Biết được cô Lành ở trong kiệu của đức thần hoàng, bác Mộc tái xanh mặt, nhưng nghe ông Tuấn nói thầy Quân và gia tộc nhà Trần đang ở đây, bác Mộc mới nhẹ nhõm thở phào một hơi, tiếp tục nghe ông Tuấn căn dặn những điều phải làm.
Sau đó cả hai người lại tách ra, ai làm công việc của người ấy như chưa hề có chuyện gì xảy ra cả.
Sau khoảng gần hai tiếng đồng hồ đi hết làng trên xóm dưới, kiệu của đức thần hoàng làng lại trở về nơi cũ, đình làng.
Theo như nghi thức, khi hạ kiệu ở sân đình, một vị hương sắc sẽ tiến đến, cung kính vén màn kiệu, tượng trưng cho việc xa giá đức thần hoàng hồi cung.
Nhưng lần này, trước khi cụ kia kịp hành động, ông Tuấn đã nhanh chóng tiến tới, nói nhỏ vào tai, cụ này nghe xong, khuôn mặt kinh hoảng, tí thì hét lên, nhưng ông Tuấn đã nghiêm mặt, trầm giọng nói nhanh, cụ này mới thôi.
Sau đó vị hương sắc này run run, tiến lại gần phía cái rèm che kiệu, giả vờ vén tấm màn lên, sau đó nhanh chóng buông tay, người lẩy bẩy quát lớn:- Xa giá hồi cung, thỉnh thần hoàng làng trở lại nơi ngài ngự, con cháu cung kính mời ngài.Những người ở xung quanh cũng đồng loạt hô lên như thế, cúi đầu quỳ bái.
Đoạn chiếc kiệu sẽ được đưa vào cất trong nội điện, phía trong đình thần.
Chỉ chờ có thế, ngay lập tức bác Mộc và ông Tuấn theo vào sau.
Vừa đóng chặt cửa nội điện từ bên trong, một thân ảnh lù lù từ sau cánh cửa xuất hiện vỗ vai bác Mộc một cái, khiến bác theo phản xạ, không kịp quay người, cứ thế giật cùi chỏ về sau lưng.
Nhưng đòn đánh đã bị người đó đỡ được, một giọng nói thân quen vang lên:- Công phu của bác Mộc thật khôn lường, quả không ngoa là du kích chống Pháp, tí thì làm cháu đi luôn hàm răng.Bác Mộc nhận ra được chủ nhân của giọng nói này là ai, vui mừng quay về phía sau mắng:- Đường đường là một pháp sư, mà thầy muốn hù dọa dân thường như tôi sợ đến chết à? Hả thầy Quân?Thầy Quân vẫn đứng ở phía sau, nhe hàm răng trắng bóng tươi cười.
Vừa nãy sau khi thảo luận kế hoạch với ông Tuấn xong, chẳng biết tự khi nào thầy đã thần không biết, quỷ không hay mà lẻn vào trong phía nội điện, nấp sau cánh cửa, chờ mọi người hội họp.
Ông Tuấn ở bên cạnh cũng cười rất tươi, một tay vẫy vẫy hai người, tay còn lại chỉ vào chiếc kiệu.
Hiểu ý tất cả đều nhanh chóng tiến lại gần nơi đặt chiếc kiệu, bên ngoài đang diễn ra hội làng vô cùng ồn ào, bên trong đây mọi người không cần phải kiêng dè gì nữa, thoải mái mà nói chuyện cũng không sợ người khác phát hiện.
Bác Mộc nhẹ nhàng rút từ sau lưng cây lưỡi lê sáng choang, ông Tuấn cũng không kém, cúi xuống kéo ống quần lên, rút một cây lưỡi lê y chang như thế, cả hai đứng ở hai bên hông kiệu, lè lưỡi ra liếm mép, mắt như hổ đói nhìn mồi khiến cho thầy Quân ngẩn cả người, thầy quan sát hai cây lưỡi lê một hồi, rồi hỏi nhanh:- Cây lưỡi lê của bác Mộc thì thấy bình thường, sát khí không nhiều, mà sao cháu thấy cây của ông Tuấn nồng nặc sát khí thế, như kiểu đã giết vài mạng người vậy?Ông Tuấn không quay người, mắt vẫn dán chặt vào tấm rèm che kiệu, đáp nhanh:- Ngày xưa tôi cũng từng giết vài tên sĩ quan người Pháp bằng thanh lê này, vật kỷ niệm từng cứu mạng tôi mấy lần, nên tôi còn giữ đến giờ, mà bây giờ chúng ta nên làm gì thứ kia hở thầy Quân, tôi băm nó ra làm chả có được không?Lúc này thầy Quân mới hiểu rõ tại sao, hồi nãy lúc đứng gần ông Tuấn cảm thấy người rờn rợn, hóa ra là do thanh lưỡi lê đó, khẽ lắc đầu cười khổ, thầy đáp lời ông Tuấn:- Mọi người không cần phải gấp gáp như thế ạ, cháu bây giờ đã là cấp bậc Trấn Lân, lại được truy tặng chữ Thát, cái thứ nhãi nhép kia, không cần hai người ra tay đâu ạ, cứ để cháu là được rồi.Nói đến đây, nhanh như cắt, thầy Quân đã tiến lại gần, hất tung tấm rèm che kiệu ra.
Bên trong cô Lành vẫn đang thu người ngồi xổm, thu lu bên trong, miệng cô Lành ngậm phải gần mười điếu thuốc lá, khói thuốc mịt mù trong