Hôm sau, quả nhiên Trúc ca nhi dẫn mẹ của Như tỷ nhi tới tìm Sầm Ninh.
Mẹ của Như tỷ nhi lấy giỏ đựng vỏ chăn và đủ loại chỉ màu, Sầm Ninh nhận đồ nhưng không vội đồng ý, trước tiên đi vào trong phòng mình lấy túi thơm và khăn tay thêu thường ngày cùng áo cưới lúc thành thân ra.
"Thím, chỗ này đều do ta tự thêu, ngài nhìn trước xem, nếu cảm thấy hoa văn này đẹp, ta thêu thêm vỏ chăn cho ngài." Sầm Ninh nói rồi đưa đồ qua.
Trong lòng mẹ của Như tỷ nhi vừa ý Sầm Ninh làm việc cẩn thận săn sóc, thầm khen Lục nhị tiểu tử cưới được phu lang tốt.
Chờ nhận lấy áo cưới của Sầm Ninh nhìn qua, càng thêm hài lòng: "Ai da, nhìn uyên ương thêu này, y như thật, hoa mẫu đơn cũng thêu đẹp lắm."
Trúc ca nhi cứ như mình được khen, đắc chí nói: "Đúng chưa, ta cùng mẹ ta cũng không nói quá với thím nhé, mẹ ta cả ngày kêu ta học nữ công cùng Ninh ca nhi mà."
"Không quá, không quá, hôm nào ta phải tới cửa cảm ơn mẹ ngươi đấy!" Mẹ của Như tỷ nhi vỗ về cặp uyên ương rồi cười, càng nhìn càng thỏa mãn, "Ninh ca nhi này, hai bộ vỏ chăn, một bộ ngươi thêu hình uyên ương lên, bộ khác thì thêu hai chữ hỉ, được chứ?"
Sầm Ninh nhớ kỹ, lại trao đổi giá cả và thời gian cùng mẹ của Như tỷ nhi, lúc này mới tiễn bà ra cửa.
Trúc ca nhi không đi, ở lại cười nói: "Nhận việc rồi, giờ chắc ngươi bận rộn hơn."
Sầm Ninh thu dọn vỏ chăn và kim chỉ mà mẹ Như tỷ nhi mang đến bỏ vào buồng trong xong, lại cầm nắm hạt bí đỏ mình rang chọt chọt đưa cho Trúc ca nhi: "Tết sắp tới rồi, bận một chút cũng tốt."
Y và Trúc ca nhi đã quen thân, cũng thường xuyên tâm sự với nhau: "Không có mẹ chồng, lần đầu tiên ta thu xếp chuyện ăn tết, luống ca luống cuống, trong tay cầm nhiều bạc một chút bao giờ cũng tốt hơn."
Người nhà nông không quá coi trọng ngày lễ, thường thường vào dịp Đoan Ngọ[1] Thất Tịch, chẳng qua nhà nào có điều kiện thì làm thêm miệng đồ ăn vặt theo mùa, cảnh tượng nào nhiệt đó chỉ gặp ở nhà có tiền trên thị trấn.
[1] Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 theo lịch Trung Quốc.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ.
Cũng sắp đến tiết Thanh Minh[2], bởi vì nguyên do liên quan đến ông bà tổ tiên cho nên được coi trọng hơn chút.
[2] Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định, thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ).
Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Nhưng ăn Tết thì không giống vậy, dầm mưa vất vả cả năm ở ngoài ruộng, thời gian dần trôi cuối cùng cũng có thể trốn mùa đông nghỉ ngơi một chút, nhà nhà đều vui vẻ hân hoan mà chuẩn bị.
Nông thôn có cách nói chung, một nhà lớn bé hòa thuận đoàn viên, bình bình an an trải qua cửa ải cuối năm, sang năm mới có thể cát tường như ý.
Hồi Sầm Ninh còn ở nhà, mỗi năm Tết đến đó là lúc mẹ y bận rộn nhất, phải để ý một ngày ba bữa cơm, còn phải sắp xếp đi thăm bạn bè thân thiết, vội đến mức chân không chạm đất.
Hiện giờ gả cho Lục Vân Xuyên, đây là lần đầu y lo liệu chuyện ăn tết, chung quy trong lòng chưa có chuẩn bị gì.
Còn nguyên do nữa nhưng lại không tiện mở miệng than với Trúc ca nhi, trong lòng y nghĩ đến cuộc sống cực khổ mà Lục Vân Xuyên trải qua trước đây, tới Tết rồi cũng không thấy thoải mái được là bao, đại ca đại tẩu dẫu sao vẫn phải về nhà mẹ vợ thăm người thân, ra tháng giêng, chỉ sợ luôn có một mình Lục Vân Xuyên ngồi nhìn nồi không bếp lạnh.
Bây giờ hai người bọn họ có gia đình, y muốn tận tâm lo liệu, phải vui vẻ trải qua năm mới.
Trúc ca nhi cắn hạt dưa an ủi y: "Chắc chắn ngươi có thể làm tốt, hơn nữa thân thích nhà họ Lục ít, không có bảy cô tám dì gì gì đó, bớt việc nhiều, họ hàng nhà ta quá chừng, mỗi năm đến Tết, bọn trẻ con mông trần bò khắp nhà, làm người ta khó chịu muốn chết.
Tới lúc ăn cơm nhá, đồ ăn vừa mới lên bàn đã bốc hết."
Sầm Ninh cười y: "Ngươi cứ ba xạo."
"Thật đó!" Trúc ca nhi thấy Sầm Ninh không tin mình, vội vàng biện luận, "Ngươi không biết thôi, năm nào họ hàng trong nhà tới ăn cơm, mẹ ta đều phải lấy chút bánh nướng còn thừa trong nồi ra trước, chờ bọn họ đi rồi người nhà ta mới lấp đầy bụng, nếu ngươi muốn ăn thịt, vậy phải giành từ trong bát của mấy đứa nhóc, cả một bản lĩnh đấy!"
Trúc ca nhi nhướng mày rồi cười nói: "May là ta đã quen rồi, dựa vào cái kiểu lịch sự thường ngày của ngươi, thấy tình cảnh đó chắc chả ăn nổi."
Sầm Ninh nhét nhân hạt dưa vào tay y: "Ăn đi này!"
Nhớ tới gì đó, Sầm Ninh cầm cái đĩa từ phòng bếp ra: "Đây là bánh hạt dẻ ta làm, giờ nguội rồi vừa hay ăn, ngươi nếm thử đi."
"Làm xong rồi á, nhiều hạt dẻ như vậy ngươi đều đập lột xong rồi?" Trúc ca nhi cầm lấy một miếng.
"Tối qua Xuyên Tử về xử lý xong hết rồi." Sầm Ninh nói có hơi ngượng ngùng, y muốn để Lục Vân Xuyên nghỉ ngơi, nhưng Lục Vân Xuyên nói việc này đau tay, một mình chuẩn bị hết thảy.
"Vẫn là Xuyên Tử ca tri kỷ, ta nói nè, mấy hán tử trong thôn nên học hắn thương tức phụ như thế nào kìa." Trúc ca nhi nói đoạn rồi cắn một ngụm bánh.
Da bánh hạt dẻ xốp giòn, nhưng nhân lại mềm dẻo thơm ngọt, vào miệng cái là ngập đầy mùi hạt dẻ thoang thoảng.
"Ninh Nhi, tay nghề ngươi khéo ghê, ăn ngon lắm!" Trúc ca nhi trợn to mắt, cắn hai miếng nhỏ rồi cho nhận xét.
"Phải không?" Sầm Ninh cong mắt cười, "Ta đưa cho Chỉ ca nhi, Chỉ ca nhi cũng thích ăn."
"Thật mà, so với bánh hạt dẻ mẹ ta mua cho cháu trai ta thì ngon hơn nhiều, phỏng chừng điểm tâm của tiệm bánh ngọt trên trấn cũng là hương vị thế này." Trúc ca