Tiêu Hành đi rồi.
Trong đêm tối yên tĩnh nào đó hắn đã rời khỏi toà thành nhỏ bé xa xôi này.
Hắn ra đi lặng yên không một tiếng động, không từ biệt bất kỳ ai.
Hôm sau Tạ Thầm bừng tỉnh từ trong mộng chỉ sờ thấy bên giường vắng vẻ, trên cổ lại có thêm sợi dây mảnh đeo một miếng ngọc trơn nhẵn.
Lúc y cứu Tiêu Hành về đã có vật này, là di vật của mẫu thân Tiêu Hành để lại khi qua đời, nghe nói có thể đem lại bình an, vì vậy Tiêu Hành luôn mang theo bên người chưa từng rời xa.
...... Bây giờ tặng lại cho y.
Tạ Thầm vuốt ve miếng ngọc rồi chậm chạp cuộn mình lại nằm vùi trong chăn khóc nức nở.
*
Cuộc sống ở y quán vẫn trôi qua như xưa, không ai nhắc đến người không từ mà biệt kia.
Vào ngày lạnh nhất tháng Chạp, có người đến y quán giao một cái hộp cho Tạ Thầm, nói là có người nhờ mình đưa tới.
Tạ Thầm nhẹ giọng tạ ơn, buổi tối về phòng đóng cửa lại mới mở hộp ra, sờ thấy một chiếc phát quan cài tóc được chế tác tinh xảo.
Sinh nhật năm sau, có ông lão mặt mũi hiền lành chống gậy đến gõ cửa y quán hỏi xin tá túc một đêm.
Tạ Thầm nghe tiếng gió tuyết bên ngoài rất lớn nên vội vàng đỡ ông lão vào nhà rồi bảo A Sênh dọn phòng cho ông ngủ.
Nào ngờ hôm sau ông lão ở lì không chịu đi, nói mình cũng biết y thuật nên có thể ở lại y quán phụ giúp khám bệnh.
A Sênh tức giận trừng mắt nói y quán chúng ta có một đại phu là đủ rồi, ông già này ở đâu ra mà đòi cướp chỗ làm ăn.
Tạ Thầm cau mày bảo hắn không được vô lễ, ông lão kia lại bắt đầu than vãn kể khổ, nói con trai mình vì không muốn cưới vợ nên nhất quyết đi lính, bỏ lại mình ông bơ vơ trong căn nhà dột nát, ăn không đủ no mặc không đủ ấm, tuyết còn rơi đè sập nhà, muốn bao nhiêu thảm thì có bấy nhiêu, còn lau nước mắt ca cẩm lúc mình chui ra bị cửa sập xuống đè trúng chân, đến giờ vẫn chưa khỏi hẳn.
Tạ Thầm im lặng một lát, bỗng nhiên nhớ tới lão đại phu lúc trước, cuối cùng vẫn gật đầu đáp ứng rồi gọi A Sênh tới xem chân cho ông.
Ông lão tên là Chu Bách, ngày đầu ở lại y quán đã chê Tạ Thầm nấu cơm khó ăn nên tự mình xắn tay áo lên nấu một bàn ê hề, tuy không bắt mắt lắm nhưng hương vị rất tuyệt, Tạ Thầm và A Sênh đều ăn đến no cành bụng, vì Chu Bách cực lực tự tiến cử nên cuối cùng đồng ý để ông phụ trách ba bữa cơm hàng ngày.
Nói đến cũng lạ.
Từ khi ăn cơm Chu Bách nấu thì cổ độc của Tạ Thầm liên tiếp mấy tháng không tái phát, bóng tối dày đặc che kín trước mắt hình như cũng tan ra đôi chút, thỉnh thoảng ngủ dậy mở mắt ra có thể nhìn thấy ánh sáng lờ mờ.
Cái này chắc chắn không phải do mình tự khỏi, Tạ Thầm đoán là ông lão động tay vào, nhưng lần nào hỏi ông lão cũng cười ha ha đánh trống lảng.
Cuối cùng y gọi A Sênh đến hỏi mới biết mỗi lần Chu Bách nấu canh đều chia ra hai nồi hầm riêng, hầm xong dùng vải bố lọc xác canh đi mới đổ ra, bề ngoài nhìn không có gì khác biệt, hai người họ cũng chưa từng trao đổi canh để uống nên chẳng biết hương vị có giống nhau không.
Tạ Thầm chợt hiểu ra.
Lúc đầu còn thắc mắc Chu Bách và y không thân cũng chẳng quen, sao lại cố ý chữa bệnh cho y, về sau nhớ lại thời điểm ông lão đến y quán mới cảm thấy không có gì phải ngạc nhiên cả.
Là người kia.
Đi thì đi mà vẫn nhớ tới kẻ ốm đau này, tìm người chữa cho y cũng không nói rõ, cứ như sợ y sẽ cự tuyệt vậy.
...... Tại sao lại thế?
Cho tới bây giờ y vẫn không hề giận Tiêu Hành.
Tiêu Hành không nợ y.
Rời đi cũng là chuyện đã định trước.
Chỉ là khó tránh khỏi tiếc nuối, không thể thấy Tiêu Hành trước khi hắn đi, nói với hắn một câu thích.
Y thật sự rất nhớ hắn.
Nhớ hắn cho y ăn bánh nếp và kẹo hồ lô.
Nhớ hắn cõng y xuống núi, dẫn y đi hội hoa đăng.
Nhớ những lần thân mật và tâm tình với nhau, còn có vòng tay ôm ấp ru y chìm vào giấc ngủ mỗi đêm.
Tạ Thầm kéo ra sợi dây nhỏ trên cổ rồi nhẹ nhàng vuốt ve miếng ngọc kia.
Sắp hai năm rồi.
Sinh nhật năm nay...... y có thể chờ được Tiêu Hành trở về không?
*
Vào thu trời chuyển lạnh, người đến y quán khám bệnh cũng nhiều hơn, trong lúc chờ đến lượt mình thì xúm lại xì xào bàn tán chuyện ở kinh thành gần đây.
Nghe nói