Uống dấm – Từ này xuất phát từ chuyện của danh tướng tiền triều Phòng Huyền Linh, bởi vì thê tử tình nguyện uống độc dược cũng không đồng ý cho Phòng Huyền Linh nạp thiếp, mà độc này là Đường Thái Tông cho người chuẩn bị dấm chua, vì thế mà thế nhân dùng uống dấm để hình dung việc độc chiếm một phần tình cảm mà khi người khác tham dự vào mà sinh ra ý ghen tị.
(Phòng Huyền Linh nổi danh là một mưu sĩ, sau này làm đến chức tể tướng dưới thời Đường Thái Tông, có công phò trợ Lý Thế Dân lên ngôi.
Có một giai thoại kể rằng, khi xưa còn nghèo khó, ông có vợ là Lư thị nổi tiếng xinh đẹp, đức hạnh.
Có một hôm ông bị bạo bệnh tưởng như không qua khỏi, thấy vợ còn trẻ nên ông nói với vợ hãy tìm người khác nếu ông không qua khỏi.
Lư thị không nói gì, chỉ đi vào trong và tự làm hư một bên mắt của mình để chứng minh bản thân một lòng với chồng, dù ông mất cũng sẽ không lấy ai.
Vì hành động này mà ông càng yêu thương và kính trọng bà, dù sau này đã đạt công danh và phú quý thì ông cũng không nạp người thiếp nào.)
Tuy rằng hành vi vừa rồi của Chu Thư khá giống như đang ghen, nhưng vô luận thế nào nàng cũng sẽ không thừa nhận, nàng nói: "Ta chỉ suy nghĩ cho tứ lang thôi, miễn cho sau này gặp ai tứ lang cũng nói như thế, sợ là sẽ rước lấy mầm tai họa."
Kỳ Hữu Vọng cũng không thất lạc, ngược lại lại cười hì hì nói: "Tiểu thư yên tâm, sau này ta chỉ khen tiểu thư thôi, cũng chỉ nói cho tiểu thư nghe!"
Chu Thư nghe xong lời này, chỉ cảm thấy trong lòng là lạ, có một cảm giác thỏa mãn và mừng thầm khi độc chiếm được thứ gì đó.
Loại tâm tư này cho dù thế nào cũng giống như Kỳ Hữu Vọng đã nói, ghen, Chu Thư không dám tưởng tượng thêm được nữa, nàng bất độc thanh sắc mà dời đề tài, lại nghĩ đến không bao lâu nữa đã đến sinh thần của Kỳ Hữu Vọng rồi.
Người đương thời khi đến sinh thần cũng không ăn mừng từng bừng, trừ phi đến sinh thần tuổi chẵn, như ba mươi tuổi, bốn mươi tuổi, đương nhiên, giống như Hoàng đế, Thái hậu thì sinh thần hàng năm đều ăn mừng, vì thế còn cố ý trù hoạch như các ngày lễ như Lễ Thiên Ninh, Lễ Thiên Thánh.
(Ngày Hoàng đế sinh ra)
Nhân gia bình thường cũng chỉ là người cùng một nhà dùng bữa cơm, trưởng bối tặng lễ vật cho tiểu hài tử thành niên cũng đủ rồi.
Sinh thần hàng năm của Kỳ Hữu Vọng trên cơ bản đều được trưởng bối cho tiền, hoặc ăn một bữa cơm ngon, cũng không có gì khác.
Hơn nữa vốn nàng cũng không quá coi trọng vấn đề này, thế cho nên khi Chu Thư tặng khăn vấn đầu cho nàng, nàng còn tưởng đây là tạ lễ khi nàng tặng trâm cài.
Nhưng nhìn đường may của chiếc khăn này dường như không được ngay ngắn cho lắm, ngoại trừ chất vải bên ngoài tốt một chút, nhìn không ra là nhà ai lại bán khăn vấn đầu thế này.
Cũng may Kỳ Hữu Vọng không mở miệng nói đường may này có vấn đề, Chu Thư thấy nàng không ghét bỏ, ngược lại còn vui vẻ rạo rực đội lên, thì thở phào nhẹ nhõm một hơi, nói: "Vốn định chờ đến ngày sinh thần của tứ lang sẽ lại tặng, chỉ là ngày ấy có trà thương ở Phủ Châu đến bàn chuyện mua bán, sợ là không có cách nào tự tay tặng cho tứ lang, nên đành tặng truớc thời gian."
Kỳ Hữu Vọng: "A, thì ra là sắp đến sinh thần của ta!"
Chu Châu nói: "Còn không phải sao? Tiểu thư đều nhớ kỹ ngày sinh thần của tứ công tử đó! vì để may xong khăn vấn đầu này trước, rất nhiều đêm tiểu thư phải đi ngủ rất trễ đó!"
Biết được đây là khăn vấn đầu Chu Thư tự tay may, Kỳ Hữu Vọng cao hứng đến miệng cũng nhanh toét đến mang tai: "Tiểu thư nhớ ngày sinh thần của ta, lại còn may khăn vấn đầu cho ta nữa!"
"Định thiếp nghị thân có ghi ngày sinh tháng đẻ, sao ta quên được?" Chu Thư tận lực xem nhẹ dáng vẻ cười ngây ngô của nàng, bởi vì sợ bản thân cũng nhịn không được mà cười theo.
Về phần khăn vấn đầu này, quả thật là nàng tự tay may, nhưng bởi vì nàng không am hiểu nữ công, cho nên khi may xong khăn vấn đầu này đã bị mẹ nàng ghét bỏ thật lâu.
Vốn nàng nghĩ nên đi mua một cái, nhưng nghĩ đến lúc trước khi bản thân tặng túi hương cho Kỳ Hữu Vọng, Kỳ Hữu Vọng nghĩ là nàng may, giống như là nhận được bảo vật vậy, nàng lập tức gạt bỏ ý nghĩ đi mua, khó có khi thỉnh giáo Trần thị cách may thế nào.
Chu Thư làm hỏng rất nhiều tấm vải mới may ra được một cái khiến nàng tương đối hài lòng.
Trong lòng Kỳ Hữu Vọng có rất nhiều ý nghĩ, nàng hỏi: "Ngày trao đổi với trà thương Phủ Châu đến khi nào thì kết thúc?"
"Có lẽ đến giờ cơm chiều mới về được."
Ánh mắt Kỳ Hữu Vọng xoay chuyển, Chu Thư không biết trong đầu nàng ấy lại nghĩ đến chủ ý nào nữa, thấy nàng ấy không muốn nói, nên cũng không hỏi.
Đến ngày sinh thần của Kỳ Hữu Vọng, nàng ở Kỳ gia ăn trưa cùng người nhà, lại ở viện của Phương thị mở quà của mọi người tặng cho nàng - - Phương thị tặng nàng một phần khế đất, Ngô thị tặng nàng một cây đàn kiểu Phục Hy, Kỳ nhị lang và Quách thị tặng nàng một bộ văn phòng tứ bảo là giấy Tuyên Thành, ngay cả Kỳ tam lang cũng tặng nàng một bức tranh chữ.
Khi người Kỳ gia phát hiện Phương thị tặng đồ cưới cho nàng là - - Vùng đất bên thôn Chử Đình và một vài miếng đất ở nơi khác đều tặng hơn phân nửa cho Kỳ Hữu Vọng, bọn họ cũng không giật mình chút nào, giống như đây đều là nằm trong dự kiến vậy.
Mà ngoại trừ Phương thị, thì Kỳ Thầm cũng mang những tiền lời từ các điền sản của ông cũng đều cho Kỳ Hữu Vọng, tuy rằng còn chưa chính thức hạ văn thư, nhưng người nào cũng biết, đây là gia sản Kỳ Thầm phân trước cho Kỳ Hữu Vọng.
Kỳ nhị lang và Kỳ tam lang cũng không bất ngờ, Kỳ Hữu Vọng cũng là do Ngô thị nói mới biết được, nguyên lai là trước khi đáp ứng hôn sự của Kỳ tam lang thì Kỳ Thầm đã hạ quyết tâm phân chia gia sản trước, chẳng qua còn chưa công bố cho trong tộc biết, cũng không lập ra văn thư, bởi vì một khi lập văn thư, người khác sẽ có thể lấy quy tắc thế tục Cha nương không phân gia để mà đàm tiếu rồi.
Ruộng đất của Kỳ gia có năm sáu chục khoảnh, mà Kỳ Hữu Vọng được phân cũng chỉ mấy khoảnh, tính ra đã là ít rồi.
Cho nên Phương thị lấy đồ cưới của bà, như đất rừng, đất ruộng chia hơn phân nửa cho Kỳ Hữu Vọng, người Kỳ gia cũng sẽ không thể nói gì.
Ngô thị cũng còn đồ cưới, tất nhiên sau này tất cả cũng là của Kỳ Hữu Vọng.
Kỳ Hữu Vọng từ là tứ công tử Kỳ gia bỗng chốc trở thành tiểu địa chủ ruộng đất vô số, nàng cảm thấy ngoại trừ thu được nhiều tài sản, ra riêng sớm trước thời gian, thì dường như cũng không có gì khác, vì thế nàng lại vô tư vô tâm mà mang một đống nguyên liệu nấu ăn ra khỏi cửa.
Chu viên ngoại và Trần thị biết nàng muốn đến đây, bởi vì nàng đã phái người đến thông báo trước, còn nói muốn ăn lẩu.
Lẩu là cái gì, Chu viên ngoại và Trần thị cũng không biết, nhưng chờ khi nàng đến đây, lại cho người xếp đồ ra, mới biết được thì ra là muốn ăn món nhúng.
Kỳ Hữu Vọng nói: "Trời lạnh phải ăn lẩu mới ngon!"
Trần thị hỏi nàng: "Vì sao gọi là lẩu?"
Kỳ Hữu Vọng nói: "Ta cũng không biết, nghe nói, đại khái là bắt lửa đốt nồi, cho nên gọi là lẩu!"
Từ rất xa xưa đã có món lẩu này, chẳng qua cái tên này được đặt ra tương đối muộn, thời kỳ này mọi người có thói quen nhúng vào nồi để ăn, nhưng lại chưa đặt ra một cái tên cố định.
(火锅 / huǒguō /: Lẩu, lò cù lao (火: lửa, 锅: cái nồi, cù lao).
Món ăn này có nguồn gốc từ Mông Cổ.
Nhìn theo nghĩa trên mặt chữ là nồi lửa nên như Kỳ Hữu Vọng nói ở trên nên đặt là vậy.
Nhưng cái tên này không phải chỉ món ăn mà chỉ dụng cụ để nấu món đó (hình bên dưới).
Hình dưới đây là cái nồi lẩu truyền thống ngày xưa, cái ống ở giữa người ta dùng để bỏ than vào để làm nóng nước canh dùng, khi xưa lẩu còn có tên là canh cổ.
Người Việt mình gọi là lẩu vì cái tên này có nguồn gốc từ giọng Quảng Đông.
Từ 爐 /lú/ (Đây là dạng phồn thể của từ锅 ở trên), người Hoa ở mình dùng từ này nên khi người Việt nghe phát âm ra như là lẩu nên cái tên lẩu ra đời.)
Dưới tình hình chung, người ăn lấy nguyên liệu nào để ăn thì sẽ theo nguyên liệu đó mà gọi tên, tỷ như người đó lấy thịt dê để nấu, thì gọi là dê luộc.
Kỳ Hữu Vọng mang theo chín loại nguyên liệu đến, có chay có mặn, còn có các loại gia vị.
Nàng thấy may mắn vì thời kỳ này đã có đậu phộng, khoai tây và ớt xuất hiện, bởi vì có những nguyên liệu này, khi nàng chế biến nguyên liệu có thể tìm về được cảm giác nấu lẩu của đời sau.
Mùa đông trời cũng nhanh tối, mới giờ dậu (17h-19h), trời đã dần dần tối, xe ngựa của Chu Thư chậm rãi dừng trước cửa Chu gia.
Nàng nghe nói Kỳ