PHIÊN NGOẠI 4: CÁC NHÂN VẬT PHỤ
4) Thẩm Khinh Dương
……………………………………………
Có câu: “Đầu trọc nào sợ bị túm tóc”.
Do từ nhỏ tới lớn đều không có gì nên Thẩm Khinh Dương cũng chẳng sợ mất đi.
Cha nuôi y là một con ma men, đã vậy còn nghiện cờ bạc.
Có đợt còn mắc nợ người ta một bàn tay.
Chủ nợ tìm tới tận nhà.
Cha nuôi không ở đó, mẹ nuôi run rẩy cầm cổ tay Thẩm Khinh Dương giơ ra.
“Ông Thẩm ra ngoài rồi.
Không thì chặt cái tay này đi? Chúng tôi thực sự không có tiền đâu.”
Khi đó y còn nhỏ, thường xuyên ăn không đủ no khiến cho cổ tay gầy gò như que củi.
Thái độ của y bình tĩnh đến lạ, hoặc nói là đã đờ ra.
Không gì đáng buồn bằng trái tim đã chết.
Từ thuở ấu thơ, y đã không cảm nhận được sự buồn khổ nữa rồi.
Khuôn mặt người đòi nợ run lên.
Dường như người ta không ngờ lại có người dám lấy cả con trai ra gán nợ thế này, cũng không dám chặt thật, đành phải ủ rũ rời đi.
Người trong thôn luôn nói nhà họ Thẩm “Trúc xấu đẻ măng tốt”.
Mặt mũi của hai vợ chồng đều chẳng ra gì, đứa con lại trắng trẻo sạch sẽ, vừa nhìn đã thấy thích.
Thẩm Khinh Dương ăn cơm trăm hộ trong thôn lớn lên.
Có lần hàng xóm không đành lòng chứng kiến cảnh y bị đói đến khó chịu nên gọi vào nhà cho ăn một bữa.
Kể từ khi đó, cha mẹ nuôi không còn chuẩn bị bát đũa cho y nữa.
Thẩm Khinh Dương đã sớm biết mình không phải con ruột.
“Cái thân nhỏ xíu của mày nằm trong thùng rác giữa trời tuyết lớn.
Tao làm công nhân vệ sinh, thấy mày nên nhặt về, biết chưa?”
“Nếu bọn tao không mang mày về thì mày chết từ lâu lắc rồi.
Hiểu chứ? Làm người phải học được cách biết ơn!”
Trường tiểu học duy nhất trong thôn cách nhà Thẩm Khinh Dương đến mấy km.
Mỗi sáng y phải rời giường ra ngoài từ 5 rưỡi.
Mùa hè còn đỡ, muỗi đốt vẫn nhịn được.
Nhưng mùa đông đi trên mặt băng một chuyến, cả tay lẫn chân y đều lạnh cứng đến tím tái sưng phồng.
Giáo viên thực tập trợ giảng trong trường không nhìn nổi, tìm cho y hai bộ quần áo cũ.
Quần áo không giặt được, giặt sạch thì sẽ không ấm nữa.
Thẩm Khinh Dương mặc bộ đi mặc lại đồ đó trong rất nhiều năm.
Ban ngày y đi học, ban đêm sờ lần dò đường về nhà, còn phải làm việc.
Theo lý thì đứa bé như vậy sẽ rất dễ chết non.
Y vừa chào đời đã bị mẹ ruột ném vào thùng rác, không chết; bị ngược đãi từ nhỏ đến lớn, cũng không chết; thậm chí chưa từng đổ bệnh quá nặng.
Thực ra bên trên cũng có người tới xóa đói giảm nghèo.
Tiếc rằng đỡ được tiền không đỡ được chí.
Nhân viên công tác vừa đi, hai vợ chồng lại quay về điểm xuất phát.
Nực cười nhất chính là khi thôn chia cho nhà một con heo, mong cha nuôi có thể nuôi đến cuối năm, con heo đó đói đến mức còn gầy hơn cả Thẩm Khinh Dương.
Cha Thẩm lén bán đi, lên trấn trên chơi gái, đúng lúc bị người rà soát tệ nạn bắt được.
Điều này khiến cho cán bộ xóa đói giảm nghèo tức giận tới nỗi xây xẩm mặt mày.
Việc học của Thẩm Khinh Dương chấm dứt vào năm cấp hai.
Chỉ có chín năm giáo dục bắt buộc là không yêu cầu học phí.
Mùa hè năm ấy y hái rất nhiều cây thuốc và nấm trong núi.
Ngày nào cũng đi bộ năm cây số lên trấn trên bán cho người thu mua.
Tay chân bị mài mòn đến rách da chảy máu.
Thẩm Khinh Dương tốn một kỳ nghỉ hè gian nan khổ cực tích lũy 1917,5 đồng*(~ 6tr7) tiền đóng học phí và phí sinh hoạt học kỳ một cấp ba.
Chất lượng dạy học của nông thôn không tốt lắm, y đạt vừa đúng ngưỡng điểm chuẩn.
Không có học bổng.
Thi kém nhất ở môn tiếng Anh, chỉ được 62 điểm, phần nghe được đúng có 8 điểm.
Phí ăn ở tại cấp ba là 600 một học kỳ, học phí 900.
Thừa 417 có thể để ăn uống.
Lên cấp 3 rồi cũng xin được trợ cấp cho học sinh nghèo khó.
Sẽ có cách thôi.
Thẩm Khinh Dương gối đầu lên thư báo trúng tuyển, tự nhủ.
Thế nhưng trong đêm cuối cùng ở nhà, y lại thấy mệt nhọc quá.
Thẩm Khinh Dương ngủ say như chết.
Khi y tỉnh dậy, thư báo trúng tuyển dưới gối vẫn còn, tiền thì bỗng biến mất.
Y tìm rất lâu.
Hỏi mẹ, mẹ nói không biết.
Cha không ở nhà.
Thẩm Khinh Dương chờ ngoài cửa, chờ tới tận khi cha mang theo ít món kho về.
“Tiền của con đâu?” Bàn tay nắm chặt thành đấm của y run lên.
Học phí y kiếm suốt kỳ nghỉ hè bị cha nuôi cầm lên trấn trên chơi mạt chược thua sạch.
Thẩm Khinh Dương sẵn sàng tìm những người đó dập dầu xin lại tiền, dù có phải viết giấy nợ sau này trả đi chăng nữa.
Thế nhưng những người đó là ai y cũng không biết.
Nhiều năm trôi qua, đây là lần đầu tiên y khóc.
Gào thét đến khản giọng muốn liều mạng với ông ta.
Cha nuôi quăng vào mặt y một cái tát: “Mạng của mày là do tao cứu! Lấy chút tiền của mày thì đã sao? Đọc sách có ích lợi gì? Tao thấy mày nên ra ngoài kiếm tiền sớm chút, trả phí ở nhờ bao năm nay cho tao mới đúng!”
Thẩm Khinh Dương rốt cuộc cũng chạy trốn.
–
Ở xã hội hiện nay, chỉ cần chịu được khổ thì kiểu gì cũng kiếm được tiền.
Cơ hội việc làm ở địa phương nhỏ thiếu thốn, vậy mà chỉ qua hai tháng Thẩm Khinh Dương đã tích góp được một ít tiền.
Tiền vé xe hết 164 đồng.
Cần phải vào huyện để lên thành phố, rồi mới ngồi xe đến được thành phố K.
Vì sao lại là thành phố K? Có lẽ vì cô giáo thực tập năm xưa học Đại học ở thành phố K nên Thẩm Khinh Dương cũng bất giác có thiện cảm với thành phố này.
Thực ra đi đường sắt cao tốc tiện hơn ô tô đường dài.
Đáng tiếc Thẩm Khinh Dương không biết.
Y 15 tuổi.
Không có điện thoại, không có chứng minh thư.
Quần áo mới mua, quần 29, áo 19, giày 45.
Tất cả đều là đồ mùa hè, dù bây giờ đã sắp vào đông.
Thành phố lớn thật tốt đẹp.
Tiếc thay, y không có nhà ở đây.
Nếu may mắn trong cuộc đời của một người được tính theo giá trị cụ thể thì cả đời Thẩm Khinh Dương chắc chắn là số âm.
Ít nơi nào tuyển lao động trẻ em.
Thẩm Khinh Dương không có chỗ ở nên đã ngủ ngoài trời vài ngày liền.
Một ngày nọ, khi đang mơ màng trong giấc ngủ, y chợt bị người ta vỗ tỉnh.
Một người đàn ông trung niên hàn huyên đôi câu với y.
Hỏi y tới từ đâu, tại sao lại ở đây.
Y kể hết ra.
Người đàn ông trung niên nói y đáng thương, hứa sẽ giới thiệu việc làm cho y, còn có thể cho y chút tiền.
Thẩm Khinh Dương vui mừng khôn xiết.
Y đi theo người đàn ông này lên một chiếc xe hơi Santana cũ nát.
Kết quả là đối phương không ngồi vào ghế lái mà lại đi tới sau xe, bắt đầu hôn y.
Y rất sợ hãi, đồng thời cảm thấy hơi tởm lợm.
Lúc mở cửa xe tay cũng