao, niêm phong phủ đệ, toàn bộ gia quyến bị quan phủ đuổi ra khỏi phủ không được ở thêm nửa khắc, tan đàn xẻ nghé, tứ tán bốn phương.
Một nam đồng áo vải thanh y trèo khỏi bức tường đá, men theo hè đường mà đi, rẽ vào con hẻm mới nhìn trái ngó phải rồi lấy ra một túi vải màu lam.
Nhưng vừa quay đầu lại đã nhìn thấy năm người đứng phía sau, đều là mấy đứa trẻ to xác hay đi gây chuyện khắp đầu đường cuối phố, nhìn như một đám hung thần ác sát.
Đứa trẻ kia sợ sệt lui về phía sau, cứ lùi như thế đến khi gót chân chạm tường, không còn đường lui.
Một làm sao địch được năm, không còn cách nào khác ngoài đứng yên chịu trận cho bọn chúng xuống tay.
Vừa đấm đá được mấy cái, một tên nãy giờ đứng ngoài nhìn quanh mới túm áo mấy đứa kia, vừa chạy vừa hét: "Quan lão gia tới, có quan lão gia tới!"
"Quan lão gia..."
Đứa trẻ kia ngã ngồi trên đất, ho khan không ngừng.
Cậu ta đưa tay quệt đi tia máu ở khóe miệng, nhưng máu chảy ra từ mũi thì khó mà kìm được.
Từ đầu đến cuối đứa trẻ này vẫn luôn ôm lấy túi vải kia, mở ra hóa ra là một đôi giày mới tinh.
Trong tay Đường Từ là một bình rượu.
Nàng ngồi xổm xuống trước mặt đứa trẻ, nhìn vào mắt cậu ta, bày ra bộ dáng không có mấy phần hảo ý mà nói: "Tất cả những thứ trong phủ kia đều là của Hoàng cung, thường dân tùy ý lấy đi, chém đầu đấy."
Đứa trẻ sửng sốt chốc lát rồi lấy ra một nghiên mực từ trong túi vải, thành khẩn cầu xin: "Mẫu thân ta đang bệnh nặng, bà ấy lại tiếc tiền không muốn mời đại phu, có bao nhiêu trang sức đều đã bán đi để lấy tiền đưa tới cho người ở Thiên lao, có như thế phụ thân ta mới được dễ chịu một chút..." Vừa nói xong nước mắt đã chảy thành hàng, hòa với máu, "Ta chỉ lấy đi chút đồ mà thôi, sao lại bị chém đầu chứ..."
Nghiên mực không nhẹ, mà những lời nói này của đứa trẻ lại càng làm Đường Từ nặng lòng.
Nàng cười, nụ cười nhàn nhạt: "Ai nói đây là nhà của ngươi?"
Đứa trẻ quệt ngang dòng nước mắt, dường như vẫn không cam lòng: "Trước kia từng là nhà của ta."
Đặt nghiên mực lại trên tay đứa trẻ, thêm vào đó mà một nắm bạc vụn, Đường Từ chống đầu gối đứng dậy, vỗ vỗ vạt quan phục, không nói không