Hôm đó Minh Tô khó khăn lắm mới dành ra được chút thời gian rảnh rỗi, chính là vì muốn xem vở hát đã dựng từ trước và sửa lại những lỗi thiếu sót trong vở kịch.
Kết quả lại bị Huyền Quá dẫn đi kỹ quán để xem dáng vẻ câu nhân thực sự của nữ tử là như thế nào.
Ngày hôm sau, Minh Tô đã phạt Huyền Quá nửa tháng bổng lộc.
Những cô nương đó, không có ai là câu nhân cả, cũng không bắt mắt và hấp dẫn một chút nào.
May mà nàng đã dự kiến trước nên cất kịch bản vào trong tay áo rồi mang theo, nếu không chẳng phải đã lãng phí cả đêm rồi sao?
Chỉ là trong lòng không khỏi để lại ấn tượng khó nói về Huyền Quá.
Dù cho chuyện này là việc riêng của nàng.
Minh Tô cũng chưa từng trách tội Huyền Quá, nếu hắn không xử lý tốt việc riêng của nàng thì chỉ cần chuyên tâm làm việc công nàng giao cho hắn là được.
Còn về việc tư thì trong phủ còn có gia lệnh, nếu cũng vô dụng thì còn có thể xin mẫu phi một cô cô tâm phúc đưa về phủ.
Công chúa ở kỹ quán ngủ lại một đêm, không phải nghe hát, cũng không phải cùng người chuyện phong nguyệt, mà lại là sửa kịch bản suốt đêm.
Nếu việc này đặt trên người khác thì Trịnh Mật chưa chắc đã tin, nhưng nếu là Minh Tô thì nàng tin.
Nàng ấy chính là một người như vậy, năm đó khi nàng còn ở giáo phường, nàng ấy cũng ngồi cách vách yên lặng đọc sách, nên có cô nương kề bên thì ngược lại nàng ấy sẽ thấy phiền.
Đúng là một chút cũng không thay đổi.
"Kịch bản sửa đổi thì tất sẽ càng hay hơn so với lúc đầu." Trịnh Mật nói.
Minh Tô không khiêm tốn chút nào: "Đấy là tự nhiên."
Nói xong lại không nghe thấy tiếng đáp lại.
Nàng gẩng đầu nhìn thì thấy mặt mày hoàng hậu đều là ý cười.
Nàng ấy luôn giữ lễ nghĩa, thường ngày tuy là thân thiết nhưng cũng rất hiếm khi mất sự đoan trang, rất ít nở nụ cười tươi không chút che giấu như thế.
Minh Tô bắt gặp đôi mắt biết cười kia, trong lòng thầm mắng một câu, lại là câu nhân.
Nàng muốn biết hoàng hậu đang cười điều gì, lại đang vui vì điều gì, nhưng lại cảm thấy thật mất mặt.
Đã biết nàng ta câu nhân mà còn làm theo thì chẳng phải là hợp ý nàng ta sao???
Minh Tô quay đầu, mạnh miệng hỏi: "Nương nương triệu nhi thần tới đây là có việc gì dặn dò sao?"
Hoàng hậu vẫn đang cười, chỉ là ý cười thoáng giảm bớt, lại khôi phục sự tao nhã ngày thường của nàng ấy: "Triệu công chúa tới chỉ để hỏi chuyện đi kỹ quán của công chúa mà thôi."
Triệu nàng từ ngoài cung đến Nhân Minh Điện, tốn mất nửa ngày của nàng chỉ để hỏi chuyện vặt vãnh này thôi sao?
Minh Tô kinh ngạc, hỏi lại lần nữa: "Nương nương triệu nhi thần tới, là vì chỉ để hỏi chuyện kỹ quán sao?"
Hoàng hậu nói thản nhiên: "Ừm, đúng vậy."
Minh Tô nhìn nàng ấy hết nói nổi.
Nàng cứ nghĩ, lúc trước chỉ là ánh mắt câu dẫn, sau đó lại nói gì đó tương tự như "Muốn nhìn ngươi một chút" để câu dẫn nàng.
Bây giờ thì hay hơn nữa, lại thông qua việc ám chỉ để nói cho nàng biết nàng ta để việc nàng đi kỹ quán, việc câu dẫn lại bước thêm một bước.
Để ý nàng đi kỹ quán, đó là để ý nàng ở chung với nữ tử khác, để ý nàng ở chung với nữ tử khác, đó là hy vọng nàng chỉ ở chung với một mình nàng ta.
Lại lộ liễu như thế nữa!
Minh Tô biết mình là tiểu bối, khó có thể nói quá tường tận, dù sao có nói thế nào đi nữa thì ánh mắt hoàng hậu rất giống Trịnh Mật như trong tưởng tượng.
Nàng cũng không muốn nàng ta phải đối mặt với sự xấu hổ, bèn liếc mắt trách móc nàng ta một cái, thầm nghĩ...
Nếu là hoàng hậu thông minh, vậy khi nhìn thấy ánh mắt này thì nên suy ngẫm và sửa đổi đúng không?
Cũng không biết là có phải hoàng hậu không phát hiện ra Minh Tô đang trách cứ hay không mà thần sắc như thường, ngữ điệu cũng là như thường, quan tâm nói: "Tuy là vì kịch bản nhưng cũng nên kết hợp giữa nghỉ ngơi và làm việc, thức trắng đêm không ngủ rất là hại thân."
Minh Tô nói cho có lệ: "Nhi thần hiểu rõ, đa tạ nương nương quan tâm."
Bên này các nàng đang nói chuyện, một khác chỗ Hiền phi cũng gọi ngũ hoàng tử tới, hỏi hắn những ngày nay đã làm gì.
Ngũ hoàng tử tính tình bốc đồng, dễ cáu gắt tức giận, không ai hiểu con bằng mẹ, Hiền phi sợ hắn gặp phải chuyện không thể khắc chế thì sẽ để lại tai vạ.
Nàng bèn phái một tên hoạn quan giám sát hắn, cũng nhờ có người trông coi nên ngũ hoàng tử chưa từng gây ra sóng gió ầm ĩ gì.
Hoạn quan kia cứ cách mười ngày sẽ truyền những việc hoàng tử làm vào trong cung.
Lần này là do Hiền phi nghe nói hắn và Minh Tô lại có xung đột nên gọi hắn vào nói chuyện
Ngũ hoàng tử làm người tự đại, không thể chịu nổi có người khoa tay múa chân ngay trước mặt hắn.
Có khi hoàng đế răn dạy, hắn trên mặt vâng vâng nhưng trong lòng cũng vẫn không phục.
Duy chỉ có mẫu phi của hắn thì tuy thi thoảng hắn có cãi lại nhưng rất ít khi làm trái lời.
Nghe Hiền phi hỏi về chuyện này thì ngũ hoàng tử tự biện hộ: "Lư Nguyên Khang là môn khách của nhi thần, nhi thần bảo vệ hắn thì có gì là sai? Huống chi hiện giờ cũng đã giữ lại được cái mạng của hắn, người khác thấy nhi thần đối xử với môn khách như thế, tự nhiên sẽ tranh nhau đến cậy nhờ, đây cũng không phải là chuyện xấu."
Hắn nói năng đầy hùng hồn đầy lý lẽ, hiển nhiên là không thấy có gì là sai cả.
Hiền phi nhịn xuống mong muốn răn dạy, nói: "Minh Thần, con nghĩ lại đi, liệu con có làm sai hay không."
Ngũ hoàng tử muốn phản bác lại, nhưng nhìn thấy ánh mắt trầm xuống của Hiền phi thì hắn thu liễm lại, cẩn thận suy nghĩ.
Lúc ban đầu Tín Quốc buộc tội hắn là dung túng môn nhân ức hiếp lương dân, bóc lột bá tánh, thu nhận hối lộ, lại còn có vật chứng nên hắn mới rơi xuống thế hạ phong.
Sau đó Lư Nguyên Khang bị đưa vào kinh thẩm vấn, Hình Bộ thượng thư tấu bẩm trên điện, nói là Lư Nguyên Khang không chịu nhận tội.
Khi đó hắn bị phụ hoàng trách cứ, còn bị phạt đóng cửa hối lỗi, đương nhiên là trong lòng uất nghẹn, vừa nghe Lư Nguyên Khang không chịu nhận tội thì lập tức vì mình biện bạch vài câu.
Sau khi hồi phủ thì hắn lại ở trong phủ mắng Tín Quốc vài câu.
Hầu cận bèn hiến kế, nói nếu Lư Nguyên Khang chưa chịu nhận tội thì không thể phán hắn là có tội, không thể phán định hắn có tội, thì điện hạ cũng không có tội nhận hối lộ.
Nếu điện hạ vô tội, thì lúc trước chịu phạt há chẳng phải là oan uổng rồi sao?
Hắn vừa nghe thì cũng nghĩ vậy, nếu là có thể để Lư Nguyên Khang thoát tội, thì chẳng phải là cũng giúp bản thân thoát tội sao? Dù sao phạt cũng phạt rồi, dù cho cuối cùng không thể thành công thoát tội thì phụ hoàng cũng không thể phạt thêm nữa, chi bằng khuấy nước cho đục thêm.
Thế là hắn liền dâng tấu thỉnh tam tư hội thẩm, còn lệnh đại thần theo phe hắn sôi nổi tán thành, khiến cho phụ hoàng chuẩn tấu.
Trong tam tư, Hình bộ thượng thư trung lập, Ngự sử đại phu là con cáo già, không đắc tội người khác và cũng không quan tâm đến mọi chuyện.
Đại Lý Tự khanh là người của hắn, tính như thế nào thì hắn cũng nắm chắc thắng lợi.
Hôm hội thẩm, hắn và Tín Quốc cùng tới công đường, Tín Quốc một hai đòi đưa Lư Nguyên Khang vào chỗ chết, Đại Lý Tự khanh nghe hắn, cực lực thoát tội, Hình Bộ thượng thư thì lại là trung lập, cho rằng có tội, nhưng không cần tử hình.
Ngự Sử đại phu vừa mới khai thẩm thì đã ho khan liên tục không nói được gì, cả buổi hội thẩm lão chỉ biết ho, được gia phó hầu hạ dùng thuốc, suýt nữa đã bỏ dở nửa chừng.
Cuối cùng, Lư Nguyên Khang đúng là không thể thoát tội, hắn nghĩ nếu ngay cả cái chết cũng không thể miễn thì chẳng phải là mất mặt lắm sao? Thế là Minh Thần bèn cố gắng giữ lại mạng của Lư Nguyên Khang.
Việc này đến đây thì lắng xuống.
Ngũ hoàng tử suy nghĩ cẩn thận từ đầu tới đuôi, vẫn không cảm thấy có gì sai.
Hắn dứt khoát đứng lên, cung kính nói: "Nhi thần tuy không thể toàn thắng, cũng coi như là thắng một nửa.
Lư Nguyên Khang không thể bảo vệ được, nhưng những môn nhân còn lại thấy nhi thần tận lực bảo vệ hắn như vậy,