–--- SAU KHI MẸ KẾ TỈNH LẠI - THƯ THƯ THƯ –---
????????????????????
CHƯƠNG 45.
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Cách nói này quả thực làm trước mắt sáng ngời.
Hồ Tú Liên nghe mà trong lòng vô cùng dễ chịu, hùa theo: "Vậy để nó ở nhà ôn tập một tháng đi, dù sao nó đi làm cũng không kiếm được bao nhiêu điểm công. Để nó ở nhà nuôi gà, nuôi heo, nấu cơm, cũng đỡ cho tôi đi làm về còn phải bận rộn".
Một câu này liền quyết định xong sự việc, sáng hôm sau trong lúc ăn sáng, Ninh Kim Sinh và Hồ Tú Liên nói để cho Ninh Lan không cần đến công trường làm việc, cứ ở nhà ôn tập, nhân tiện chiếu khán gia súc trong nhà là được.
Thấy Ninh Kim Sinh và Hồ Tú Liên ủng hộ cô đi thi đại học, Ninh Lan tất nhiên là rất vui sướng. Cơm nước xong xuôi, cô mang theo tâm trạng thoải mái rửa dọn nồi bát, nấu cám lợn, sau đó dùng cám và rau dại băm nhỏ trộn đều cho gà ăn. Sau khi xử lý xong việc nhà và chuẩn bị bắt đầu ôn tập, cô mới nhớ ra sách giáo khoa trước đây của mình đã bị bán cho đồng nát rồi. Đặc biệt là lúc cô tốt nghiệp năm trước, do cô cầm trứng gà và lương thực trong nhà đi đổi tiền, nên sau này tất cả sách giáo khoa và sách bài tập đều bị Ninh Kim Sinh bán sạch.
Nếu không có sách giáo khoa và tài liệu ôn tập, chỉ dựa vào ý nghĩ thì làm sao ôn tập được. Ninh Lan ngồi ngẫm nghĩ một lát rồi tranh thủ thời gian đi nhanh lên xã, tìm bạn cấp ba hỏi mượn sách giáo khoa.
Dù sao các cô chỉ mới tốt nghiệp chưa được bao lâu, sách giáo khoa của bạn cô vẫn còn nhưng nó không đầy đủ. Thế là mấy người gom lại toàn bộ sách giáo khoa mình có, rồi chia cho mỗi người vài quyển, xem xong họ sẽ đổi lại cho nhau.
Để ôn thi đại học mà chỉ xem mỗi sách giáo khoa chắc chắn là không đủ, bởi vì kiến thức trong sách chỉ là những kiến thức cơ sở nhất. Các bạn học của cô lại cùng nhau thảo luận, nói mọi người nên nghĩ biện pháp tìm kiếm thêm một ít tài liệu. Có một số người đã bắt đầu tìm tài liệu học từ tháng tám, tháng chín, bây giờ các cô mới tìm không biết có đuổi kịp nhịp điệu đó hay không.
Ninh Lan có thể đi đâu tìm tài liệu? Thứ nhất, trong tay cô không có tiền, Ninh Kim Sinh và Hồ Tú Liên có thể đồng ý cho cô ở nhà ôn tập đã là khá tốt rồi, muốn để bọn họ lấy tiền ra là không thể nào. Thứ hai, người cô quen biết thực sự không nhiều.
Nghĩ tới nghĩ lui, cô lại nghĩ đến Lâm Kiến Đông.
Ở trong thôn các cô, Lâm Kiến Đông là người có khả năng lấy ra được tài liệu ôn tập nhất.
Nghĩ đến Lâm Kiến Đông, Ninh Lan lập tức cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Cô không quá lo lắng, cầm sách giáo khoa mượn được về nhà, ngồi xuống chuẩn bị ôn lại các kiến thức cơ bản trước. Kết quả là sau khi mở sách giáo khoa ra, nhìn những hình học và các bài toán khác nhau trước mắt, cô lập tức rơi vào mông lung.
Cô vẫn luôn chỉ nghĩ mình đường đường chính chính tốt nghiệp cấp ba, nhưng hình như cô đã quên, cô ở trường học chín năm cơ bản chưa từng nghiêm túc học hành. Mà những kiến thức cơ bản trước mắt này, ở trong đầu cô càng không có bao nhiêu vết tích tồn tại.
Cô bắt đầu học lớp một vào năm 1967, năm mà Cách mạng Văn hóa bắt đầu, và tất cả trường học đều đóng cửa để thực hiện náo cách mạng. Cũng là đeo cặp sách đến trường nhưng lại không học được gì ở đó, bởi vì học sinh không phải đang đấu tố giáo viên thì chính là tổ chức các buổi đi chơi. Cô tốt nghiệp trung học năm 1975, sang năm 1976 thì đại cách mạng chính thức kết thúc. Cô học năm năm tiểu học, hai năm cấp hai và cấp ba, tổng cộng chín năm nhưng đều ở trong cái thời kỳ đặc thù như vậy. Ở trường học, hầu như không có mấy người nghiêm túc học tập, việc nghiêm túc dạy văn hóa cũng có nhưng đều không phải nội dung quan trọng.
Nhìn những kiến thức trong sách giáo khoa, cô chỉ thấy ớn lạnh trong lòng.
Cô chỉ nghĩ người ta chỉ có kiến thức cấp hai cũng đi thi, mà cô có văn hóa cấp ba thì càng không có vấn đề gì. Nhưng ở một khắc mở sách giáo khoa ra cô mới chính thức ý thức được, đây không phải đang ôn tập, đây rõ ràng là bắt đầu từ con số không!
Đương nhiên, nói bắt đầu từ con số thì có chút khoa trương, vì mấy đề bài đơn giản một chút cô vẫn có thể giải được. Chỉ cần cô không xa lạ với chữ Hán thì hầu hết đều nhận biết và có thể viết được một ít văn, nhưng đó là những câu cơ bản nhất.
Nhìn những con số hình học trước mắt, lại nghĩ đến thời gian ôn tập chỉ có hơn một tháng, hai mắt cô bắt đầu hoa lên, đầu óc quay cuồng, quả thực muốn cắm đầu xuống. Có nhiều thứ khi tưởng tượng thì thấy dễ dàng, nhưng khi thực sự có được, chúng ta mới phát hiện ra mình không biết nên xuống tay từ đâu và mới biết được nó có bao nhiêu khó.
Nhưng cô không để bản thân gục ngã, cô hít sâu một hơi để ổn định lại chính mình, không thể còn chưa bắt đầu đã bỏ cuộc giữa chừng. Phải biết rằng những người khác cũng chả khá hơn cô là bao, đa số đều không học hành đến nơi đến chốn hoặc là bỏ học sớm, còn có người ra trường cả chục năm trời, tất cả bọn họ không phải đều giống như cô phải bắt đầu ôn tập lại từ tháng này sao.
Tất cả mọi người đều giống nhau, đều ôn tập lại từ đầu, cô không kém họ chỗ nào hết, cô có thể làm được.
Sau khi tự động viên mình như vậy, Ninh Lan hít sâu một hơi, siết chặt cây bút chì trong tay, nghiến răng bắt đầu buộc mình đọc sách.
* * *
Từ sau tết Nguyên Đán, Ninh Hương bắt đầu nhận thêu các tác phẩm nghệ thuật cao cấp, nhưng do mỗi ngày phải rút ra một khoảng thời gian để rèn luyện đọc sách và ôn tập nên cho đến nay cô mới chỉ làm được hai bức tranh thêu. Ở sau ngày thứ hai đăng ký, cô giao thành phẩm đã làm xong cho trạm thêu rồi lấy tiền chứ không lấy nguyên liệu mới.
Mặc dù các tác phẩm nghệ thuật cao cấp được làm rất chậm, nhưng đây là công việc đòi hỏi tinh tế, mỗi bức thêu làm ra phải tinh xảo nên cảm giác thành tựu khác hẳn so với trước đây. Hơn nữa, dù mất mấy tháng mới cho ra được một bức tranh thêu, nhưng tiền công nói chung vẫn cao hơn rất nhiều so với thêu những thứ lặt vặt.
Hiện tại không nhận việc thêu thùa về làm, bởi vì Ninh Hương định sẽ dành hơn một tháng tới đây cho việc ôn tập. Với tâm lý nước rút cuối cùng, cô muốn chải vuốt, củng cố lại tất cả tri thức cùng với nghiên cứu chuyên sâu hơn để bảo đảm lúc thi có thể vạn vô nhất thất.
Tiểu Yến cùng Thải Phượng không từ bỏ công việc thêu của mình, họ vừa thêu vừa kiếm tiền vừa ôn bài. Đương nhiên, thời buổi này có nhiều người đều vừa học vừa làm giống như hai người họ, bởi vì mọi người còn muốn ăn cơm. Thi đại học chưa chắc sẽ thi đỗ, nhưng bụng chắc chắn không thể bị đói.
Ninh Hương như đã hứa với Tiểu Yến cùng Thải Phượng, ban ngày tới xưởng thêu cùng ôn tập với hai cô ấy. Các cô cùng nhau xem sách rồi cùng nhau thảo luận đề bài, các thợ thêu vẫn là vừa thêu hoa vừa buôn dưa lê.
Có lẽ cảm thấy nếu mình ồn ào quá sẽ ảnh hưởng đến ba người đang ôn tập đằng kia, nên dù buôn dưa lê cũng không dám thoải mái quá. Chạng vạng sau khi các thợ thêu thu dọn đồ về nhà, Hồng Đào đưa chìa khoá xưởng thêu giao cho Ninh Hương và nói với cô, Tiểu Yến và Thải Phượng: "Ngày mai bọn chị không tới, gần đây thời tiết lạnh hơn rồi, nguyên liệu được phát cũng không nhiều nên ngồi nhà làm là được, xưởng thêu này nhường lại cho các em ôn bài".
Ninh Hương, Tiểu Yến cùng Thải Phượng tỏ ra khá ngượng ngùng, nhưng thấy Hồng Đào muốn để các cô được ôn tập tốt nên ba người cuối cùng lôi kéo Hồng Đào và các thợ thêu khác nói câu cám ơn, khen họ là các chị gái tri kỷ.
Hồng Đào chỉ cười nói: "Đã đăng ký thì phải ôn tập cho tốt vào đấy, nói không chừng lại may mắn thi đậu ấy chứ".
Thải Phượng cười tươi: "Vâng, em cũng nghĩ vậy".
Chờ đám người Hồng Đào đi rồi, Ninh Hương, Tiểu Yến cùng Thải Phượng đều nói về nhà ăn cơm trước. Cơm nước xong lại mang đèn dầu tới đây, bọn cô muốn thắp đèn tới đêm cùng nhau học bài, giành giật tất cả những thời gian có thể sử dụng được.
Trước khi Ninh Hương quay về nhà thuyền sau khi rời khỏi xưởng thêu, cô ghé đến phòng chăn nuôi một chuyến. Cô được Tiểu Yến cùng Thải Phượng giao cho việc hỏi Lâm Kiến Đông xem anh có muốn đến xưởng thêu để cùng ôn tập với các cô