Sau Khi Trở Thành Bạo Quân

Quyển 1 - Chương 65


trước sau

Edit | Beta: Wis

—— phải nói rằng thủ đoạn khống chế quyền lực của vua chưa bao giờ công bằng và nhân từ.

- --

Bàn tay đang vươn ra của tướng quân Karl thoáng run lên, ông ta định tiếp nhận lá thư kia, nhưng lúc này lại có cảm giác như chạm phải ngọn lửa. Ông không dám tin mà ngẩng đầu nhìn Ferri III trẻ tuổi.

"Le... Legrand?"

Tướng quân Karl hỏi.

Chiến tranh giữa Blaise và Legrand đã kéo dài hàng trăm năm, hai bên đã đổ không biết bao nhiêu máu trên chiến trường, nói là kẻ thù không đội trời chung cũng không phải nói ngoa.

"Kỵ sĩ tuyên thệ trung thành hay là Legrand kẻ thù truyền kiếp, người đời sau sẽ cho rằng chuyện này cũng quá hoang đường nhỉ." Ferri III khẽ mỉm cười: ""Tập sắc lệnh" lại được lưu truyền, chúng ta cũng không có thời gian để lo lắng thân phận của đồng minh là gì."

Trong thế kỷ thứ chín "tập sắc lệnh" là một tài liệu quan trọng được lưu hành ở mọi quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Thánh Đình. Nội dung bao gồm các bức thư của giáo chủ Thánh Đình và các văn bản hội nghị của các quốc gia. Thay vì gọi nó là "thánh lệnh của Giáo Đình", chi bằng gọi nó là "con dao kề cổ quốc vương".

Trong "tập sắc lệnh", Thánh Đình lại nhấn mạnh hoàn toàn địa vị của Thánh Đình, tước bỏ việc bổ nhiệm và cách chức giáo chủ khỏi tay quốc vương theo hình thức quy định trong các văn bản. Ở Blaise, tư viện quý tộc và tu viện khống chế gần một phần ba diện tích đất đai, sau khi những giáo chủ này bị Thánh Đình hoàn toàn kiểm soát, thật ra thì Blaise cũng đã xuất hiện "vương quốc trong một quốc gia".

"Tất nhiên mật thám hải ngoại của Legrand rất cẩn thận, nhưng dù sao cũng cách một eo biển." Ferri III thản nhiên nói: "Thu thập động tĩnh của các quốc gia vùng đất thấp do Thánh Đình khống chế, truyền lại cho Legrand."

(*) 低地国家: Vùng đất thấp hay Các quốc gia vùng đất thấp là một tên gọi dùng để chỉ các khu vực có chung một nền văn hóa và lịch sử trong vùng đất thấp nằm ở khu vực hạ lưu sông Rhine.

Tướng quân Karl hiểu ý của Ferri III.

Hợp tác giữa bọn họ và Legrand không thể để lộ ra ngoài, thậm chí nếu nói là "đồng minh", chẳng bằng nói là ác lang và hùng sư tạm thời liên thủ.

Một khi âm mưu của giáo hoàng thành công, Blaise và Legrand sẽ cùng lúc đối mặt với mối nguy đáng sợ nhất.

Vậy nên Blaise quan tâm đến hành động của Thánh Đình hộ Legrand, hi vọng Legrand có thể kiềm được sức mạnh của Thánh Đình. Còn Legrand sẽ giúp đỡ quốc vương Blaise, không bị khống chế bởi lễ lên ngôi và lễ rửa tội, từ đó để phòng ngừa trong một đêm mà Legrand phải đối mặt với một vương quốc chân chính của Thánh Đình.

Tướng quân Karl phải bảo đảm người thực hiện mệnh lệnh không biết nội tình, mật thám của hoàng tộc Blaise sẽ chỉ nghĩ mình đang thu thập thông tin phục vụ cho hoàng tộc mà sẽ không biết những tin tức này sẽ vượt qua eo biển, đưa đến tay quân vương Legrand.

Nếu một bên bị bại lộ thì bên đó sẽ không bao giờ thừa nhận.

Chẳng có chút thành ý nào, cả hai bên chỉ là hai hổ hợp mưu.

"Để các dũng sĩ dũng cảm của chúng ta chuẩn bị áo giáp và kiếm bén thôi."

Ferri III nói xong bèn ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, hệt như thấy sứ đoàn giáo hoàng hùng hổ dọa người kia tiến đến.

Tướng quân Karl tuân mệnh lui ra ngoài.

...

Lãnh thổ Blaise, thành Kiro.

Dưới bầu trời xám xịt, một gã chấp sự (*) và một gã thanh niên đội mũ trùm đầu bước xuống chiếc xe ngựa màu đen, trong tay gã thanh niên xách theo một cái hộp da màu đen. Bọn họ vội vã băng qua đường đến cổng tu viện.

(*) 枢机助祭: Phó tế hay thầy sáu trong tiếng Việt cổ, cũng gọi là trợ tế hay chấp sự, là một chức vụ giáo sĩ trong các giáo hội Kitô giáo nhưng có sự khác biệt giữa về thần học và trách nhiệm trong từng giáo hội đó.

Lúc này, sứ đoàn giáo hoàng đang đóng quân trong tu viện ở thành Kiro, kỵ sĩ Thần Điện võ trang đầy đủ vây quanh nơi nghỉ ngơi của giáo hoàng đến nỗi nước chảy không lọt. Khi hai người đến gần, trường kiếm của kỵ sĩ Thần Điện lập tức giơ lên, ánh sáng thanh kiếm lóe ra, khí lạnh dọa người.

Chấp sự giơ tay lên để kỵ sĩ Thần Điện nhìn chỉ thị của giáo hoàng trong tay hắn ta.

Kỵ sĩ Thần Điện cất kiếm rồi tránh đường.

"Ngài Aansel đi thôi." Phó tế quay đầu lại nói với thanh niên đội mũ trùm đầu như sợ bị người khác thấy mặt.

Xe ngựa đen đưa bọn họ chậm rãi di chuyển về phía trước, khi bánh xe lăn bánh thì liên tục có máu đỏ tươi nhỏ xuống, hệt như những người đi cùng trong xe ngựa đã bị giết.

Người được gọi là "Aansel" rùng mình, đi theo chấp sự vào tu viện.

Giáo hoàng là người quyền lực nhất cả Thánh Đình, nhưng phòng nghỉ trong tu viện của ông ta có thể gọi là đơn giản. Chuyến đi này của giáo hoàng không có đồ trang trí nào khác ngoài chiếc xe ngựa Thánh Đình xa hoa kia.

Chấp sự trịnh trọng bước vào phòng nghỉ của giáo hoàng, Aansel theo sát phía sau. Hắn ta vừa mới tiến vào thì như đã nghẹt thở, trong một căn phòng nhỏ có hai giáo chủ của đoàn chấp sự đang ngồi ngay ngắn, một người còn rất trẻ, một người tóc trắng xóa. Còn có trưởng thư ký của giáo hoàng đứng im.

Aansel không kiềm được vẻ run lẩy bẩy, trước khi vào phòng, hắn ta đã tháo mũ trùm xuống. Nếu tướng quân Karl ở đây, chắc chắn sẽ nhận ra hắn ta.

Hắn là một trong những chấp sự tòa thành quan trọng của hoàng gia Blaise, song cũng là một bá tước có thân phận không thấp.

"Hoàng tử Charlie sẵn sàng hiến tặng thứ này cho tông tọa."

Dưới ánh mắt ra hiệu của chấp sự, Aansel nằm rạp xuống, nâng chiếc hộp màu đen lên thật cao.

Lúc này giáo hoàng đang ngồi sau bàn trong phòng, lật xem một văn bản do Thánh Bộ Thập Nhất gửi đến. Ông ta ngừng bút rồi liếc nhìn hồng y giáo chủ tóc bạc trắng.

(*)圣部: Thánh bộ trong Giáo triều Rôma, một giáo đoàn là một loại bộ phận của Giáo triều. Họ là những bộ cấp cao thứ hai, xếp dưới hai Văn phòng thư ký, và trên các hội đồng giáo hoàng, ủy ban giáo hoàng, tòa án và văn phòng.

Lão hồng y giáo chủ đứng dậy, nhận lấy hộp đen từ tay Aansel. Hộp khóa đã bị đóng lại, chấp sự tiến lên rồi lấy chìa khóa mở ra. Một bức thư ố vàng nằm trên nhung vàng.

Hồng y giáo chủ cẩn thận cầm nó lên, sau khi cẩn thận xem xét thì mới thở phào nhẹ nhõm, đưa đến trước mặt giáo hoàng: "Tông tọa, chính là nó."

Giáo hoàng nhận bức thư này.

Aansel quỳ rạp xuống đất, không dám nhúc nhích.

Hắn ta cũng biết nội dung bức thư.

Đó là một bức thư năm 729 sau công nguyên từ quốc vương Climo Blaise gửi cho đại giáo chủ Sias của Thánh Đình, trong bức thư lão hứa sẽ giao quyền thống trị thế tục của toàn bộ lãnh thổ vùng thấp và phần phía tây của vương quốc cho Thánh Đình. Trong lịch sử, Climo V không có máu mủ của dòng dõi hoàng tộc anh hùng, lão lên ngôi bằng cách âm mưu hại chết vương huynh rồi trèo lên ngôi vua. [1]

(*) 世俗: Thế tục là trạng thái trung lập, trong đó chủ thể tách biệt khỏi tôn giáo. Không liên kết ủng hộ, và cũng không liên kết chống đối bất kỳ giáo phái nào. Ví dụ, ăn và tắm được coi là những ví dụ của hành động thế tục, bởi có lẽ không có điều gì liên quan đến tôn giáo ở đây.

Lúc ấy toàn bộ giới quý tộc Blaise náo động, lão sợ thảo phạt nổi lên mạnh mẽ trong nước, Climo kẻ chủ mưu đã cố cầu viện Thánh Đình.

Đáng tiếc thay, kỵ sĩ Climo V đã phản bội và ám sát lão. Do đó Climo V trở thành vị vua trị vì ngắn nhất trong lịch sử Blaise với biệt danh "vua đoản mệnh".

Bức thư này theo cái chết của Climo V bị niêm phong cùng với văn bản khác trong kho lưu trữ của hoàng tộc Blaise.

Nhưng hoàng tử Charlie em trai của Ferri III đã cạnh tranh ngai vàng với Ferri III một thời gian trước, cậu ta đã đánh cắp nó rồi lén gửi cho giáo hoàng.

Giáo hoàng đọc xong bức thư bèn đặt nó xuống, ông ta nhìn bá tước Aansel đang quỳ rạp trên mặt đất: "Thánh Đình quan tâm đến từng đứa con của mình, nhưng lúc trước hoàng tử Charlie đã khinh nhờn Thánh Đình khiến những người quan tâm đến người đau lòng thấu tim."

Đây là một câu khiển trách, nhưng giọng điệu lại hiền từ.

Bá tước Aansel biết phải trả lời thế nào. Một thời gian trước, trong cuộc tranh giành ngai vàng thì theo thông lệ Thánh Đình sẽ ủng hộ Ferri III có thân phận thái tử, bởi vậy mà hoàng tử Charlie đã xem Thánh Đình thành kẻ thù rồi làm một số việc bất kính.

Nhưng đó cũng chỉ là chuyện quá khứ, không phải sao?

"Hoàng tử Charlie đã sám hối tội lỗi của mình, người khát khao được về lại vòng tay của Thánh Chủ. Hôm nay ta tới đây chính là xuất phát từ ý nguyện của hoàng tử Charlie, một hành động tự phát, mục đích là để chuộc lại tội lỗi của bản thân." Bá tước Aansel vừa nói xong thì đã giơ tay vẽ hình thánh giá trước ngực.

Giáo hoàng nhìn những người khác trong phòng: "Quý vị, các ngươi có nghĩ người thanh niên tội nghiệp này xứng đáng được tha thứ không?"

Hồng y giáo chủ, chấp sự, trưởng ban thư ký nhìn nhau, họ giơ tay lên vẽ dấu thánh giá trước ngực, đồng thanh hô: "Thần linh ơi! xin thương xót con theo tình thương của Ngài, xin xóa bỏ các vi phạm của con theo lòng thương xót lớn lao của Ngài." [2]

"Xin cha hãy tha thứ cho cậu ấy vì cậu ấy không biết việc mình đã làm." Giáo hoàng đứng dậy, đỡ bá tước Aansel đang quỳ rạp trên mặt đất đứng dậy: "Thánh Chủ nhân từ và từ bi, ngài tha thứ cho những sai lầm của những người lạc lối và đặt niềm hy vọng vào ngài."

"Thánh phụ nhân từ."

Tảng đá lớn trong lòng bá tước Aansel rốt cuộc cũng buông xuống, sau lưng hắn ta thấm đẫm mồ hôi lạnh.

"Vậy ngài hãy nói cho cậu ấy biết Thánh Chủ rất vui khi cậu ấy biết ăn năn hối lỗi."

Giáo hoàng mỉm cười.

Sau khi bá tước Aansel rời đi, giáo hoàng cầm lá
thư do Climo V tự tay viết có đóng dấu của hoàng gia Blaise, ông ta nhìn những thủ hạ đắc lực trong phòng: "Vương quốc ngàn năm đang đến, nhiệm vụ chúng ta là phải xây dựng đế quốc của ngài. Thánh Peter đã trao cho chúng ta những tôi tớ của thần linh để khôi phục lại vương quốc của ngài."

Những người khác trong phòng đứng dậy rồi vẽ hình thánh giá trên ngực: "Linh thiêng linh thiêng! Thần linh vạn quân, vua của mọi vua!"

Dưới tiếng hát trang nghiêm là ánh sáng của âm mưu và đao kiếm.

...

Legrand, Kossoya.

Cái bóng của cái chết đen rút đi cùng với sự xuất hiện của quốc vương, tướng quân Skien đã nhân cơ hội này để tổ chức thị dân tham gia vào cuộc dọn dẹp toàn thành phố. Mọi người xách theo xô nước rửa sạch thành phố, hệ thống thoát nước đô thị của kiến trúc sư bị OCD hoạt động nhanh hơn gấp ba lần so với trước đây.

Dỡ bỏ phong tỏa.

Vốn dĩ bọn họ lo sợ cái chết đen sẽ lan đến thành thị của mình thì đều thở phào nhẹ nhõm. Mà sau vụ dịch bệnh ở Kossoya, những âm thanh trước đây về Thương hội Tự do ở phía Đông Nam cuối cùng cũng dần lắng xuống.

Quốc vương đã đích thân đến phía Đông Nam một chuyến thì sau khi giải quyết xong chuyện của Kossoya bèn mượn cơ hội này tự mình xử lý một số công việc ở bờ biển Đông Nam.

Là một quốc vương, có hai nhiệm vụ quan trọng nhất, một là chỉ huy quân đội chiến đấu, hai là tư pháp.

(*) 司法: Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp.

Trong thời Phong Vương Henri, chẳng bao lâu sau khi thần phán bị bãi bỏ để đàn áp thế lực của các lãnh chúa địa phương, phần lớn quyền xét xử các vụ án đã được chuyển từ tòa án của lãnh chúa sang tòa án hoàng gia. Trong thời kỳ William III, hoàng gia đã thiết lập tòa án hoàng gia ở trung tâm, đồng thời thành lập tòa án hoàng gia để giảm bớt gánh nặng của tòa án trung ương.

Tòa án vốn nên thường xuyên tuần tra đã ngưng lại do tình trạng bất ổn dân sự trước đó và hàng loạt các vụ sau đó. Nếu muốn thực hiện tư pháp để kiện cáo thì phải đi về phía Bắc đến cung điện Metzl. Vì lúc này quốc vương đang ở Đông Nam nên đây là một tin tốt cho những người đã chờ đợi kiện cáo từ lâu.

Quốc vương muốn tận dụng cơ hội này để đạt được một số mục đích.

Các chủ trang viên và đại quý tộc ở phía Đông Nam là một trong những nhóm bị ảnh hưởng bởi sự phát triển thương mại của Legrand nhiều nhất và thế lực của bọn họ kém xa so với các lãnh chúa phía Bắc. Trong đợt xét xử này, quốc vương đã nhân cơ hội tước đoạt ruộng đất của một quý tộc lợi dụng nông dân phá sản mà chiếm đoạt ruộng đất.

Cậu để cho dân tự do đang phải đối mặt với tình trạng trở thành nông nô thuê những mảnh đất này với mức giá thấp dưới danh nghĩa hoàng gia.

Charles đã im lặng hồi lâu khi chứng kiến quốc vương trao mảnh đất đang bị tranh chấp liên tục của hai gia tộc cho gia tộc thứ ba, sau đó khơi mào tranh chấp giữa các thế lực quý tộc địa phương trong thành phố.

—— phải nói rằng thủ đoạn khống chế quyền lực của vua chưa bao giờ công bằng và nhân từ.

Hôm nay quốc vương giải quyết xong một vụ tranh chấp đất đai, tướng quân Skien báo cáo:

Có một họa sĩ xin được yết kiến quốc vương.

________________________

Tác giả có lời muốn nói:

[1] Cách làm của Giáo Hội trong lịch sử mới đúng là đáng gờm... Vào thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, Ban thư ký của Giáo hoàng Rome đã làm giả một bức thư của Constantine Đại đế gửi cho Giám mục Rome, hứa sẽ trao quyền cai trị thế tục toàn bộ thành Rome, cả nước Ý và phía tây của đế chế cho Giám mục Rome. Lời hứa đó là "món quà của Constantine". Sau đó theo tài liệu này, Giáo hoàng đã đưa các yêu cầu quyền lực với các lãnh chúa phong phong kiến ở Tây u.

[2] Trích từ Thánh Thi 51.

Giải thích ngắn gọn vấn đề thư tín của Cremo V trong chương này.

Là một bức thư của một vị vua thì nó sẽ là tài liệu lưu trữ chính trị quan trọng, nằm trong phạm vi cần được bảo tồn. Năm 1213, khi vua John để mất đất phải đối mặt với nguy cơ là đội quân 15.000 người của Philip, vua John đã đầu hàng Giáo hoàng Innocent và giao lại chủ quyền quốc gia cho Giáo hoàng, nhờ đó tránh được nguy cơ xâm lược của Pháp. Lúc ấy thư từ giữa John và Giáo hoàng cũng được lưu giữ như một tài liệu quan trọng.

Ngoài ra còn một vấn đề rất quan trọng là thư từ, hiệp ước chỉ là đạo cụ tranh giành quyền lực. Nếu Blaise đủ mạnh để đối đầu với Giáo hoàng thì các quốc vương trước kia có ký bao nhiêu hiệp ước với quốc vương cũng không tính là gì. Trong chiến tranh thời Trung cổ, Anh và Pháp đã đánh nhau bao nhiêu lần rồi lại đạt được hiệp định hòa bình, chỉ vài ngày sau khi đạt được hiệp định đã nhanh chóng trở mặt.... Điều quyết định là sức mạnh chứ không phải là công cụ được sử dụng.

Cho dù tài liệu không được bảo quản, chỉ cần Thánh Đình muốn, bọn họ vẫn có thể lấy ra một bản giả, chỉ cần một cái cớ một cái vỏ bọc thôi. Những bức thư giả mạo của Giáo hội thời Trung cổ cũng không phải là một hay hai bức... Đây đúng là một bậc thầy chuyên nghiệp (.) lịch sử chính là như vậy. Có bao nhiêu thứ đường hoàng đi chăng nữa thì bản chất vẫn quyết định bởi thực lực.

Trong cuốn "Lược sử Cơ đốc giáo" của ông Trần, chương 3 mục III "mối quan hệ giữa các chế độ xã hội ở Tây u và giáo quyền" có một giới thiệu về sức mạnh của Giáo hoàng Gregory I lúc bấy giờ, có thể thoáng thấy "Quyền lực kinh tế và chính trị của Gregory I không chỉ giới hạn ở Ý; ngoài các khu vực nêu trên, còn có các lãnh thổ phía Bắc châu Phi, Dalmatia và nam Gaul. Ông ấy có hàng trăm trang viên, mỗi trang viên trong mỗi tài sản đều được cai trị bởi các giáo sĩ của Giáo hoàng, ngoài việc điều hành trang viên, ông ấy còn kinh doanh, tham gia vào các hoạt động như buôn bán ngũ cốc, gỗ và gang..."

Trong lịch sử, vào thế kỷ thứ tám sau Công nguyên, Giáo Hội sở hữu một lượng lớn đất đai, và nhiều giám mục cũng là chủ sở hữu của các trang viên. Vào thế kỷ thứ mười một, sức mạnh kinh tế của Giáo hội Công giáo tăng lên nhanh chóng và Giáo Hội chiếm gần một phần ba đất đai của giáo khu. Ngoài việc kiểm soát một vùng rộng lớn ở các nước Tây u, ông ấy còn chiếm lĩnh rừng, đồng cỏ, nhà máy và kiểm soát các ngành công nghiệp sản xuất rượu, làm muối, vận tải biển... Vào lúc này, thu nhập kinh tế của Giáo hoàng thậm chí còn lớn hơn thu nhập của các quốc gia châu u cộng lại. Giáo hội thời đó có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng văn hóa.

Mà trong chương này đã mô tả quá trình phát triển lịch sử của Blaise, thành lập đất nước dựa vào ủng hộ của Thánh Đình, cuối cùng nhiều quốc gia nhỏ cũng dựa vào Thánh Đình để đạt được sự thống nhất về tinh thần, từ đó thiết lập cơ sở để cai trị. Như Ferri III đã nói, Thánh Đình đã cắm rễ sâu vào đất Blaise, lịch sử của nó ngay từ đầu đã vướng vào thần quyền, thậm chí khuôn khổ của nó đã bị bao phủ trong tư tưởng của Thánh Đình ngay từ đầu.

Tỷ lệ đất do Thánh Đình kiểm soát dựa trên lịch sử Frank.

Với việc Thánh đình có ảnh hưởng lớn như vậy đối với Blaise, tính xác thực của bức thư tự nó không thành vấn đề, cho dù tài liệu không được lưu giữ theo quy định, Thánh Đình vẫn có thể làm giả những tài liệu khác.

Vấn đề không phải ở cái cớ mà một thế lực sử dụng, mà là sức mạnh mà người đó có.

Sau đây là một số tài liệu tham khảo [Vì nghiên cứu về Cơ đốc giáo trong nước tương đối ít phổ biến nên tôi chỉ cung cấp một số tài liệu tham khảo ở đây]

[1] Vương Giảo. "Món quà của Constantine" - một phân tích đa quan điểm về những đóng góp của Constantine cho sự phát triển Cơ đốc giáo [D]. Đại học Sư phạm Liêu Ninh, 2013.

[2] Quách Siêu. Phân tích mô hình xã hội về tính hai mặt của chính trị và giáo dục ở Tây u thời trung cổ [J]. Tạp chí Đại học sư phạm số 2 Giang Tô, 2017,33(08):50-55

[3] Dương Xương Đống. Đóng góp của Cơ Đốc giáo ở Châu u thời Trung cổ [M]. Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học Xã hội: Bắc Kinh, 2000: 160

[4] Trần Khâm Trang. Lược sử Cơ đốc giáo [M] Nhà xuất bản Nhân dân: Bắc Kinh, 2004: 133. [4]

[5] Trương Văn Kiến. Thiên Quốc.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện