"Cái gì?!" Người một nhà khiếp sợ nói.
Bình tiểu tử thì trốn về suốt đêm.
Thấy tình hình trong thị trấn ngày một kém, người bệnh trong y quán càng ngày càng nhiều, trong lòng hắn đã cảm thấy bất an, lần trước sau khi nhờ người truyền tin về, hắn lặng lẽ thu thập xong đồ đạc của chính mình, nghĩ nếu tình thế nghiêm trọng thêm chút nữa thì xin nghỉ với ông chủ tửu lâu rồi trở về nhà.
Chạng vạng hôm nay, có vị khách quen của tửu lâu phong trần mệt mỏi gấp gáp từ phủ thành trở về, vào cửa chẳng nói chẳng rằng, chỉ vội vàng mua rất nhiều thịt vịt xông khói, thịt mặn cùng lạp xưởng muốn mang đi.
Ông chủ nhịn không được đành tò mò đặt câu hỏi, hắn mới che miệng nói phủ thành phát tán dịch bệnh rồi, đã chết mất vài người.
"Thiệt hay giả, lão huynh, ngươi hù ta à? Sao ta chẳng nghe được một chút tin tức nào?"
"Ta lừa ngươi chuyện này làm gì! Vốn ta định lên phủ thành chuyển hàng hóa kiếm chút bạc, đã vào cửa thành rồi lại gấp gáp trở về trong đêm, nha môn trong phủ thành không cho nói, nhưng ta thấy đường phố như thế rõ ràng chính là dịch bệnh đó, mấy người bệnh ở cửa y quán thở không ra hơi, trông khác gì người chết đâu!"
"Vậy, vậy những người bệnh này trong thị trấn của chúng ta chẳng lẽ cũng là......"
"Ngoại trừ dịch bệnh còn có thể là gì nữa! Lão huynh à, xem giao tình giữa hai chúng ta nên ta khuyên ngươi một câu, đừng buôn bán nữa, thừa dịp bây giờ còn chưa rối loạn, cố gắng trữ chút lương thực đợi trong nhà đi, tiền bạc không quan trọng bằng tính mệnh cả nhà già trẻ đâu! Không nói không nói nữa, ta còn phải đi mua chút gạo dầu đây."
Vị khách quen kia vừa đi, ông chủ sợ tới mức đóng tiệm ngay tức khắc, Bình tiểu tử vào phòng cõng sọt chạy suốt đêm về thôn, trước khi chạy còn không quên kéo Đại Lang nhà họ Ngô cũng sống ở trấn trên cùng trở về.
Đêm khuya thanh vắng, lời nói của Bình tiểu tử không khác gì sét đánh qua đất bằng, người một nhà nghe xong đều sợ hãi.
"Vậy, vậy phải làm sao bây giờ?"
"Cư nhiên là dịch bệnh, đúng là muốn người ta chết mất mà." Sắc mặt mấy cô con dâu tái nhợt, hoảng sợ nói.
Tạm thời trưởng thôn cũng bị tin tức này kinh động ngây ngẩn cả người, một lúc lâu sau mới phản ứng lại, lớn tiếng nói với bạn già Hứa thị: "Nhanh, nhanh đi đun nước, để hai đứa nó tắm rửa sạch sẽ từ đầu đến chân, quần áo thay ra đừng có tiếc, đốt luôn đi, nhanh!"
Lúc này cũng không rảnh để tiếc quần áo và sợ hãi, Hứa thị cùng mấy người con dâu vội chạy tới phòng bếp nhóm lửa nấu nước.
Trưởng thôn lại nói với mấy nhi tử: "Đi gõ cửa từng nhà, không được bỏ sót nhà nào trong thôn, bảo nhóm hán tử đến chờ hết dưới tàng cây cổ thụ ở cửa thôn, động tác nhanh lên!"
Mấy người con trai cũng cầm đèn dầu chạy đi, nhất thời trong sân chỉ dư lại Bình tiểu tử cùng Đại Lang nhà họ Ngô.
Nghe thấy trưởng thôn nói phải đốt quần áo, sau khi hai người phản ứng lại được thì chân cũng mềm ra, nhưng ngay lập tức lùi đến dưới chân tường, chú ý để không chạm phải những người khác trong sân.
"Đàn ông phải có tiền đồ, đừng sợ, chờ lát nữa tắm rửa cẩn thận cả người, một bộ quần áo cũng không thể giữ lại, giày cũng đốt luôn."
Trưởng thôn căng mặt nói xong cũng xách theo đèn dầu ra khỏi cửa, bước chân vội vàng đi thẳng về phía nam, đi mời lão thầy lang trong thôn.
Trong phòng bên, Đại Hổ Tử đã tỉnh ngủ từ lâu, vẫn luôn ghé vào cửa sổ nhìn ra bên ngoài, thấy bộ dáng của cha mẹ nhóc cùng thúc và thím người nào người nấy đều hoảng loạn, lại thấy nhóm của cha cùng thúc thúc đã đi rồi, tiểu thúc của nhóc co rụt ở góc tường trong sân.
Đại Hổ Tử trượt xuống khỏi giường đất rồi xỏ giày, chạy ra sân nói: "Tiểu thúc, người làm sao thế? Người phạm sai bị ông nội mắng ạ? Con đi xin cho, người vào nhà đi."(*)
"Đại Hổ Tử đừng tới đây, cách xa ta một chút!" Bình tiểu tử vội duỗi tay hét bảo ngưng lại, "Con, con nghe lời, tiểu thúc không chọc giận ông nội, con nghe lời, mau về phòng ngủ đi."
Đại Hổ Tử gãi gãi đầu, lại xoay người chạy đi tìm mẹ nhóc, "Mẹ, sao tiểu thúc không cho con lại gần? Tối thế này ông nội cùng mọi người đi đâu vậy ạ?"
Chu thị đang luống cuống tay chân nhóm lửa trước bếp, nghe vậy thì sờ đầu con trai, nói: "Đại Hổ Tử ngoan, không có việc gì đâu, người lớn có việc gấp, Nhị Hổ Tử cùng ca nhi út còn ngủ trong phòng đấy, con về phòng trông hai đứa giúp mẹ, đừng để bọn nó đạp chăn rồi cảm lạnh."
Thế là Đại Hổ Tử lại chạy về phòng, đèn dầu phát ra ánh sáng mỏng manh, hai đệ đệ của nhóc ngủ o o trên giường đất còn chưa tỉnh, nhóc cởi giày bò lên giường, dém góc chăn cho hai đứa xong lại vỗ vỗ, bọc mình trong chăn thật kỹ rồi tiến đến bên cửa sổ, tiếp tục nhìn vào trong sân.
Trăng treo đầu cành, một trận gõ cửa và tiếng hô to trong thôn Vân Khê, đèn dầu từng nhà lục tục bốc cháy, trong khoảng thời gian ngắn mà đèn đuốc sáng trưng.
Cửa thôn Vân Khê có cây cổ thụ, tới mùa hè người trong thôn đều thích ngồi dưới bóng cây hóng mát, nhưng giờ phút này dưới tàng cây thắp lên mấy ngọn đuốc, đứng đầy người.
Trên mặt mỗi người đều không che giấu được hoảng loạn kinh sợ, nghe thấy dịch bệnh bùng phát, có vài hán tử ngay cả quần áo còn chưa thắt nút, khoác vào liền chạy tới.
"Bị mẹ Tam Trụ nói trúng rồi, rõ ràng đúng là dịch bệnh."
"Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao, dịch bệnh chết rất nhiều người!"
"Đừng quýnh lên thế, hơn nửa đêm trưởng thôn gọi chúng ta tới khẳng định có chuyện muốn nói, chúng ta nghe trưởng thôn nói đã."
"Phải đấy, mà trưởng thôn đâu?"
Đám người cãi cọ ầm ĩ, trưởng thôn cùng lão thầy lang vội vàng chạy tới.
"Bình tĩnh, nghe ta nói." Trưởng thôn đứng phía trước mọi người, sắc mặt ngưng trọng, nhưng lời nói lộ ra uy nghiêm.
Đám người mau chóng yên tĩnh lại, trưởng thôn trầm giọng nói: "Là chuyện gì thì các ngươi cũng đều đã biết, phủ thành xác thực đã bùng phát dịch bệnh.
tối hôm nay Bình tiểu tử nghe khách của tửu lâu nói, triệu chứng của người bị bệnh ở phủ thành giống người trên trấn, đều bị đau bụng, phát sốt và đầu lưỡi ứ máu, hơn nữa...!Đã bắt đầu có người chết.
Nghe thấy lời này, đám người lại hoảng lên, có hán tử hỏi: "Trưởng thôn, sao người bị đau bụng trong thôn chúng ta có thể khỏe lại, bọn họ thì không được?"
"Đúng vậy, thôn của chúng ta sao không có ai phát sốt ứ máu? Có phải chúng ta không nhiễm bệnh này không, không cần sợ hãi?"
Trưởng thôn không nói chuyện, lão thầy lang bên cạnh ông sờ sờ râu nói: "Chứng đau bụng trong thôn, hơn phân nửa là vì mưa dầm vào mùa thu, có vật dơ bẩn trong nước giếng để uống mới phát ra, đem nước đun sôi, bên trong không còn đồ dơ, bệnh tự nhiên khỏi.
Nhưng người trên phủ thành cùng thị trấn phát sốt