Trời đang tiết tháng Mười, một ngày nặng nề, mưa nhiều.
Mành cửa được buông xuống nửa vời.
Holmes nằm cuộn mình trên ghế tràng kỷ để đọc đi đọc lại lá thư mà anh vừa nhận được.
Về phần tôi, thời gian ở bên Ấn Độ đã tập cho tôi chịu đựng được nóng hơn là chịu lạnh.
Nhưng tờ báo lại chẳng có gì đáng đọc.
Mọi người đã bỏ đi khỏi thủ đô và tôi thèm muốn đi nghỉ mát ở bờ biển, nhưng không đủ tiền.Holmes quá mải mê, không tiện nói chuyện, tôi bèn liệng tờ báo, ngồi thoải mái trong ghế bành và chìm vào trong một giác mơ.
Bất thình lình giọng nói của anh chen vào trong tư tưởng tôi:Buổi tối đem đến một chút mát mẻ.
Ta đi dạo thành phố nhé.Tôi tán thành ngay.
Trong ba tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lang thang, chăm chú vào cái kính vạn hoa ngàn đời thay đổi không ngừng của cuộc sống trong đại lộ và khu bờ sông.
Cuộc nói chuyện của Holmes luôn luôn gây thích thú.Chúng tôi trở về phố Baker lúc 10 giờ.
Một xe ngựa bốn bánh đậu trước cửa nhà chúng tôi.- “Hừm! Một bác sỹ...!tôi nhận thấy thế” Holmes nói.
Ông này hành nghề chưa bao lâu, nhưng rất bận rộn.
Ông tới hỏi ý kiến chúng ta”.Ánh sáng lung linh đằng sau khuôn cửa sổ chứng tỏ người khách đang chờ đợi chúng tôi.
Tôi theo Holmes vào nhà.
Một người xanh xao có bộ mặt dài và để râu má vàng hoe đứng lên khi chúng tôi bước vào.
Ông ta chưa quá bước mươi hoặc ba mươi bốn tuổi, đang nhìn nhớn nhác.
Đó là thái độ của một người rụt rè và dễ kích động: bàn tay trắng mà ông tì lên lò sưởi khi đứng dậy khỏi ghế hẳn thích hợp với một nghệ sĩ hơn là một y sĩ.
Ông ta ăn mặc đàng hoàng với quần áo màu sẫm.
Một cái áo rơ-đanh-gốt đen, quần màu sẫm, thắt cà vạt trang nhã.- “Xin chào bác sỹ!” Holmes vui vẻ nói.
Tôi vui mừng được thấy bác sỹ không phải chờ chúng tôi quá lâu”.- Vậy là ông đã nói chuyện với người đánh xe của tôi?- Không.
Ngọn đèn nến trên bàn đã nói.
Xin mời ông ngồi xuống và xin cho biết tôi có thể giúp ông điều gì.- Tôi là bác sỹ Percy Trevelyan ở số 403 phố Brood.- Có phải ông là tác giả của một cuốn sách chuyên khảo về các thương tổn thần kinh không? - Tôi hỏi.Niềm vui sướng làm cho cặp má xanh xao của ông ta trở thành có mầu sắc.- “Tôi ít khi được nghe nhắc tới cuốn sách đó” ông trả lời.
“Nhà xuất bản nói nó bán rất ế.
Ông cũng là bác sỹ?”- Bác sỹ quân y đang nghỉ phép.- Tôi muốn chuyên về bệnh thần kinh, nhưng chúng ta buộc phải “có gì lấy nấy”.
Nhưng đó là chuyện ngoài đề.
Thưa ông Holmes, muột chuỗi sự việc xảy ra nơi nhà tôi đã khiến tôi tới đây để xin ông một lời khuyên.Holmes ngồi xuống và mồi tẩu thuốc.-Hoan nghênh ông đã đến.
Câu chuyện như thế nào?- Tôi theo học đại học London và các giáo sư đã coi tôi như một đối tượng có nhiều hứa hẹn.
Sau khi tốt nghiệp, tôi tiếp tục chuyên tâm vào việc nghiên cứu chứng giản huyết: sau chót, tôi được tặng giải thưởng và một huân chương cho cuốn sách chuyên khảo về những thương tổn thần kinh mà bạn ông vừa nhắc tới hồi nãy.“Nhưng chướng ngại chính ngăn chặn con đường lập nghiệp của tôi là sự thiếu vốn.
Muốn khởi nghiệp, tôi bắt buộc phải định cư tại một trong mười hai con đường trong khu sang trọng Cavendish: tiền thuê nhà rất cao và một số đồ đạc đắt giá, lại còn phải nuôi kẻ ăn người ở, phải nuôi một con ngựa và một cỗ xe coi được.
Điều đó vượt quá khả năng của tôi.
Tôi hy vọng sẽ ăn uống dè sẻ trong mười năm, mới có thể gắn được tấm bảng hiệu lên trước cửa nhà mình.
Nhưng một buổi sáng, có một người khách tên là Blessington đến tìm tôi.
Tôi vừa mới mời ông ta ngồi xuống là ông ta liền nói một hơi:- Ông có phải là cái ông Percy Trevelyan, người vừa được trao giải thưởng không?.......Tôi nghiêng mình.- “Hãy thẳng thắn trả lời tôi”, người khách nói tiếp.
“Rồi ông sẽ không phải hối tiếc.
Tài năng của ông sẽ còn đưa ông tiến xa hơn nữa.
Ông có khéo xử sự không?”Tôi không thể mỉm cười trước câu hỏi.- Tạm được.- Và không có các thói hư tật xấu đấy chứ? Không có những tính ham ....!uống rượu chẳng hạn?- Nhưng mà, thưa ông! - Tôi kêu lên.- Rất tốt! Hoàn toàn tốt! Nhưng tôi buộc phải đặt ra những câu hỏi đó.
Ông có tài, có đức, tại sao không lo lập nghiệp.Tôi nhún vai.- “Coi nào, coi nào”, người khách nói.
“Trong đầu ông có nhiều thứ hơn là ở trong bốp.
Ông nghĩ sao nếu tôi bố trí cho ông mở phòng mạch ở đường Brook?”Tôi nhìn người khách với vẻ ngạc nhiên.- “Ồ, nếu như tôi làm việc đó, thì chính là vì lợi ích của tôi, chứ chẳng phải để làm vừa lòng ông đâu.
người khách kêu lên.” Tôi sẽ hết sức thành thật với ông.
Tôi có vài ngàn bảng và tôi muốn đầu tư.
Phải, tôi muốn đầu tư vào đầu óc ông”.- Như thế nào?- Cách đầu tư này ăn chắc.- Nhưng tôi phải làm gì.- Tôi mướn nhà.
Tôi sắm đồ đạc.
Tôi trả lương cho kẻ hầu hạ.
Nghĩa là tất cả mọi khoản chi tiêu.
Ông chỉ ngồi trong cái ghế bành nơi phòng khám bệnh.
Ông chia cho tôi 3/4 tiền thu được, ông hưởng 1/4 còn lại.Tôi nhận lời, tới ngụ tại đường Brook và bắt đầu hành nghề, làm theo những điều kiện mà ông ta đưa ra.
Ông ta tới ở trong nhà tôi như một người khách trọ được hưởng bổng lộc.
Tôi nhận thấy ông ta bị yếu tim và tình trạng sức khỏe của ông ta cần được chăm sóc thường xuyên.
Ông ta sửa đổi hai căn phòng trên lầu thành phòng khách và phòng ngủ để dùng riêng.
Đó là một con người kỳ quặc: ông trốn tránh xã hội và ít khi đi ra phố.
Tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ là ông ta lại vào phòng mạch tôi, xem sổ khám bệnh, rồi chia tiền cho tôi và cất kỹ số còn lại vào cái két sắt đặt trong phòng.Việc đầu tư của ông ta có kết quả.
Một vài thành công trong những ca bệnh khó đã mau chóng đưa tôi lên hàng đầu.
Trong hai năm, tôi đã làm cho ông ta trở thành người giàu có.“Cách đây vài tuần, ông ta tới gặp tôi trong một trạng thái cực kỳ bồn chồn.
Ông nói với tôi về một vụ trộm vừa mới xảy ra trong khu West End.
Ông cho tôi hay là trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa, then cửa an toàn sẽ được đặt vào các cửa sổ và cửa ra vào nhà tôi.
Sự căng thẳng thần kinh của ông kéo dài khoảng chừng một tuần.
Luôn luôn ông đứng rình bên cửa sổ và không ra khỏi nhà để đi dạo chơi như ông vẫn làm đều đặn trước bữa ăn tối.
Nhìn thái độ ông, tôi suy luận rằng ông đang có một mối sợ hãi kinh khủng đối với một ai đó hoặc một cái gì đó.
Tôi nêu ra với ông vài câu hỏi, nhưng ông tỏ vẻ hờ hững tới mức tôi không muốn tìm hiểu thêm nữa.
Thời gian trôi qua, mối lo sợ của ông dường như tan biến dần.
Ông đã nối lại những thói quen ngày trước.“ Cách đây hai ngày, tôi nhận được một lá thư không đề ngày tháng và không ghi địa chỉ người gửi.
nội dung như sau: “Một thành viên thuộc giới quý tộc Nga sẽ rất sung sướng được Bác sỹ nhận chăm sóc.
Từ nhiều năm qua, người này bị chứng giản huyết.
Khi được biết bác sỹ rất giỏi về môn này, bệnh nhân muốn đến khám bệnh vào chiều mai, lúc 6 giờ 45 phút.“Lá thư đó làm tôi thích thú bởi vì sự khó khăn chính trong việc nghiên cứu về bệnh giản huyết là căn bệnh này ít có bệnh nhân để thực tập.
Vậy là tôi có mặt ở phòng mạch vào giờ hẹn.
Thân chủ tôi là một người đứng tuổi, gày gò, ung dung.
Bề ngoài khá tầm thường: chẳng có chút nào giống với cái ý nghĩ mà chúng ta thường có về một nhà quý phái Nga.
Nhưng tôi lại ngạc nhiên nhiều hơn về người cùng đi.
Đó là một thanh niên cao lớn, đẹp lạ lùng, với bộ mặt rầu rĩ và dữ tợn, một thân hình mạnh khoẻ.
Khi hai người vào phòng, người trẻ tuổi đang giang vòng tay đỡ lấy ông già rồi đặt ngồi xuống với một sự âu yếm và dịu dàng.- “Tôi xin được thứ lỗi, thưa bác sỹ”, anh ta nói với tôi bằng tiếng Anh với một giọng nói yếu ớt “Tôi phải cùng đi với cha tôi, vì cha tôi rất yếu”.Sự hiếu thảo đó làm tôi cảm động.- Phải chẳng ông muốn ở lại bên ông cụ trong lúc tôi chẩn bệnh.- Ồ, không! Không đời nào”, anh ta kêu lên, tay phác ra một cử chỉ hoảng sợ.
“Tôi sẽ rất đau buồn khi phải thấy ba tôi trong những cơn cấp phát kinh hoàng đó.
Hệ thần kinh của tôi rất nhạy cảm.
Tôi xin ngồi ở phòng đợi”.”Người thanh niên bỏ ra ngoài.
Tôi nói chuyện với người bệnh và ghi chú.
Ông già không thôngminh, những câu trả lời của ông thường tối nghĩa, tôi cho là ông không đủ từ ngữ tiếng Anh.
Tuy nhiên, bất thình lình, trong lúc tôi đang lúi cúi ghi chép, thì ông ngưng không trả lời.
Tôi ngửng đầu lên, thấy ông ta ngồi thẳng trong ghế bành mà ngó nhìn tôi, mặt ông tái mét, cứng đơ: con bệnh lại tái phát.
Tôi đếm số mạch đập và đo nhiệt độ của người bệnh, cơ bắp đã cứng.
Tôi không phát hiện ra điều bất thường đặc biệt nào.
Trạng thái của ông phù hợp với điều mà những cuộc quan sát trước đó đã cho tôi biết.
Bệnh này trị bằng cách cho xông chất nitrat amyl.
Tôi tự nhủ rằng mình đang gặp một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ sự hữu hiệu.
Vì chai thuốc đặt ở tầng dưới trong phòng thí nghiệm, tôi để thân chủ ngồi đó, chạy đi lấy.
Phải mất năm phút mới tìm ra nó: khi trở lại phòng mạch thì người bệnh đã bỏ đi.”Tôi chạy ra ngoài.
Người con trai cũng đã bỏ đi.
Cánh cửa ra vào được khép lại, nhưng không đóng kín.
Người đầy tớ, kẻ đưa khách vào, mới vào làm và lại hơi đần độ.
Y cứ ở bên dưới và chỉ lên lầu để chỉ đường cho người bệnh hoặc khi tôi gọi chuông.
Y chẳng nghe thấy gì và chúng tôi lúng túng trong sự bí mật hoàn toàn.
sau đó một lát, ông Blessington trở về sau khi đi dạo.
Tôi không nói với ông một lời nào về sự việc xảy ra.”Tôi đinh ninh mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại người Nga nọ cùng cậu con trai! Thế mà chiều nay họ lại tới phòng mạch tôi.Tôi phải xin lỗi ông nhiều vì đã bỏ đi bất thình lình ngày hôm qua, thưa bác sỹ! - Thân chủ của tôi nói.- Quả thật việc đó làm tôi hơi ngạc nhiên...- Khi ra khỏi cơn cấp phát, đầu óc rối rắm, tôi không còn nhớ gì về điều đã xảy ra trước đó.
Tôi thấy mình tỉnh lại trong một căn phòng lạ, thế là tôi bỏ đi và tôi đã đi ngoài phố như đi trong sương mù.- ”Còn, tôi“, người con trai nói thêm, ”khi thấy ba tôi đi ra ngoài, tôi tưởng là cuộc khám bệnh đã xong.
Tôi chỉ biết sự thật khi đã về tới nhà“.- ”Vậy thì“, tôi cười, ”chẳng có gì là phiền hà cả.
Bây giờ, ông có thể lui ra ngoài phòng khách, tôi tiếp tục chẩn đoán cho thân phụ ông“.Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tôi khám xong, kê toa.
Sau đó ông ra về, vịn tay vào người con trai.”Một lát sau, Blessington về nhà và leo lên phòng.
Liền ngay sau đó, tôi nghe tiếng chân ông lao xuống cầu thang và ùa vào trong phòng mạch tôi như một viên đại bác.- Ai đã vào phòng tôi? - Ông ta hét lên.- Không ai cả.- Ông nói dối! Hãy lên mà xem!”Tôi bỏ qua lời lẽ lỗ mãng của ông ta.
Khi lên tới nơi, ông chỉ cho tôi thấy nhiều vết chân trên tấm thảm màu nhạt.- Đây đâu có phải là các dấu chân của tôi - Ông ta kêu toáng lên.”Quả thật đó là những dấu chân mới có.
Nó lớn hơn dấu chân của ông ta.
Buổi chiều đó trời mưa nhiều, khách đến nhà tôi đều là bệnh nhân.
Vậy là, trong lúc tôi đang khám bệnh cho người cha, thì anh thanh niên đã rời phòng đợi và đã leo lên phòng của ông Blessington.
Không có nơi nào bị đụng tới hoặc bị lấy đi, nhưng rõ ràng căn phòng đã bị xâm nhập.”Blessington bị kích động cực kỳ mạnh mẽ.
Ông ngồi sụp xuống ghế bành và khóc.
Phải rất lâu tôi mới làm ông tỉnh lại đôi phần.
Ông ta khuyên tôi đến đây để gặp ông, thưa ông Holmes.
Nếu ông vui lòng đi cùng với tôi, có thể ông sẽ trấn an được ông ấy“.Holmes, đã nghe câu chuyện kể dài dòng ấy với một sự chú tâm mãnh liệt.
Khi người khách chấm dứt, Holmes không nói một lời, đưa cái mũ cho tôi rồi anh đi theo thân chủ.Mười lăm phút sau, chúng tôi dừng lại trước ngôi nhà của bác sỹ.
Một người đầy tớ mở cửa và chúng tôi leo ngay lên cái cầu thang rộng có trải thảm.
Ngọn đèn trên thềm cầu thang đột ngột bị gió thổi tắt.
Từ trong bóng tối, một giọng nhỏ, run rẩy vọng tới chúng tôi.- Ông Blessington, ông quá đáng rồi đấy.
- Bác sỹ Percy kêu lên.- ồ, thế ra là ông đấy à, bác sỹ?“ Giọng nói thốt ra có kèm theo một tiếng thở dài nhẹ nhõm.“ Nhưng còn những người kia, ông có bảo đảm cho họ không?“.Blessington quan sát tỉ mỉ chúng tôi.- ”Tốt.
Được rồi.
Sau cùng ông ta nói, ”Các ông có thể lên.
Tôi xin lỗi nếu sự đề phòng đã làm quý ông khó chịu“.Ông ta đốt gas lên và chúng tôi thấy trước mặt mình là một người kỳ lạ.
Ông ta rất mập, nước da bệnh hoạn.
Mỗi tay cầm một khẩu súng lục; ông nhét súng vào túi khi chúng tôi tiến lên.- Xin chào ông Holmes.
Tôi thật rất mang ơn ông đã cất công đến đây.
Bác sỹ đã cho ông biết về vụ xâm nhập tồi tệ vào nhà tôi?- Có, hai người đó là ai vậy, tại sao họ lại định hại ông?- Thế thì, đó là ...!Thật là khó nói.
Tôi chẳng biết trả lời ông ra làm sao, thưa ông Holmes.- Nói cách khác, ông không biết họ là ai?- Xin mời vào.
Xin vui lòng đi ngang qua đây.Ông dẫn chúng tôi vào trong phòng ông.
Đó là một căn phòng đẹp, đồ đạc bày biện một cách thích đáng.- ”Quý ông thấy cái này chứ?“.
Ông nói khi chỉ vào một cái hộp đen lớn để ở dưới chân giường.“ Tôi chưa bao giờ giàu có.
Trọn đời, tôi chỉ đầu tư vào mỗimột việc như bác sỹ Percy sẽ nói cho quý ông rõ.
Tôi chẳng bao giờ tin một chủ ngân hàng nào cả, thưa ông Holmes.
Chút ít vốn mọn mà tôi có được để cất giấu trong cái rương này, vậy là ông hiểu điều tôi cảm nhận khi có những kẻ vô danh lẻn vào nhà tôi.Holmes nhìn kỹ Blessington với con mắt dò hỏi và lắc đầu.- Tôi không thể giúp gì cho ông nếu ông tìm cách nói dối tôi.
- Anh nói.- Tôi đã nói tất cả rồi.Holmes xoay gót với một cử chỉ chán ghét:- Xin chút anh một đêm an lành, bác sỹ Percy.- Ông bỏ đi mà chẳng nói với tôi điều gì ư? - Blessington kêu lên với một giọng kiệt quệ.- Thưa ông, tôi chỉ có một lời khuyên: đó là hãy nói sự thật.Một phút sau, chúng tôi đã ra tới ngoài phố và chúng tôi lại trên đường về nhà.- Anh Watson, tôi rất tiếc đã làm anh phải ra khỏi nhà vì một cuộc dạo chơi của những người điên.
Thực ra, đây là một chuyện lý thú đấy.
Holmes nói.- Tôi chẳng hiểu gì hết!- Có hai người ...!Có thể hơn hai người ...!oán thù gã này, cái chàng trai nọ đã hai lần lẻn vào phòng của Blessington trong lúc người đồng lõa kiềm giữ bác sỹ trong phòng mạch.- Thế còn bệnh giản huyết?- Một chứng-bệnh-giả và đó là một chứng rất dễ bắt chước.
Tôi đã từng bắt chước chứng đó.
Tôi, người đang nói với anh đây này.- Thế rồi sao?- Bọn chúng mà đến khám bệnh muộn như thế là vì lúc đó trong phòng đợi không còn khách.
Tuy nhiên, giờ đó lại trùng hợp với một thói gàn của Blessington.
Vậy là bọn chúng biết rõ thói quen hàng