Tác giả: Lạc Nguyệt Thiển
Edit + Beta: Phô Mai Chi
16.
LÀ CẬU NHÓC ĐẸP TRAI
Hôm sau cả hai vẫn đi học cùng nhau, đến lúc đi học về mà bố mẹ Hướng Dương vẫn chưa quay trở lại.
Quý Nghiễn nhớ ra chuyện Hướng Dương phải cắt tóc, lại sờ sờ tóc mình, hình như cũng hơi dài nên xin Lâm Nguyệt Cầm tiền cho hai người rồi đưa Hướng Dương đến tiệm cắt tóc ở đầu làng.
Con trai cắt tóc không cần quá đẹp, sau khi cạo chỉ cần thoa một lớp phấn rôm là xong, về nhà gội đầu lại.
Có thể do ở nông thôn nên nội quy trường học không quá nghiêm khắc, hoặc do thời thế thay đổi nên không bắt buộc quy định kiểu tóc của học sinh, chỉ cần không nhuộm hay uốn tóc quá lố là được.
Để tiết kiệm tiền, Lâm Nguyệt Cầm luôn bảo Quý Nghiễn cắt đầu cua, như vậy sẽ tiết tiệm được một tháng tiền cắt tóc, một năm cũng có thể tiết kiệm được mấy đồng.
Nhưng Quý Nghiễn không muốn, cậu thấy để đầu cua xấu chết đi được, sau khi lên cấp hai cậu từ chối để mẹ đi cùng, tự xin tiền đi cắt tóc.
Quý Nghiễn không chịu cắt đầu cua thì đương nhiên cũng sẽ không để Hướng Dương cắt đầu đó.
Vẫn có kiểu tóc phổ biến với học sinh nhưng con trai không cắt được quá nhiều kiểu, hầu hết toàn cạo đằng sau rồi hớt tóc mái phía trước ngắn đi một chút, vài nam sinh muốn gây chú ý còn cạo hai bên để thể hiện sự khác biệt với những cậu bạn khác.
Quý Nghiễn không chạy theo mốt, thực ra cậu không biết nhiều và cũng sợ khác lạ quá nên chỉ cần đơn giản thoải mái là được.
Cậu thấy kiểu lần trước cắt cũng khá ổn nên yêu cầu cắt lại như lần trước là được.
Đến lượt Hướng Dương, Quý Nghiễn không nghĩ ra kiểu khác nên đành bảo Hướng Dương cắt cùng kiểu với mình.
Tóc mái của Hướng Dương hơi dài, hình như đã mấy tháng rồi chưa cắt.
Thậm chí Quý Nghiễn còn chẳng nhớ nổi kiểu tóc trước đây của Hướng Dương, trong ấn tượng của cậu, mỗi khi nhìn thấy Hướng Dương, hắn chỉ im lặng đứng ở một bên, trông có vẻ ngốc nga ngốc nghếch.
Ông chủ tiệm tóc nay đã ngoài sáu mươi, con nối nghiệp cha, từ nhỏ đã kế thừa nghề nghiệp của bố mình cắt tóc cho người trong làng, làm suốt đến già.
Ở chỗ bọn họ, những điều này rất phổ biến, con nhà mở cửa hàng tạp hóa sau này cũng sẽ tiếp tục bán đồ kim khí và tạp hóa; bán đồ ăn nếu không tiếp tục bán đồ ăn thì sẽ chuyển sang bán thứ khác; con nhà nông thì sau này sẽ kế thừa ruộng đất.
Công nhân ai nấy đều vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi, tiền kiếm được dựa vào đôi bàn tay, làm thiếu ngày nào là đói ngày đó.
Vậy nên những người có thể làm việc trong nhà máy giống như Quý Thu Viễn có ngày nghỉ cố định, lãnh lương từ người khác, còn có phúc lợi trợ cấp là chuyện đáng ngưỡng mộ.
Dù sao cũng có mấy chục năm kinh nghiệm, tay nghề của ông chủ tiệm tóc rất xuất sắc, chỉ trong nháy mắt đã cắt xong tóc của Hướng Dương, còn vỗ phấn rôm vào cổ hắn hết sức thuần thục: "Là cậu nhóc đẹp trai."
Quý Nghiễn nhìn đôi mắt của Hướng Dương qua gương, sau khi tóc mái ngắn hơn không che mắt nữa trông có thần hẳn lên.
Đôi mắt Hướng Dương đen lay láy, lặng như nước, biểu cảm không quá đa dạng, dáng vẻ trầm lặng ít nói rất dễ cho người ta một cảm giác vững vàng.
Bây giờ cuối cùng Quý Nghiễn cũng biết tại sao ấn tượng trước đây của mình về Hướng Dương là ngốc nga ngốc nghếch, vì bố mẹ hắn cứ cắt đại cho hắn một kiểu tóc không hợp, định để tiện sửa là được mà không hề quan tâm đến hình tượng của Hướng Dương như thế nào.
Người ta nói người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân, quả nhiên lời này không sai chút nào.
Quý Nghiễn trả tiền cho cả hai, trên đường về nhà cậu phát hiện rất nhiều người qua lại nhìn Hướng Dương, hầu hết là con gái.
Vào khoảnh khắc hoàng hôn, mặt trời sẽ lặn xuống đường chân trời và trước khi ánh đèn đường sáng lên, cảnh vật giờ phút này luôn phủ một vẻ đẹp mờ ảo.
Hướng Dương cụp mắt, im lặng đi bên cạnh Quý Nghiễn, hắn không để ý tới những ánh mắt xung quanh mình, chỉ khi Quý Nghiễn nói chuyện mới thường xuyên đưa mắt nhìn cậu.
Người trong làng ai cũng biết Hướng Dương, chắc hẳn bọn họ cũng biết cậu bé trên đường là Hướng Dương, nhưng nếu ngoại hình thay đổi một chút thì ấn tượng đã định rất dễ bị đảo lộn.
Đây thực sự là chuyện hết sức kì lạ.
Đường nét khuôn mặt sau khi cắt tóc của thiếu niên vẫn còn non nớt nhưng ngoại hình đã đẹp trai hơn rất nhiều.
Trẻ con bước vào độ tuổi dậy thì lớn nhanh như thổi, ngày nào cũng gặp nhau, tưởng chừng chẳng thay đổi nhưng bất chợt một ngày nào đó ngoảnh đầu nhìn lại mới có thể phát hiện rõ ràng dấu vết trong quá trình trưởng thành.
Quý Nghiễn không nhịn được nhìn chằm chằm góc nghiêng của Hướng Dương với ánh mắt ngưỡng mộ.
Hướng Dương thật sự rất ưa nhìn, đôi mắt đen láy dưới ánh chiều tà dường như đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Khi hai người về đến nhà, cuối cùng bố mẹ Hướng Dương cũng quay trở lại.
Người lớn hai nhà đứng trước cửa trò chuyện, Lâm Nguyệt Cầm ngại không đòi nhà hàng xóm tiền cắt tóc nên cũng không nhắc đến.
Khí sắc bây giờ của Lý Lệ Liên nom khá ổn, bà vuốt v e chiếc bụng nhô lên của mình, đứng bên cạnh Hướng Hoằng Tu trông rất tình cảm.
Bà đặt tay lên vai Hướng Dương, cũng đã hết mực cảm ơn vợ chồng Lâm Nguyệt Cầm đã chăm sóc Hướng Dương đêm qua.
Nhưng đôi vợ chồng chẳng một ai nhận ra Hướng Dương đã cắt tóc, không hề để ý đến ngoại hình con mình đã có sự thay đổi.
Hướng Dương lặng lẽ nhìn Quý Nghiễn.
Quý Nghiễn như bắt được tia sáng kiên định trong đôi mắt hắn, là ánh mắt vô cùng chuyên chú.
Rõ ràng tiếng trò chuyện của người lớn sôi nổi như vậy nhưng giờ phút này, Quý Nghiễn lại cảm thấy mình đã bị ngăn cách khỏi tiếng ồn ào trong ánh nhìn chăm chú của Hướng Dương.
Họ nhìn nhau, cứ nhìn nhau như vậy rồi chào tạm biệt trong lặng im, hệt như đôi bạn đã từng thân thiết trong một đêm đang lưu luyến nói lời tạm biệt.
Cuộc trò chuyện của người lớn cuối cùng cũng kết thúc, lúc Lâm Nguyệt Cầm đẩy Quý Nghiễn vào nhà, cậu mới nói: "Hướng Dương, mai gặp nhé."
Miệng Hướng Dương mấp máy như muốn nói gì đó nhưng lại e dè người xung quanh nên đã thu giọng lại.
Quý Nghiễn đoán hắn muốn đáp lại gì đó, khóe môi vô thức nhếch lên, Hướng Dương trả lời cậu bằng một tiếng tẻ nhạt và nhàm chán hay nói nhất: "Ừm."
Những tháng ngày đã trở lại bình thường, cuộc sống không có nhiều thay đổi nhưng lại có