Tất cả mọi người trong cuộc họp đều nghe được rõ mồn một những lời cả hai thầy nói.
Ai nấy đều vô cùng lo lắng, rốt cuộc thành hoàng làng đang ở đâu, đến cả tộc trưởng họ Trần, pháp sư cấp bậc Trấn Long, tự tay lên đàn làm phép còn không truy ra được, huống chi người trần mắt thịt như dân làng.
Thấy sự sợ hãi dần hiện rõ trên mặt mọi người, ông Tuấn đứng ra trấn an:- Mọi người đừng lo lắng, phải tin tưởng vào thầy Long, thầy Đế, gia tộc pháp sư nhà Trần.
Vả lại dù có chuyện gì đi chăng nữa thì ít nhất vẫn còn thầy Nam, thầy Toàn ở đây.
Bây giờ không phải lúc hoang mang, hoảng loạn, mà là lúc cả làng ta cần phải đoàn kết lại, đồng lòng với nhau.
Chỉ cần mọi người gắn kết, thì tôi tin chắc rằng dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa, thì chúng ta cũng đều vượt qua được.
Minh chứng rõ nhất là cái nạn vừa rồi, tuy lớn, có mất mát, nhưng ít nhất đa số chúng ta vẫn còn đứng đây để mà nói chuyện với nhau.
Các cụ, các ông nói có phải không?- Đúng, đúng thế,..- Ông Tuấn nói đúng, cần đoàn kết,..- Không phải sợ, còn thầy Nam và thầy Toàn, tôi cóc sợ,..Tiếng mọi người đồng thanh đáp trả, ai nấy đều cảm thấy ông Tuấn nói vô cùng có lý.
Nghe lời ông Tuấn nói, thầy Toàn và thầy Nam cũng đều bội phục không thôi, quả là bậc lão thành cách mạng, chỉ cần du thuyết một hồi, tất cả mọi người đều đã trấn tĩnh lại được.
Đoạn ông Tuấn giơ hai tay lên, ý bảo mọi người im lặng.
Chờ đợi một hồi, khi cả cuộc họp đã yên tĩnh, ông Tuấn tiếp tục cất giọng, nhưng lần này, giọng nói buồn hơn:- Tuy làng ta vẫn chưa hẳn lâm vào tình trạng hiểm nguy, nhưng cái nạn này vừa qua làng ta cũng đã mất bốn mạng người, không những làng ta, vị sư tổ cao nhất của gia tộc Trần, thầy Lạc cũng hy sinh oanh liệt, thầy Long, thầy Quân thì bị thương nặng suýt chết.
Do thế sẵn đây tôi cũng tuyên bố cả làng ta sẽ để tang thầy Lạc một ngày, nhằm tưởng nhớ công ơn của thầy đối với làng, các cụ thấy sao?- Tôi đồng ý, thầy Lạc vì làng ta mà thác, đứa nào không đồng ý tôi bẻ cổ,..- Tôi cũng thế, ông Tuấn không cần phải nói thêm.- Tôi cũng vậy,..Thầy Nam và thầy Toàn thấy tình cảm của dân làng dành cho sư tổ, chỉ biết quay sang góc khuất mà lén lau nước mắt.
Mọi người tuy khác họ, nhưng chung dòng, tình cảm giữa con người với nhau, không thể nào mà xóa nhòa, cho dù dùng cách nào hay chăng nữa.
Cuối cùng cuộc họp cũng kết thúc sau hai tiếng đồng hồ, như đã thảo luận từ trước, tất cả mọi người đều bắt tay vào xử lí công việc.
Đầu tiên là hậu sự của những người đã khuất, trước hết là vợ chồng nhà ông Siu, tuy họ đã biến thành bộ dáng người không ra người, ngợm không ra ngợm, nhưng mọi người vẫn rất kính trọng người đã khuất.
Thi thể của họ được đặt lại vào trong hai chiếc quan tài trước đây, vì ở làng chỉ có một chiếc xe tang, phong tục không thể bỏ ngang, đành lần lượt đưa quan tài của mỗi người ra đồng, vì xe tang chỉ có thể chở được một cái quan tài, nên đành đi hai chuyến.
Sau khi vợ chồng nhà ông Siu đã nằm hết ngoài đồng, thì thầy Nam và thầy Toàn đều đọc văn tế cho họ, rồi tiến hành hỏa thiêu cả hai chiếc quan tài, sau khi ngọn lửa tàn, thầy Nam nói những anh thanh niên gom toàn bộ tro cốt lại, rồi táng xuống dưới gốc Đa giữa nghĩa địa, thầy Toàn có giải thích là để cho âm thần canh giữ xương cốt của họ, không để đám cô hồn dã quỷ quấy phá, đến cả xác của ông Hậu và thằng Thủy cũng thể, toàn bộ tro cốt đều vùi vào gốc Đa.
Để dễ thờ cúng cho người đã khuất, dân làng bèn lập một cái miếu nhỏ hơn ở gần đấy phân biệt với miếu lớn thờ thần cây Đa.
Đám tang của lão Bàng vẫn tổ chức như bình thường.
Còn xác chết của đám Qụa đen, nằm chi chít dưới gốc cây Đề thì trực tiếp được thầy Nam và thầy Toàn xử lí, dùng vôi sống tôi hết bọn nó.
Ngày hôm đó để tưởng nhớ thầy Lạc, cả làng rặt một màu khăn tang, giấy tiền vàng mã, rơi