Sau Khi Mẹ Kế Tỉnh Lại

Chương 9


trước sau


--- SAU KHI MẸ KẾ TỈNH LẠI - THƯ THƯ THƯ ---











????????????????????












CHƯƠNG 8.












Người Dịch: Lan Thảo Hương. 











Sau khi Lâm Kiến Đông dẫn Ninh Hương đến phòng chăn nuôi thì rời đi. 

Dưới ngọn đèn dầu, Ninh Hương nhìn một vòng bố trí đơn sơ trong phòng chăn nuôi. Nơi này ngoài nông cụ ra, tất cả những thứ còn lại đều là một ít đồ dùng thiết yếu hàng ngày. Một cái giường nhỏ cũ kỹ, một cái bàn nhỏ, một cái vạc nước nhỏ và một bếp lò bằng đất. Sau khi quét qua bố cục căn phòng, Ninh Hương không quá bắt bẻ, cô đốt cây nhang trong tay để đuổi muỗi, sau đó cầm chậu đi múc nước trong chum rồi đổ vào nồi sắt trên bếp, nấu một nồi nước nóng để tắm rửa. 

Tắm rửa xong, cô ra ngoài đổ nước. Lúc trở lại phòng thì cài kỹ chốt cửa, thổi đèn rồi lên giường đi ngủ.

Giường được ghép lại từ tấm ván gỗ cũ, mặt phẳng tấm ván không bằng phẳng nên được trải thêm rơm rạ và chiếu rơm bên trên. Thời tiết hiện tại đi ngủ không cần đắp chăn, chỉ cần đắp một chiếc chăn mỏng trên bụng là đủ rồi. 

Ninh Hương nằm trên giường để mở một góc chăn, gió mát chậm rãi từ ngoài cửa sổ thổi vào hất nhẹ lên mái tóc trên trán cô. Sợi tóc cọ nhẹ qua má cô tựa như đang dịu dàng vỗ về cái tát trên má. 

Trên mặt đã không còn đau và trong lòng không có cảm giác quặn thắt nào. 

Vốn cũng không có nhiều kỳ vọng, nên chưa nói đến thất vọng.

Nhưng oán và hận lại sinh sôi một cách dã man.

Ninh Hương hít sâu một hơi, nhắm mắt ngủ.

***

Khi Lâm Kiến Đông về đến nhà thì sắc trời đã muộn, nhất là thời nay mọi người đều đi ngủ sớm nên người trong nhà đã lần lượt đi ngủ hết rồi. Anh trực tiếp tắm nước lạnh, sau đó đến phòng em trai Lâm Kiến Bình chuẩn bị đi ngủ.

Lâm Kiến Bình còn chưa ngủ, thấy anh trai liền dịch người nhường ra ít chỗ và hỏi: "Anh ba, sao tối nay lại trở về thế?". 

Từ khi được bầu làm đội trưởng đội sản xuất, Lâm Kiến Đông hầu như ở lại phòng chăn nuôi. Người khác tan tầm nhưng anh còn chưa tan, buổi tối sau khi cơm nước xong, anh ở lại phòng chăn nuôi sửa cái này cái kia, cho lừa cho trâu ăn và bảo vệ tài sản tập thể cho đội sản xuất. 

Đương nhiên, cũng có nguyên nhân khác khiến anh không về nhà sống chung với mọi người là vì người trong nhà quá nhiều. Đặc biệt là anh cả và anh hai đã cưới vợ sinh con. Trong nhà chỉ có mấy gian phòng gạch cũ, nói muốn bao nhiêu chen chúc là có bấy nhiêu, ngay cả không gian để nói thì thầm cũng không có. Vì muốn thừa ra chút không gian cho người nhà, anh ở phòng chăn nuôi tự dựng cho mình cái giường, lại kiếm ít gỗ đánh một cái bàn nhỏ và đắp một cái bếp lò đất. Mỗi ngày sống một mình ở phòng chăn nuôi làm bạn với nông cụ. 

Lâm Kiến Đông nằm xuống giường, trút bỏ đi mệt mỏi trong ngày, giọng nói hời hợt: "Phòng chăn nuôi đã cho người khác mượn". 

Lâm Kiến Bình dường như không mấy hứng thú với việc ai ở lại phòng chăn nuôi, anh nhỏ giọng nói: "Mẹ đang tìm người mai mối cho anh đấy. Nghe nói là người ở trấn Trạch bên cạnh, dáng dấp trông rất đẹp. Mẹ bảo anh qua mấy ngày nữa đi xem mắt người ta".

Lâm Kiến Đông nằm ngửa, giọng nói vẫn hời hợt như cũ: "Tạm thời chưa nghĩ muốn kết hôn". 

Lâm Kiến Bình hơi nhổm người dậy, mượn ánh trăng hắt vào phòng nhìn anh trai mình: "Anh ba, anh trưởng thành rồi mà còn chưa muốn kết hôn sao? Anh không vội nhưng ba mẹ lại vội muốn chết rồi. Anh muốn văn hóa có văn hóa, muốn dáng vẻ có dáng vẻ, lại còn là đội trưởng đội sản xuất, chẳng lẽ còn lo không tìm được đối tượng?".

Trong nhà nghèo đương nhiên là khó tìm. Đặc biệt là sau khi anh cả và anh hai kết hôn đã móc rỗng nền tảng trong nhà. Cuộc sống sau khi cưới của họ khá khó khăn, mọi người thường xuyên vì một ít chuyện lông gà vỏ tỏi mà cãi nhau không có điểm cuối. Nếu không phải chị dâu cả và chị dâu thứ hai có mâu thuẫn, thì là hai chị dâu cùng mẹ anh có mâu thuẫn. Hoặc có khi là mâu thuẫn giữa anh trai và chị dâu, còn có thêm bọn trẻ nữa. Thật sự là mâu thuẫn mãi không hết. Nói cho cùng, nguyên nhân cũng rất đơn giản, vì trong nhà nghèo nên một cây lông gà cũng muốn tính toán. 

Mỗi ngày Lâm Kiến Đông chứng kiến ​​gia đình mình gà bay chó chạy, đặc biệt là mẹ của anh Trần Xuân Hoa chưa có một ngày sống thoải mái và hai chị dâu từ khi gả tới cũng không tính là tốt, họ luôn phàn nàn rất nhiều. Nếu để anh cưới vợ và dẫn theo người ta sống một cuộc sống giống vậy, vậy thà không kết hôn còn hơn.

Theo cái nhìn của anh, đối với gia đình nghèo khó, kết hôn sẽ tạo thêm gánh nặng cho gia đình và sẽ khiến mâu thuẫn trong gia đình càng nhiều hơn, cuộc sống sẽ khó khăn hơn. Đương nhiên, đó cũng là hành vi vô trách nhiệm đối với con gái người ta, bởi vì cưới người ta về lại để họ chịu khổ ngậm oán thì có cái gì mà tài ba?

Anh chỉ nhìn cảnh ba mẹ và hai anh trai chị dâu sinh hoạt đã cảm thấy ái ngại, vì vậy đối với cuộc sống hôn nhân cũng không hướng tới lắm. 

Anh không muốn nói về những thứ trôi nổi không tiếp đất này, vì cũng chẳng ai xung quanh anh nghe hiểu được. Mà nghe cũng chỉ nói đầu óc anh có vấn đề, thế nên anh chỉ đơn giản trả lời: "Ừ, còn chưa nghĩ". 

Lâm Kiến Bình càng thêm bát quái, càng đè thấp giọng hỏi: "Anh có người thích trong lòng rồi à?". 

Lâm Kiến Đông đáp một cách dứt khoát và đơn giản: "Không có". 

Lâm Kiến Bình gục đầu vào chiếc gối rơm: "Anh thật kỳ lạ".

Lâm Kiến Đông nhàn nhạt lên tiếng: "Anh muốn là làm sao dẫn dắt các đồng chí xã viên của chúng ta sống một cuộc sống tốt đẹp hơn".

Lâm Kiến Bình đối với đề tài này không mấy hứng thú, dù sao đầu óc anh không thông minh và không có lòng bác ái như vậy. Anh vừa xoay người vừa ngáp một cái: "Vậy anh từ từ suy nghĩ đi". 

***


Giấc ngủ này của Ninh Hương tương đối an tâm, sáng hôm sau cô vẫn dậy rất sớm. 

Tuy nhiên, cô dậy đã sớm nhưng Lâm Kiến Đông còn dậy sớm hơn cô. Sau khi thu dọn giường chiếu, đánh răng rửa mặt và chải đầu, cô thấy Lâm Kiến Đông tới phòng chăn nuôi. Anh đến sớm để cho gia súc của đội sản xuất ăn và nhân tiện mang một ít gạo đến cho Ninh Hương. 

Đặt gạo lên bàn, anh nói: "Đây là tính theo đầu người của đội sản xuất để chia cho em. Anh không thể làm chủ cho không nên em có thể xem xét làm việc cùng với mọi người để kiếm điểm công, hoặc là thêu thùa kiếm tiền, đến cuối năm thì dùng tiền trả". 

Ninh Hương cảm ơn vì sự chu đáo của anh, cô vội vàng gật đầu nói: "Được, vậy cuối năm em dùng tiền trả". 

Ngay từ đầu, đến đội sản xuất làm việc để kiếm điểm công cũng là kiếm tiền. Gia đình ăn bao nhiêu lương thực cả năm sẽ đổi từ điểm công vào cuối năm. Nếu là gia đình ít người, điểm công còn thừa có thể đổi thành ít tiền. Nhưng nếu là gia đình nhiều người, có khi điểm công không đủ để đổi, gia đình đó còn phải dùng tiền bổ sung cho đội sản xuất.

Lâm Kiến Đông sau khi đưa lương thực cho Ninh Hương, anh đi cho gia súc ăn rồi về nhà. 

Ninh Hương ước lượng gạo trong túi cảm thấy không nhiều nên nắm lấy một nắm, vo sạch rồi cho vào nồi nấu ít cháo trắng. Ăn xong cháo, cô cầm bát đi rửa, thấy không còn việc gì nữa liền cầm đồ thêu đi đến xưởng thêu để làm việc. 

Bản thân cô cũng có khung thêu, lúc ấy kết hôn, ở trong đám của hồi môn có một cái. Nhưng hiện tại, cô không muốn qua nhà họ Giang để lấy. Cô nghĩ chờ Giang Kiến Hải trở về và chính thức ly hôn, cô sẽ đến nhà họ Giang để lấy lại của hồi môn. Của hồi môn của cô không nhiều, chỉ là hai hòm chăn đệm và một ít quần áo. Nhưng chờ qua một thời gian nữa trời sẽ chuyển lạnh, cho nên cô nhất định phải cầm những vật đó về, bằng không mùa đông năm nay sẽ không có đồ để giữ ấm. 

Ninh Hương cầm nguyên liệu đến xưởng thêu thì tình cờ thấy Hồng Đào tới mở cửa. 

Hồng Đào không chỉ là người phụ trách giữ chìa khoá của xưởng thêu của đội Thủy Điềm, mà cô ấy còn là chủ nhiệm phụ nữ của đại đội. Hàng ngày, ngoài việc làm thêu thùa để kiếm tiền trợ cấp gia đình, nội trợ và nuôi dạy con cái ra, cô ấy còn quản lý các cuộc gây gổ đánh nhau giữa các cặp vợ chồng và mẹ chồng nàng dâu. 

Thấy Ninh Hương tới, ánh mắt cô ấy sáng lên, mở miệng hỏi: "Em chưa trở về nhà chồng à?". 

Tối hôm qua, Ninh Hương và ba mẹ cô cãi nhau rồi bị đánh một cái tát đã truyền đi khắp làng. Ngay khi Ninh Hương xách túi rời đi, mọi người ở sau lưng nghị luận đều cho rằng cô đã về nhà chồng rồi. Nào biết, sau một đêm, cô lại đến xưởng thêu. 

Ninh Hương không mảy may né tránh ánh mắt bát quái tìm tòi và nghiên cứu của Hồng Đào, cô bước qua ngưỡng cửa tiến vào xưởng thêu, nói: "Em không về". 

Hồng Đào đưa tay vén mái tóc ngắn của mình ra sau tai, đi theo Ninh Hương hỏi: "Ồ, vậy giờ em ở đâu?". 

Ninh Hương đi lấy khung thêu rồi ngồi xuống, sau đó lấy các vật liệu thêu và công cụ ra: "Đang ở tạm phòng chăn nuôi của đội sản xuất". 

Việc cô đang ở đâu không có gì hay để bát quái, Hồng Đào tiến lại gần Ninh Hương hỏi: "Em…. không có ý định quay về nhà chồng à?". 

Ninh Hương cầm lấy một sợi chỉ bắt đầu bổ tia: "Vâng, không có ý định trở về". 

Ninh Hương nói không chút do dự, nhưng ở trong mắt Hồng Đào thì cô trăm phần trăm là đang nói lẫy. Cô ấy không nhịn được muốn quan tâm việc này, thế là cô ấy nói một cách nghiêm túc: "A Hương, nghe chị khuyên một câu, nếu thấy tốt thì nên thu đi, em như vậy sẽ khiến nhà chồng và nhà mẹ đẻ đều khó chịu, như vậy ăn thiệt thòi còn không phải là mình sao? Làm vợ người ta có ai mà không bị ủy khuất? Huống hồ, em còn có ba đứa nhỏ nên sẽ càng không dễ dàng. Nhưng em suy nghĩ kỹ xem, xưởng trưởng Giang có công việc tốt, so ra thì đã tốt hơn rất nhiều". 

Bây giờ khi nghe thấy những lời như vậy, Ninh Hương không tự giác cảm thấy buồn bực trong lòng. Cô xỏ chỉ đã được bổ tia vào kim, giọng nói vẫn nhàn nhạt: "Phụ nữ khi kết hôn nhất định phải chịu ủy khuất, và đàn ông chỉ cần có công việc tốt là được?". 

Hai mắt Hồng Đào mở lớn: "Đó là đương nhiên! Đàn ông cần nuôi gia đình, phụ nữ chúng ta có thể làm được cái gì?". 

Ninh Hương cúi đầu thêu thùa, tiếp tục trả lời Hồng Đào: "Chuyện đàn ông có thể làm, đa số phụ nữ cũng có thể

làm, chẳng qua từ xưa đến nay cơ hội cho phụ nữ rất ít thôi. Tài sản trong gia đình đều không truyền lại cho phụ nữ, lại còn hạn chế phụ nữ phát triển ở mọi phương diện, buộc phụ nữ phải gò bó ở trong gia đình để sinh con, nuôi con và hầu hạ mọi người. Trong khi đó, chuyện phụ nữ có thể làm, đàn ông lại hoàn toàn làm không được. Ví dụ như mang thai mười tháng và sinh con, đàn ông làm được không?".

Hồng Đào bị cô nói đến sững sờ, chốc lát nói: "Đây là kiểu nói gì vậy? Đàn ông sao mà sinh con được? Đàn ông có thể chất cường tráng, sức lực lớn và đầu óc tốt, sinh ra chính là để làm chuyện lớn nên chắc chắn có thể làm được nhiều hơn chúng ta rồi. Phụ nữ chúng ta chỉ biết sinh con, nuôi con và làm việc nhà, những việc đó đâu tính là gì? Đều là việc nhỏ không đáng nhắc đến, cuối cùng, nuôi gia đình không phải đều dựa vào đàn ông sao?". 

Ninh Hương cười giễu: "Sinh con, trông đứa nhỏ, làm việc nhà đều không tính là gì? Việc nhỏ không đáng nhắc đến? Người ta làm bảo mẫu ở thành phố lớn còn kiếm được nhiều tiền hơn cả đàn ông dựa vào sức lực. Cho nên không cần phải nâng cao đàn ông, đồng thời lại giẫm thấp phụ nữ như thế. Chị Hồng Đào, chị cũng là phụ nữ, chẳng lẽ cứ thích coi thường bản thân đến vậy?".

Hồng Đào nghe Ninh Hương nói, trong lòng nhất thời có chút không vui. Sắc mặt cô ấy nghiêm túc, ưỡn ngực nói: "A Hương, đừng có châm biếm chị. Phụ nữ chúng ta trời sinh đã thấp hơn đàn ông. Đây là đạo lý từ xưa đến nay, đàn ông là trời và phụ nữ là đất. Đàn ông ở bên ngoài đỉnh thiên lập địa kiếm tiền nuôi gia đình, mà phụ nữ cần chăm lo cho gia đình và nuôi dạy con cái. Phụ nữ chỉ có hầu hạ đàn ông đến thoải mái, thì cuộc sống mới sẽ tốt. Nếu phụ nữ không hiền lành, thì gia đình chắc chắn sẽ bại". 

Ninh Hương cũng trở nên nghiêm túc hơn một chút, cô ngẩng đầu nhìn Hồng Đào nói: "À, vậy cuộc sống ở nhà tốt là đàn ông có bản lĩnh là công lao của đàn ông. Còn không tốt thì do phụ nữ không hiền lành do phụ nữ bại, thật là có ý tứ. Mỗi triều đại diệt vong từ xưa đến nay đều kéo phụ nữ ra làm kẻ chết thay, để họ bị người đời sau trăm ngàn năm thóa mạ. Cái truyền thống cũ này tốt quá nhỉ, đến bây giờ còn chưa bị mất đi". 

Hồng Đào không đọc được sách mấy năm nên nghe không thể hiểu những gì cô nói. Cô ấy há hốc mồm, thật lâu sau mới nói: "Chị nghe không hiểu em đang nói cái gì, cũng không biết là ai dạy em. Nhưng chị lớn hơn em bảy tám tuổi, vậy nên chắc chắn chị hiểu nhiều hơn so với em. Em cứ nghe chị không sai đâu, đây là muốn tốt cho em".

Ninh Hương nhìn thẳng vào mắt Hồng Đào, cảm thấy lồng ngực nghẹn một hơi, cô nói: "Nói đơn giản là, nếu phụ nữ không sinh con, không trông con và không làm việc nhà, cũng đi ra ngoài kiếm tiền giống như đàn ông. Ví dụ, nếu chúng ta tập trung vào thêu thùa thì tiền kiếm được chưa chắc đã ít hơn so với đàn ông. Nếu phụ nữ đã dành thời gian và sức lực để kiếm tiền dùng vào gia đình, vậy không phải nên có được công nhận và tôn trọng xứng đáng được nhận sao. Giá trị của việc ở nhà trông con và làm việc nhà không hề thấp hơn giá trị của việc kiếm tiền ở bên ngoài, và không nên bị coi thường như thế". 

Hồng Đào "oái" một tiếng, chọn cái mình nghe hiểu và nói: "Em A Hương, phụ nữ không sinh con thì còn gọi là phụ nữ sao? Phụ nữ sinh con, làm việc nhà, hầu hạ đàn ông và hầu hạ cha mẹ chồng chính là chuyện thiên kinh địa nghĩa đấy hiểu không?". 

Nghe vậy, Ninh Hương cau mày: "Tại sao không sinh con thì không được gọi là phụ nữ? Thế nào là thiên kinh địa nghĩa?". 

Hồng Đào gằn giọng nói: "Phụ nữ không sinh con đó là phế vật!". 

Một hơi nghẹn ngay lồng ngực Ninh Hương, quả là sắp bị chọc giận đến nổ tung. Cô nhìn Hồng Đào một lúc, cất tiếng cười lạnh rồi cúi đầu không nói nữa. 

Cô không muốn mắng Hồng Đào một chút nào, cũng không cần thiết phải tiếp tục tranh luận, vì cãi nhau có bện ra một trăm câu, một ngàn câu thì cũng như nước đổ đầu vịt thôi. Cô chỉ cảm thấy rất đáng buồn, đáng buồn không chỉ một mình Hồng Đào, hay thậm chí là cả một đội phụ nữ của đội Thủy Điềm. 

Thấy Ninh Hương không nói, Hồng Đào cảm thấy mình đứng trên đạo lý nên nói tiếp: "A Hương, em đừng để bị người ta dạy hỏng đi. Phụ nữ chúng ta nên thành thật ở nhà dạy dỗ con cái, hầu hạ tốt đàn ông thì cuộc sống mới tốt lên được". 

Ninh Hương lại ngẩng đầu lên nhìn cô ấy: "Chủ tịch Mao đã nói, phụ nữ có thể gánh nửa bầu trời". 

Hồng Đào muốn nói gì đó nhưng đóng mở miệng mấy lần lại không nói ra được lời gì. Có thể nói ai nói hươu nói vượn cũng được, chứ không thể nói Chủ tịch Mao dạy hư người, nói ra không sợ bị kéo đi giáo dục lao động sao. 

Hồng Đào cười khô cằn hai tiếng, trong lòng lại nghĩ Ninh Hương không cứu được nữa rồi, thật đúng là uổng phí miệng lưỡi của cô. Cô tận tình khuyên bảo nhiều như vậy còn không phải vì tốt cho cô ấy sao? Ai biết rằng cô ấy lại kéo Chủ tịch Mao ra. 


Hồng Đào chẳng còn tâm trạng muốn khuyên người nữa, cô từ bên người Ninh Hương đứng lên và cười gượng gạo: "Vậy em làm việc đi". 

Tư tưởng không trên cùng một đường thẳng, không ai thuyết phục được ai, do đó không cần thiết phải tranh luận nữa. Ninh Hương cúi đầu bình ổn hơi thở, tiếp tục chuyên tâm vào công việc thêu thùa. Thời gian kế tiếp cũng không cùng ai nói gì thêm, và cũng không tham gia vào nhóm trò chuyện của các thợ thêu. 

Bầu không khí trong xưởng thêu cũng giống như chiều hôm qua, nhưng nay nhiều người hơn nên náo nhiệt hơn một chút. Các thợ thêu cùng nhau nói chuyện phiếm, khi nói đến chỗ buồn cười hoặc ai đó kể chuyện cười, mọi người sẽ cười phá lên. 

Mấy thiếu nữ nhỏ tuổi chưa kết hôn, khi gặp phải điều mình nghe không hiểu sẽ trợn tròn mắt hỏi: "Ý của chị là gì?". 

Có phụ nữ không đỏ mặt sẽ liếc thiếu nữ tuổi nhỏ kia và nói: "Cô gái nhỏ*, không nên hỏi thì đừng hỏi linh tinh". 

(*) 小娘鱼 - Gốc ở đây là "Tiểu nương ngư". Đây là phương ngữ Tô Châu, là tiếng địa phương và để diễn đạt thành lời thì rất khó. Trong tiếng Quan Thoại, từ "Tiểu nương ngư" được hiểu l là cô gái nhỏ. 

Nói cười vui vẻ như vậy cho đến khi mặt trời lên cao, các thợ thêu lớn tuổi thấy đã gần trưa liền kết bạn về nhà nấu cơm. Còn các thợ thêu nhỏ tuổi không cần nấu cơm thì ở lại xưởng thêu thêm một lúc, đợi đến giờ cơm lại về nhà.

Khi Ninh Hương chưa kết hôn cũng là như vậy, bởi vì thêu thùa tinh tế kiếm được nhiều tiền hơn một chút, cộng thêm tay nghề của cô tốt, thêu lại đẹp nên Hồ Tú Liên vì để cô nuôi tay không có bắt cô phải làm công việc nặng trong nhà. Đương nhiên, giúp đỡ trông em trai em gái thì không ảnh hưởng. 

Thợ thêu không phải ai cũng làm được, bởi vì đây là một công việc cần kỹ thuật. Không có tay nghề khéo léo là không làm được nghề này. Trong số những thợ thêu ở đội Thủy Điềm, người có thể làm được thêu tinh tế không nhiều, đa số đều là thêu thô nên họ vẫn có thể ôm đồm thêm công việc nhà. 

Cũng có những người thực sự không làm được thêu thùa, tựa như Hồ Tú Liên. Nếu ai có thời gian thì đến đội sản xuất làm việc để kiếm điểm công, tuy không kiếm được nhiều điểm công như đàn ông tráng hán có sức lực, hay như thợ thêu kiên nhẫn từng kim từng sợi chỉ kiếm ra tiền, nhưng dẫu sao so với không có thì vẫn tốt hơn nhiều. 

Hồng Đào và mấy thợ thêu khác cùng nhau rời xưởng thêu, ở trên đường họ lại nói đến Ninh Hương. Hồng Đào không thể nào hiểu được ý nghĩ trong lời nói của Ninh Hương, thế là dùng sự hiểu biết và ý kiến ​​của mình nói với những thợ thêu khác bằng giọng điệu chỉ trích. 

Có thợ thêu nghe xong liền nói: "Nửa năm qua, rốt cuộc cô ấy hơn ở nhà chồng chịu bao nhiêu ủy khuất thế? Đầu óc sao giống có vấn đề vậy?". 

Hồng Đào nói: "Đúng thế, đầu toàn cơ bắp thôi, khuyên cũng không khuyên được". 

Có thợ thêu khác lại nói: "Vậy đừng khuyên nữa, nói cho cùng đó là chuyện của người ta, chúng ta không quản được".

Hồng đào gật đầu nói: "Cô ấy đã kết hôn rồi, nói cho cùng đã không còn là người của đội Thủy Điềm chúng ta nữa. Tôi không thèm quan tâm nữa".

Có thợ thêu suy nghĩ rồi nói: "Mọi người nói xem cô ấy làm vậy là muốn cái gì?". 

Lại có thợ thêu mỉm cười nói: "Còn có thể muốn cái gì? Chẳng qua muốn người nhà chồng đến mời về thôi. Mọi người nghĩ xem, cô ấy tự mình xách túi chạy về, nên tất nhiên sẽ thấy xấu hổ để trở về bên kia rồi. Tôi nói nghe này, sợ là cô ấy phải giày vò không rồi. Mẹ ruột của xưởng trưởng Giang có thể đến mời cô ấy ư? Nhìn đi, đợi ầm ĩ xong, cuối cùng  vẫn phải tự mình xách túi liếm mặt trở về nhà họ Giang thôi". 

"Tôi cũng nghĩ vậy…..". 











--- HẾT CHƯƠNG 8 ---













trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện