5 giờ sáng hôm sau dưới sự đốc thúc của đề đốc Charner quân Pháp tiếp tục lập đội hình tiến lên.
Lần này Charner quyết định tăng cường cho đội quân tiên phong tấn công lên chừng 2 ngàn người, quyết dùng ưu thế binh lực để nhanh chóng giành ưu thế chiến thắng, rút kinh nghiệm từ trận đánh hôm qua quân Pháp tiến lên vô cùng cẩn thận, đội hình chặt chẽ, đại bác ngựa kéo cơ động 2 bên sườn đội hình, sẵn sàng dập mạnh vào quân triều đình khi có dấu hiệu tiếp tục ra ứng chiến, thế nhưng hành động của Charner rõ ràng là thừa thãi, quân triều đình không còn lực lượng dự bị cơ động tinh nhuệ nào để làm hành động như ngày hôm qua nữa.
Quan binh rõ ràng sợ hãi ưu thế hỏa khí của địch, co rút trong đồn không dám ra, chỉ dám đứng trên đồn bắn súng về phía quân địch.
Điều này rõ ràng là nực cười đến khó chịu, mấy chục ngàn quân triều đình thế nhưng lại không có quân dám đánh nhau với mấy ngàn quân giặc, rõ ràng là mấy chục ngàn người, cùng ào lên mỗi người nhổ một bãi nước bọt thôi cũng có thể khiến quân Pháp chết đuối thế nhưng lại không có ai dám ứng chiến.
Cũng không phải không có quân lính can đảm giám chiến, ví dụ như quân bản bộ Nguyễn Duy do Trần Bình chỉ huy lính SS của Hồng Đĩnh đang thay quyền huấn luyện và chỉ huy, lực lượng này được sự huấn luyện theo phương thức lính cận vệ SS vô cùng dũng mãnh, thế nhưng Nguyễn Duy muốn bảo tồn thực lực nên nhất quyết không muốn động đến mà còn điều lực lượng này về phía sau đại đồn bảo vệ kho vũ khí cùng mấy vạn cân hỏa dược.
Hay 3000 quân đồn điền của Trương Định vô cùng gan dạ nhiều lần đề xuất được ra khỏi đồn đánh dã chiến ngăn cản giặc thế nhưng lại bị tướng Phương bác bỏ không thương tiếc. Tướng Phương hôm qua đứng trên đồn nhìn thấy hết toàn bộ cuộc chiến vô cùng kinh ngạc về sức mạnh hỏa khí quân Pháp cho nên không muốn đem quân ra đó làm mồi cho hỏa lực địch tàn sát nữa, theo quan niệm của ông, quân ta có đại đồn vững chãi, có thể hạn chế ưu thế hỏa lực của địch dụ địch đến gần để đánh thì sẽ giảm bớt được thương vong. Quan niệm này được đa số tướng lĩnh quan lại triều đình lúc này ủng hộ, đặc biệt là tên quan nhát gan Tôn Thất Hiệp.
Nguyễn Lâm hôm qua đã xuất trận, toàn bộ binh mã tinh nhuệ đã bị đánh cho tàn phế, tuy rằng đã phần nào nhìn thấy phương pháp chiến đấu khắc chế ưu thế hỏa khí quân giặc thế nhưng cũng lực bất tòng tâm vì không còn quân nữa, xin được bổ xung quân, thì không đâu có,
Thật vậy, hơn chục ngàn quân triều đình chia ra làm mấy chục vị tướng thống lĩnh các mối quan hệ quan trường đan xen rắc rối , binh sĩ đều là quân bản bộ của họ, không ai hy vọng mình chia sẻ bớt quân của mình cả. Muốn bổ xung chỉ có thể từ lực lượng dân binh, thế nhưng cho dù có thêm dân binh cho đủ biên chế thì hiện tại cũng hoàn toàn không thể tạo ra sức chiến đấu được.
Quân Pháp tràn lên rất nhanh bất chấp đại bác bên quân Việt bắn ra dữ dội, người Pháp hiểu rằng chỉ cần áp sát đến một khoảng cách đủ gần thì mấy khẩu đại bác được đặt trên đồn đó chỉ có thể làm bài trí vì không thể hạ góc pháo xuông ngang tầm hay thấp hơn để bắn được cho lên họ tiến lên rất nhanh, một số thương vong xuất hiện thế nhưng không đáng kể cho lắm so với đội quân mấy ngàn người.
Khi còn cách đại đồn trăm thước một tên lính Pháp bất ngờ rú lên thảm thiết, chân hắn đã lọt vào một cái hầm chông, mũi châm bằng sắt sắc nhọn dễ dàng đâm xuyên chân hắn, cùng lúc đó, nhiều cạm bẫy xung quanh khiến cho quân Pháp bắt buộc phải ngừng tiến công nhanh và dừng lại củng cố vị trí.
Lúc này thấy quân Pháp đã tiến đến tầm hỏa khí của quân ta Nguyễn Tri Phương liền ra lịnh cho tất cả hỏa khí cùng bắn, tiếng súng hỏa mai nổ liên miên như rang lạc, quân Pháp từng người ngã xuống, đạn hỏa mai bay vèo vèo trên chiến trường, bên phía quân Việt đại đa số là súng hỏa mai mồi lửa nòng trơn, độ chính xác cùng với phạm vi sát thương vô cùng kém cỏi, thế nhưng quân Pháp đã tiến lên tới tầm hỏa lực của súng hỏa mai mà quân Việt đã tính trước, tầm trăm thước, tương đương với khoảng 40m đào rất nhiều hầm chông cạm bẫy khiến cho quân Pháp tiến quân bị dồn ứ lại, và trở thành mồi ngon cho hỏa khí quân ta.
Thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng, thế nhưng Charner không hề kinh hoàng, với kinh nghiệm chiến trường bao năm, Charner nhanh chóng làm ra thay đổi chiến thuật.
Lệnh cho toàn bộ đại bác tiến gần hơn bắt đầu bắn áp chế vào các hỏa điểm trong đại đồn nhằm kìm chế hỏa lực quân Việt.
Lúc này, sự sai lầm trong cách bố phòng của tướng Phương hiện ra rõ rệt, đại đồn được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp có sửa đổi theo suy nghĩ của người Việt, thế nhưng không thể phủ nhận được nó vẫn là kiểu Pháp, những hỏa điểm đại bác hạng nặng đặt trên đại đồn đều bị người Pháp nhìn vào liền biết ngay, quả thật vô cùng chói mắt, cho nên khi lệnh bắn đại bác áp chế đưa ra, pháo binh Quân Pháp bắn vô cùng chính xác vào những hỏa điểm hỏa lực đó, và nhanh chóng khiến những khẩu đại bác chân quý của quân Việt thành đống sắt vụn với vô số máu me của lính trạng quện vào xung quanh.
Cùng với đó, Charner trực tiếp thay quyền De Vassoigne đã bị thương vào ngày hôm qua, chỉ huy quân trung đoàn tiên phong, được lệnh binh lính của năm hàng đầu lập lức luân phiên nổ súng bắn về phía đại đồn, hỏa lực dày đặc và chính xác ở tầm gần ép cho quân Việt không ngóc đầu nên nổi, bất cứ ai thò đầu ra khỏi lỗ châu mai đều bị súng bắn ngã lăn xuống.
Charner lệnh một tiếng lính công binh Pháp liền tiến lên dọn dẹp các hầm chông chướng ngại mở đường cho quân Pháp tiến lên chiếm thành.
Charner liên tục đốc thúc quân Pháp gào thét dũng mãnh xông lên, áp thang tre leo lên tường ào ào, người không có thang thì trèo lên vai nhau đu lên thành.
Đến đây lại có một điểm yếu trí mạng của đại đồn mà Hồng Đĩnh đã từng cảnh báo Tự Đức, đó là đại đồn thiếu cao thừa rộng, đồn lũy chỉ cần 2 người trèo lên vai nhau là có thể leo lên mặt thành thì giá trị còn sót lại được bao nhiêu?
Tuy vậy quân triều đình vẫn kiên quyết chiến đấu, lính súng hỏa mai bất chấp hỏa lực áp chế của giặc bắn lên đồn, vẫn ló đầu ra khỏi lỗ châu mai bắn vào quân Pháp đang cố gắng trèo lên,
Thấy tình thế đang rơi vào bế tắc, Charner liền lập tức mệnh lệnh cho Trung úy tùy viên của mình dẫn theo đội cảnh vệ của mình xáp nhập chiến trường.
Trung úy Pallu lẫn theo đội cảnh vệ dũng mãnh áp sát lũy đất, không hổ danh là đội quân tinh nhuệ nhất của Pháp, khi vừa tới gần đồn, đội cảnh vệ liền biến đổi đội hình từ đội hình tản mạn chia làm 2 khối, khối thứ nhất do trực tiếp Pallu chỉ huy dùng thang tre và kiệu người leo lên đồn đội thứ 2 đứng gần đó bắn bất kì quân Việt là lấp ló mà họ nhìn thấy, đội hình biến đổi vô cùng chuyên nghiệp,
Thế nhưng bên phía quân Việt cũng không phải dạng vừa, tuy rằng quan quân triều đình nhát gan sợ chết, thế nhưng lính tráng thì ngược lại, biết được ưu thế của Pháp cho nên họ nhanh chóng biến đổi sách lược tiến hành ẩn núp, súng cùng giáo dài luôn luôn sẵn sàng, bất cứ có tên giặc Pháp nào bò lên gần đến mặt lũy thì lập tức bị bắn hoặc bị đâm cho ngã nhào, liên tục, liên lục những con cói bằng rơm được đốt cháy, ném về phía quân Pháp khiến cho chiến trường trở nên mịt mù,
Pallu đốc thúc một tên lính trèo lên thang tre bất chợt nhìn sang mội cái thang tre bên cạnh, phía trên cái thang đang đầy người leo lên đó là một tên lính An Nam vô cùng lực lưỡng , hắn đang bê một cái chảo vô cùng lớn,
Pallu hoảng sợ, đồ vật trong cái chảo đó chắc chắn không phải vật hiền lành gì mà chắc chắn là thứ vô cùng khủng khiếp.
Quả thật là như vậy, trong đó là dầu lửa đã được đun sôi, thứ vũ khí thủ thành thời Trung cổ này vẫn còn được nhà Nguyễn sử dụng, và quả thật nó thuộc hàng kinh dị,
Tên lính trên cùng nhìn thấy điều đó, hắn kêu ngao ngao định nhảy xuống, thế nhưng chưa kịp nhảy thì cái chảo đó đổ ập xuống ,
4,5 người đang cở trên thang và