Đây là một phương pháp chữa bệnh thần bí, là một phương pháp châm cứu.
Phương pháp châm cứu này có tên là Vô Cực Thần Châm.
Không phải phương pháp châm cứu thông thường, nó yêu cầu cực cao về việc nắm bắt độ mạnh yếu khi châm cứu của người dùng.
Lúc đâm kim châm cứu vào huyệt vị, mỗi vị trí có mấy cây kim cũng là điều cực kỳ quan trọng.
Nhưng điểm khó hơn là mức độ mạnh yếu khi cắm kim vào.
Có thầy thuốc chỉ chăm chăm để ý tới việc cây kim cắm đúng huyệt vị, nhưng lại không coi trọng độ mạnh yếu khi châm cứu.
Vì thế y thuật cũng được phân chia cao thấp.
Có một khoảng cách khó mà vượt qua giữa y thuật hàng đầu và y thuật đỉnh cao.
Đúng là thiên phú và nổ lực quan trọng, nhưng muốn học được Vô Cực Thần Châm thì cần phải có nguồn tài chính lớn.
Cần phải đi tìm những bệnh nhân có mạch thất tuyệt, chỉ có nghiên cứu sâu để hiểu rõ về mạch tượng của mạch thất tuyệt, mới có thể nâng cao khả năng nắm bắt độ mạnh yếu khi châm cứu.
Từ đó mới học được Vô Cực Thần Châm.
Trên thực tiễn lâm sàng, thầy thuốc đông y tổng kết ra bảy loại mạch chân tạng thường gặp.
Mạch chân tạng là biểu hiện của chân khí trong phủ tạng cơ thể con người bị thất thoát ra ngoài, chức năng của nội tạng suy yếu.
Nếu xuất hiện mạch tượng này thì thường có nghĩa là bệnh tình đã nặng, hoặc sắp chết.
Vì vậy, thầy thuốc đông y thường gọi bảy loại mạch tượng này là “mạch thất tuyệt”.
Người có mạch như vậy cũng không dễ tìm, muốn tìm được mạch tượng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thì càng khó thêm.
Vì thế cần phải có nguồn tài chính dồi dào để duy trì.
Khi tìm thấy người có mạch thất tuyệt thì mới có thể luyện tập Vô Cực Thần Châm.
Những người có mạch thất tuyệt đều là những người sắp chết, muốn đối phương đồng ý thì việc nói tới tiền bạc là điều tất yếu.
Thực sự gia đình bình thường không thể chi trả được khoản học phí như vậy.
Loại đầu tiên trong bảy mạch chết này là mạch phủ phí.
Phủ là nồi để nấu đồ ăn, nước uống.
Phí có nghĩa là sôi trào.
Phủ phí nghĩa là nước trong nồi đang sôi trào.
Nghĩa giống như tên, mạch tượng của mạch này giống như nước đang sôi vậy.
Có thể nói mạch đập cực nông, gần như hiện rõ trên da.
Mạch này vô căn, mạch đập cực nhanh, không thể đếm đúng được tần số đập của mạch.
Mạch phủ phí thường xuất hiện khi người ta sắp chết.
Loại mạch thứ hai là mạch ngư tường.
Cá bơi được là nhờ phần đuôi đong đưa qua lại.
Vì thế biểu hiện cụ thể của mạch ngư tường chính là mạch đập nổi hẳn lên da, đầu thì cố định còn đuôi thì đung đưa liên tục, giống như cá đang bơi trong nước.
Khi loại mạch tượng này xuất hiện thường cho thấy dương khí trong cơ thể đã kiệt quệ.
Loại mạch thứ ba là mạch hà du.
Khi tôm bơi trong nước có một đặc điểm là nó có thể bật nhảy.
Bởi vậy, mạch hà du là mạch tượng có sóng mạch không đều giống như tôm bơi, nhảy lên một cái rồi ngừng lại, kèm theo dấu hiệu đứng ngồi không yên.
Khi mạch hà du xuất hiện có nghĩa là tinh khí của đại tràng đã kiệt quệ.
Loại thứ tư là mạch ốc lậu.
Nhà cũ nát bị mưa dột thường nhỏ tí tách, cứ một lát lại nhỏ thêm một giọt, vừa chậm vừa không có lực xung kích.
Mạch ốc lậu cũng giống như căn phòng cũ nát bị mưa dột, mạch đập chậm, không có lực, một lúc lâu mới nhảy lên một cái.
Loại mạch này thường thấy khi vị khí bị tuyệt.
Loại thứ năm là mạch tước trác.
Mạch ở dưới cơ thịt, sóng mạch như chim sẻ mổ thóc, lúc thì đập ba tới năm lần liên tục, lúc thì ngừng lại.
Mạch đập, dừng rất vô định.
Loại mạch tượng này là biểu hiện của tỳ khí bị tuyệt.
Loại thứ sáu là mạch giải tác.
Lúc mạch ở giữa các cơ, mạch đập lúc nhanh lúc chậm, lúc dày lúc thưa, tán loạn không theo trật tự.
Giống như đoạn dây thừng bị rồi.
Mạch tượng này là biểu hiện của thận khí bị suy kiệt.
Loại thứ bảy là mạch đạn thạch.
Mạch đập rất nặng nề, mạch tượng cứng, ‘lốp đốp’ như búng tay.
Giống như mạch đang đập vào một tảng đá, không hề êm dịu.
Loại mạch tượng này cho thấy thận khí đã tuyệt.
Đó là bảy loại mạch chết.
Mạch của người phụ nữ này là mạch đạn thạch.
Trong lòng Thẩm Lãng hiểu rất rõ.
Đột nhiên, có người nhắc nhở người phụ nữ trẻ kia: “Đừng có tin lời nói của cậu ta.
Thẩm Lãng chỉ là một thằng nhóc trẻ tuổi, là sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học mà thôi.
Cậu ta không có kinh nghiệm chữa bệnh cứu người, chớ nói chi là chữa trị chứng bệnh nghiêm trọng.”
“Đúng vậy, cô cứ hỏi thẳng Giáo sư Quan Chi Danh ở trước mặt cô ấy.
Đây chính là Phó viện trưởng Viện y học đại học Nam Phong chúng ta đấy.”
“Hoặc cô có thể hỏi Giáo sư Tào Côn cũng được.
Ông ấy chính là viện trưởng của chúng ta.”
“Nói chung lời nói của thằng nhóc này không đáng tin, nghe một chút thì được chứ đừng có tin mù quáng.”
Một người là viện trưởng, một người là phó viện trưởng.
Bàn về độ đáng tin thì có vẻ Tào Côn và Quan Chi Danh đáng tin hơn Thẩm Lãng, đây là trạng thái bị nghiền ép.
Nhưng có một số việc không thể nhìn bề ngoài được.
Có những người nhìn ngoài mặt thì có vẻ là lớp người đi sau trẻ tuổi, nhưng thật ra lại là thần y