Xích Triệt chậm rãi tra chiếc chìa khóa màu vàng vào chiếc hộp để bên dưới, ngay tức thì, nắp hộp được mở ra. Bên trong không khác mấy so với dự đoán, có một quyển nhật kí đã ngả màu theo thời gian.
Xích Triệt lấy quyển nhật kí ra. Những tờ giấy đã ố vàng và mỏng manh đến nỗi, nếu có một cơn giá mạnh thổi đến thì cũng đủ để cuốn bay chúng thành tro bụi. Từng chữ trên đấy cũng đã phai đi rất nhiều, nhưng vẫn còn đủ rõ để đọc được.
Không gian xung quanh vô cùng yên tĩnh đến đáng sợ, soi sáng họ là ánh sáng vụn vặt phát ra từ những cây nến đặt ở bốn góc phòng. Xích Triệt mở trang đầu tiên, những đường nét cứng cõi đánh tạc vào hai cặp mắt sáng lấp lánh ở đây.
Ngày 10 tháng 10 năm 1856
Chủ nhân Kingsley đã giao cho tôi một nhiệm vụ rất quan trọng đó là đem di cốt của ngài Charles đến nước Anh. Tôi đã từng xem qua đoạn nhạc khắc cốt ghi tâm của ngài ấy, có lẽ tôi đã biết những gì cần phải làm, tôi chọn Durham là điểm dừng chân của mình.
Ngày 27 tháng 12 năm 1856
Hôm nay tuyết đã phủ khắp nước Anh, không khí đã lạnh đến thấu xương, đặc biệt ở Đông Bắc lại càng rét muốt đến không thở nỗi. Đoàn người của chúng tôi sau hơn 17 ngày liên tục di chuyển đã đến được Durham, lần đầu tiên tôi được chiêm ngưỡng tòa kiến trúc cổ kính đầy nghệ thuật này.
Ngày 1 tháng 1 năm 1857
Chúng tôi đã quyết định thi công vào những ngày tuyết đậm này, một phần là giảm đi sự chú ý của mọi người. Bởi vì chúng tôi biết, với nhiệt độ xuống đến âm 30, không ai có đủ kiên nhẫn để ra ngoài đi dạo cả. Chúng tôi sẽ đào từ bờ sông đi xuyên qua nhà thờ, địa điểm có lẽ cách nhà thờ chừng hai kilomet. Mặc dù không hoàn toàn chính xác như những gì ngài Charles mong ước, nhưng tôi nghĩ, với không khí linh thiếng ở đây, có thể sẽ giúp ngài ấy nguôi ngoai không ít sự thất vọng của mình.
Những trang tiếp theo Kai miêu tả lại việc thi công của những người thợ ở đây. Tuyết rơi vẫn rất dày đặc, có lúc còn phải ngừng công việc do trời quá lạnh, công nhân không còn sức lực để duy trì tiến độ nữa. Việc đào hầm có vẻ không được như ý lắm, nhiều lần bị sập, hi sinh không ít người. Hơn nữa, đoạn thi công qua nhà thờ chỉ được thực hiện vào những đêm mưa gió để tránh gây ra những tiếng động to lớn. Chính vì vậy, mãi cho đến hai năm sau thì đoạn đường kia mới chính thức được xây dựng hoàn thành.
Tuy nhiên, khi Xích Triệt và Tiểu Thúy đọc tới một trang gần giữa quyển nhật kí, lúc đó họ mới biết lí do tại sao Kai lại đặt nhiều cạm bẫy như thế.
Ngày 10 tháng 3 năm 1859
Hôm nay, tôi buộc phải viết một lời sám hối cho bản thân mình khi đã không hoàn thành được nhiệm vụ mà ngài Kingsley giao cho, tôi đã để ột trong những kẻ thi công khai lăng của ngài Charles.
Trong đoạn miêu tả ở trang này, Kai nói đến việc một trong những kẻ thi công đã nổi lòng tham. Nhân lúc mọi người nghỉ ngơi vào buổi tối, canh phòng lỏng lẻo, hắn đã đi đến chiếc quan tài mà ngài Charles yên nghĩ giở trò trộm mộ. Khi chiếc quan tài mở ra, bên trong đó ngoài tro cốt của Charles thì chỉ có một chiếc hộp cực kì tinh xảo được đặt bên cạnh, thân hộp là vàng ròng, kết trên đó là không ít phỉ thúy và bảo thạch quý hiếm.
Nhưng rốt cuộc tên trộm đó cũng đã bị bắt. Tuy nhiên, chiếc hộp lại bị cại ra không thương tiếc. Tên trộm bị đánh bầm dập, hắn kêu la, van nài, hắn nói trong chiếc hộp chỉ có một quyển nhật kí và một đoạn tóc. Nếu biết cớ sự như thế, hắn sẽ không ra tay.
Trong quyển nhật kí của Kai có viết, sau khi tên trộm được đưa đi, ông đã tìm thấy quyển nhật kí đó và nắm tóc. Quyển nhật kí đã ngả vàng lại công thêm bị tên đó ném lung tung nên có nhiều trang đã rách ra, thứ tự bị xáo trộn. Cho nên, ông chỉ còn cách đọc nó để sắp xếp lại đúng như bản gốc mà thôi. Mặc dù chuyện này thật sự là một trọng tội, tuy nhiên, kỉ vật mà ngài Charles để lại nếu như bị dấy bẩn, đó còn là trọng tội hơn.
Trang viết nhật kí của Kai vào hôm sắp xếp các tờ rơi rớt của Charles có lẽ là trang dài nhất, trong đó ghi lại tất cả các mối cảm xúc ngổn ngang của ông. Ban đầu chỉ là sắp xếp, nhưng bí mật như một vòng xoáy, hút tất cả lí trí của ông vào đó. Mãi cho đến khi đọc trang cuối cùng của nhật kí, ông mới biết được số phận của mình là không thể tránh khỏi. Trên đó Charles đã ghi lại rằng. “Gởi đến các hậu duệ của ta, nếu một kẻ lạ mặt ngoài dòng chính đọc được, hãy giết chết hắn.”
“Bây giờ em rất muốn biết, trên bức tường trống kia sẽ khắc gì về khoảng thời gian ông ấy đến Trung Quốc.” Tiểu Thúy nhìn qua Xích Triệt.
“Anh cũng vậy!” Sau đó bàn tay anh vươn đến chiếc hộp thứ hai, chiếc hộp của Charles.
Quyển nhật kí này còn cũ hơn cả quyển nhật kí kia, tuy nhiên màu chữ vẫn còn thể hiện rõ trên đó, chứng tỏ chất lượng mực khá tốt.
Những trang dầu tiên ghi lại các sự kiện thiếu thời của Charles, có vẻ như khoảng hai đến ba năm ông ấy mới viết một lần, chủ yếu là những công lao và sự tán thưởng của Goegre II – cha ông – dành cho ông. Tuy nhiên, khi Charles hai mươi hai tuổi, lúc được giao nhiệm vụ đến Trung Quốc, ông ta đã viết nhiều hơn.
Ngày 25 tháng 5 năm 1755
Phụ vương đã giao cho tôi một nhiệm vụ cực kì khó khăn, đó là đến Trung Quốc và bằng mọi cách để vẽ lại những yếu điểm trong Tử Cấm Thành. Tôi biết nhiệm vụ này sẽ rất gian nan, nhưng vì sự hưng thịnh của chính quốc, tôi quyết tâm sẽ làm được chuyện đó.
Ngày 20 tháng 7 năm 1756
Hôm nay tôi đã chính thức đến Trung Quốc, quốc gia với nền văn hóa đậm chất phương Đông. Tàu vừa cập cảng, chúng tôi đã được sứ thần nhà Thanh đón tiếp, gần như họ không cho chúng tôi thời gian có thể thăm thú Bắc Kinh. Tôi biết rất rõ, những kẻ Á Đông này vô cùng khôn ngoan, chứ không phải tất cả đều là những tên nghiện thuốc phiện như những gì cha nói.
Nhật kí được viết ngày càng nhiều hơn, thông thường là cứ cách hai ngày Charles sẽ viết một lần. Đa số là ông ghi chú lại những gì mình thấy và tiếp xúc. Ông cố gắng học hỏi văn hóa Trung Quốc, vì ông biết rõ, muốn giết chết một quốc gia thì đồng hóa họ là con đường nhanh nhất. Charles cũng thường xuyên vẽ lại những nơi đã từng đi quá, ông ghi chú và tô đậm những yếu điểm mỗi khi có dịp vào Tử Cấm Thành.
Nhật kí tiếp tục ghi chép đến một trang. Trang này có vẻ rất dài. Trong nhật kí, Charles ghi lại kế hoạch của mình với những cận thần đi chung, đó là ông muốn sai người bí mật vào hoàng cung để vẽ lại bản đồ. Ông ghi lại nỗi đắn đo và những rủi ro có thể gặp phải.
Nhật kí sau đó bị gián đoạn trong một khoản thời gian rất dài. Mãi cho đến hai tháng sau, nó mới được tiếp tục ghi chép lại. Tuy nhiên, một thứ lại khiến cho Xích Triệt và Tiểu Thúy vô cùng bất ngờ, đó là sự xuất hiện của một người.
Ngày 27 tháng 10 năm 1756
Có lẽ đây là sự an bày của Chúa khi để tôi rơi vào hoàn cảnh này. Tôi đã gặp được người con gái ấy, người con gái có đôi mắt màu hổ phách tuyệt đẹp, đó là đôi mắt trong sáng nhất mà tôi từng thấy. Cô ấy không được sinh ra ở một vùng đất nào cả, bởi vì mỗi đường nét của cô ấy chính là sự pha trộn cũng như niềm đặc ân của Chúa cho thế giới này. Cô ấy đã cứu sống tôi, cho tôi biết trái tim mình bắt đầu lỗi nhịp…
Từng nét chữ hiện ra rõ ràng. Charles kể rằng, sau khi ông sai người bí mật mua chuộc thái giám và cung nữ trong cung để phối hợp trong ngoài. Thì vào đêm đó, người của ông đã quyết tâm hành động. Tuy nhiên, kế hoạch lại bị đỗ bể và một trận truy sát đã diễn ra bất chấp ông là sứ giả nước Anh.
Ông đã cùng đoàn tùy tùng của mình khốn đốn chạy về hướng những khu rừng rậm rạp để tránh nanh vuốt của bọn thị vệ nhà Thanh. Thế nhưng, phần lớn họ đã bị giết hại.
Trong đoạn kể kéo dài rất nhiều trang sau đó. Charles đã nói đến việc ông gần như thoi thóp chết đi vì những vết thương trên cơ thể. Khi ông nghĩ mình sẽ không còn nhìn thấy ánh mặt trời, thì cả thân đã được nâng lên. Cho đến lúc cảm nhận từng giọt thuốc đắng nghét nhè nhẹ chảy vào miệng mình, thì những giác quan mới bắt đầu hồi phục.
Charles tỉnh dậy, xung quanh ông rộn ràng tiếng chim và ánh sáng. Ông nghĩ mình đã đến thiêng đường, thế nhưng, khi biết mình còn có cảm giác, ông vui mừng vì mình đã được cứu sống. Charles miêu tả rằng, ông nằm trên chiếc giường củi trong một căn nhà nhỏ được lợp bằng lá, xung quanh dường như có chút tiếng động. Ông nghe loáng thoáng có vẻ rất giống là âm thanh tranh cãi của ai đó.
“Ca ca, em không thể để anh ta ở lại như vậy được!” Một giọng nói trong vắt như sương mai được thốt lên.
“Nhưng chúng ta cần phải đến kinh đô để lấy hàng hóa, nếu chúng ta cứ tiếp tục ở đây, mọi người trong làng sẽ không ổn mất.” Một giọng nói chán nản khác vang lên.
“Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ anh ta lại!” Giọng nói thánh thót kia một lần nữa lại chầm chậm trôi vào tai Charles.
“Hắn ta khác hẳn so với những người chúng ta gặp, có lẽ là người ngoại quốc. Thêm vào đó, y phục lại không tầm thường, chúng ta tốt nhất nên tránh xa thì hơn.”
“Vậy ai đã dạy em phải giúp đỡ người khác, bây giờ thấy người chết anh lại bỏ qua.” Cô gái có vẻ không cam chịu.
“Haizz, Tuyết Vũ, em thật phiền phức. Nếu biết em như thế, ta đã không mang em ra ngoài rồi.” Người đàn ông lúc này chỉ đau đầu lên tiếng.
“Vậy mới nói ca ca là thương em nhất.” Cô gái cười đắc ý.
“Thôi được rồi, nếu em thích cứu người như thế hãy ở lại đây đi. Ta sẽ ra kinh đô lấy hàng rồi trở về, hẳn là khoảng 20 ngày. Trong hai mươi ngày này, liệu mà giúp hắn bình phục vết thương.” Người đàn ông dặn dò.
“Ca ca để em ở đây không sợ sẽ xảy ra chuyện hay sao?” Cô gái hí hửng nói.
“Ta nghĩ ngược lại thì có, tên đó giờ như xác chết rồi, liệu hắn có thể làm gì em. Nhưng dù sao cũng nhớ rõ, một khi có biến thì hãy lo cho chính mình trước.” Người đàn ông dặn dò đôi chút thì cũng nhanh chóng rời đi, còn cô gái thì bước vào trong.
Cô gái mở cánh cửa ra, từng ánh sáng thay nhau chen chút ùa vào căn phòng khiến Charles có phần lóa mắt. Thế nhưng, khi cô gái đó tiến đến gần ông, thì ông mới thực sự sửng sốt. Trong quyển nhật kí, Charles đã miêu tả cô gái kia bằng những mỹ từ vô cùng hoa lệ, ông cho rằng Chúa đã mang cô