Gần đến cuối năm, tuy Đỗ Vân Nghiên nói không có gì đặc biệt nhưng Cố Văn Hi vẫn cảm thấy hương vị năm mới ở nơi này nồng đậm hơn so với ở thành thị nhiều.
Ở trước cửa mỗi nhà đều thay câu đối mới, còn treo đèn lồng và nút thắt cát tường(1), nghe nói qua lễ thì sẽ có biểu diễn văn nghệ, thôn dân đã bắt đầu tập luyện từ sớm, lúc nào cũng có thể nghe được tiếng chiêng la trống nhạc ồn ào náo nhiệt, những người đi học hay đi làm ở bên ngoài cũng lục tục hồi hương, nhân khí rất vượng.
Bác Thắng và thím Lưu đi đến thành phố ăn tết cùng con cái, sẵn tiện ở đó một tháng luôn.
Con họ lái xe về đây, Cố Văn Hi gặp mặt người nọ, là một người đàn ông trung niên hơn bốn mươi.
Trò chuyện một lúc thì Cố Văn Hi biết được lúc trước Đỗ Vân Nghiên nhìn anh ta đổi lốp xe mới học được.
Nhà trọ dân cũng chuẩn bị dán câu đối xuân, Đỗ Vân Nghiên lấy ra giấy đỏ chuẩn bị viết chữ lên.
Qua giữa trưa, Cố Văn Hi nhàm chán ghé người nằm lên bàn ở lầu một, nhìn anh làm việc.
"Anh từng học thư pháp sao?"
"Không có, chỉ hứng thú mà thôi." Đỗ Vân Nghiên lại chấm bút lông vào mực nước, bắt đầu viết xuống một chữ.
"Hồi nhỏ tôi có học được một năm nhưng mà vẫn không viết đẹp bằng anh được."
Tay anh vẫn chưa dừng lại, hai mắt nhìn thẳng dưới ngòi bút: "Viết chữ không chỉ dựa vào người dạy mà còn do tự mình giác ngộ, còn có quyết tâm quan trọng hơn so với kỹ thuật nhiều."
Cố Văn Hi nắm được trọng tâm: "Vậy là do tôi không có tài năng trong lĩnh vực này à?"
"Không có tài năng cũng không sao," Đỗ Vân Nghiên bật cười, "cậu còn có tài khác."
"Nhưng tôi cảm thấy cái gì anh cũng biết."
"Cảm ơn," Anh buông bút, cầm tờ giấy đỏ lên nhìn nhìn, "đó chỉ là vì thời gian này cậu tiếp xúc với tôi đều là trong vòng tròn sinh hoạt của tôi, những thứ nhìn thấy đều là những việc tôi quen thuộc.
Nếu đổi lại là nơi cậu am hiểu thì người như cá gặp nước chính là cậu chứ không phải tôi."
Đạo lý này Cố Văn Hi đương nhiên hiểu, bản thân cậu cũng có đủ tự tin, sẽ không quá hâm mộ người khác, chỉ là lời từ miệng Đỗ Vân Nghiên thì lại giống như có một loại ẩn ý nào khác vậy.
Ám chỉ bọn họ không phải là người cùng một thế giới sao?
Có mấy lần trong lúc phụ việc, Cố Văn Hi đã thử chìm đắm trong nội tâm của Đỗ Vân Nghiên, nói chung là cậu nhận ra cái này không thể hiểu được, cũng không cần thiết nữa.
Khát vọng gần gũi với một người, vốn dĩ hẳn là một việc vô cùng giản đơn.
"Được rồi," Đỗ Vân Nghiên chờ cho mực khô rồi đưa tờ giấy đến trước mặt Cố Văn Hi, "phiền cậu treo cái này lên giúp tôi."
"Tại sao lại là tôi?"
Gương mặt Đỗ Vân Nghiên loan loan ý cười: "Ai mượn cậu là Cố thiếu gia cao lớn chứ?"
Cố Văn Hi nghe ra mùi chua từ cái lý do khó hiểu này, chỉ kém có hai ba cm mà phải đến mức này sao? Cậu chợt nhớ đến lần trước trêu chọc anh không cao bằng mình.
Người này nói rộng lượng thì cũng có rộng lượng, nhưng nói hẹp hòi thì cũng có hẹp hòi.
Cố Văn Hi leo lên cây thang để dán câu đối, bên ngoài truyền đến tiếng ồn ào của mấy đứa nhỏ.
Trước giao thừa một ngày, Cố Văn Hi đi theo Đỗ Vân Nghiên lên trấn để mua đồ ăn.
Ngày 30 là thứ sáu, cho dù chưa đến chủ nhật nhưng Đỗ Vân Nghiên nói có thể ăn thịt.
Trên trấn càng nhiều người, bọn họ không chỉ đi siêu thị mà còn đi chợ, ven đường là các sạp bán hàng rong hòa cùng dòng người khiến con đường chật như nêm như cối, Cố Văn Hi phải đỗ xe khá xa.
Nghe nói đến giữa trưa 30 thì chợ mới dọn dẹp.
Trên đường về, bọn họ gặp mẹ của Nghiên Nghiên đang lái xe máy trên đường làng.
Đỗ Vân Nghiên hạ cửa sổ ghế phó lái xuống: "Chị Trần đi rước ba của Nghiên Nghiên sao?" Hai người bọn họ đã sớm nghe nói qua, hôm 29 ba của bé đã về nhà.
"Đúng rồi." Người phụ nữ kéo kính của nón bảo hiểm lên, cười nói.
"Chắc Nghiên Nghiên vui lắm hả chị?"
"Chứ sao nữa," Cô lại đạp chân lên chân ga, "chị đi trước nha!"
"Dạ."
Bọn họ tiếp tục lái xe về nhà trọ, vùng trời phía Tây đã nhuốm màu ráng đỏ của những đám mây, tựa như tô qua một lớp phấn son tinh tế.
Buổi chiều giao thừa, Đỗ Vân Nghiên đã dọn xong bàn thờ từ sớm, trái cây và rượu ngọt được bày lên, ba cây nhang lẳng lặng cháy lên, hương khói lượn lờ, có chút gay mũi.
Đỗ Vân Nghiên chắp tay trước ngực đứng ở phía trước, thành kính cúi đầu.
Ở một số vùng nông thôn,