Chương 21: Hồ nuốt người
Editor: An Nhiên
Đi hai km trong cát mất bốn giờ mới tới hồ cạn kia. Rừng Hồ Dương quanh hồ bây giờ vẫn còn sắc xanh, phỏng chừng chẳng bao lâu nữa sẽ chết héo, nước càng ngày càng ít.
Cát dưới đáy hồ vẫn còn ẩm, trong hồ quả nhiên có không ít đá phiến, đều là các mảnh vỡ. Dương Hảo đi xuống kéo một khối cỡ đùi người, là một cái đầu thú đá.
"Nơi này không phải di chỉ, tấm bia kia chắc là do người chở từ sâu trong sa mạc ra, có thể là dân trộm mộ hoặc trộm cắp văn vật. Trong quá trình vận chuyển bị hư hao hoặc gặp sự cố liền ném thứ đó xuống hồ." Lương Loan nói, "Mọi người xem, trên tảng đá có vết va đập và dấu dây thừng buộc."
"Sao chị biết những chuyện đó." Lê Thốc hỏi.
"Tôi có tìm hiểu trước." Lương Loan nói cho mấy cậu biết, những tấm bia này nhất định được đào ra từ cùng một kiểu chùa miếu. Trong đó một bức có nội dung, kể về một lần chiến tranh ở Cư Diên cổ, giữa một bộ tộc thiểu số với quân đội Trung Nguyên, "Nhìn xem nơi này có một khối kiến trúc đá hình tròn, có vẻ là giếng trữ nước. Đây là cuộc chiến tranh giành nguồn nước." Quân đội Trung Nguyên chiến bại, trốn vào trong sa mạc, bởi vì không có nước cho nên gần như toàn quân bị tiêu diệt. Trong quân đội có người tìm được nơi ở của dân du mục, ông ta đưa họ tới nơi có nước. Người du mục kia nói cho quân đội biết, ba địa điểm ở quanh đây có hồ nước.
Vì vậy toán quân Trung Nguyên chia làm ba, trong đó có một nhóm tìm ra nguồn nước, liền tiến hành tiếp viện. Bọn họ đánh kí hiệu ở ven hồ, chờ khôi phục thể lực, trở về đánh thắng trận. Sau khi chiến thắng, bọn họ ở xây dựng quân đội ở đó, người Trung Nguyên khống chế và xây dựng cổ thành Cư Diên. Rồi trở lại nơi năm xưa lấy nước.
Lương Loan kể tới đây bỗng ngừng lại, sờ sờ tai, nói: "Tới đây thì có chỗ rất lạ. Bọn họ trở lại nơi năm xưa lấy nước, sau đó liền..."
"Có phải bọn họ trở lại nơi đó thì chỉ còn kí hiệu, hồ đó đã không còn?" Lê Thốc đắc ý hỏi.
"Không." Lương Loan nói, "Bọn họ tới nơi, sau đó, trong một đêm tất cả đều biến mất. Khi dân bản xứ phát hiện ra bọn họ thì chỉ còn lại áo giáp và binh khí dính đầy cát, người đã không thấy ai nữa."
Lê Thốc vòng ra phía sau Lương Loan, đọc trên phù điêu quả nhiên có nội dung như vậy. Cảm giác chuyện lúc trước Ngô Tà kể cho cậu xem ra không phải bịa chuyện.
Phù điêu được khắc rất sinh động. Thời điểm năm đó dân du mục phát hiện doanh trại quân lính là trong đêm trăng. Dưới ánh trăng, bọn họ nhìn thấy rải rác binh giáp lộn xộn trên cồn cát.
Cậu cảm thấy hơi chóng mặt. Nếu cái đội quân đó gặp phải giống với cái mà cậu gặp, thì không riêng gì áo giáp, mà ngay cả đám dân du mục đó cũng không thể sống sót. Cho nên, bọn họ đã gặp phải chuyện khác.
Lương Loan vừa chỉ đạo Dương Hảo và Tô Vạn đi lật các mảnh bia đá, vừa lẩm bẩm: "Còn hai nhóm lính kia đã đi đâu nhỉ? Dẫn đường cho họ tới ba cái hồ kia là người du mục, sao bia khắc giống một con quỷ vậy. Câu chuyện cổ này có phải còn ngụ ý khác hay không?"
Lương Loan dựng tấm bia có khắc hình người du mục. Người đó được khắc rất kỳ quái, mặt bẹt, bộ dáng dữ tợn, nhìn qua thực sự giống như ác quỷ.
"Đây là sự phỉ báng đối với người dân tộc thiểu số khi ấy." Tô Vạn nói, "Thời hậu cổ nơi này cũng chẳng bình yên."
Tìm khắp một lượt tất cả đá phiến có thể đào ra, thấy chứa các nội dung khác, không có thạch điêu nào nói về việc hai nhóm lính kia đã đi đâu. Mà bản khắc đá cũng khá hoàn thiện, không thể là do bị thất lạc.
Ba người đều cảm thấy có gì đó không thoải mái. Tấm bia đá ban đầu rất bình thường, Lương Loan nói ra, liền trở thành vô cùng quỷ dị. Hơn nữa, sau khi cô ấy giải thích, bọn cậu phát hiện phân tích của Lương Loan cũng có vẻ chính xác.
Người du mục kia không được điêu khắc hình người, mà lại thành diện mạo đáng sợ. Đây không phải cách làm bình thường trong các câu chuyện cổ.
Lúc này, Xa Dát Lực Ba nói một câu tiếng Mông. Câu nói ấy khá dài, Lê Thốc