Mặt trời mọc, quân Pháp bắt đầu tấn công đồn Thuận Kiều.
Charner quyết định nhanh chóng, vì có thể chắc thắng trong trận chiến lần này, quân Pháp đã huy động mọi thứ có thể huy động được.
Tất cẩ lực lượng dự bị còn có thể điều động được ở Gia Định.
Tất cả đại bác còn lại, thậm chí là đại bác hạng trung trên các chiến hạm, đều đã được đẩy lên chiến trường.
Thậm chí mức độ tập trung binh lực còn vượt qua cả trận đánh đại đồn chí Hòa, nhằm nhanh nhất dập tắt sức phản kháng của quân triều đình.
Để đề phòng đội quân thần bí kia bất ngờ tập kích đánh tạt sườn, Charner thậm chí còn rút ra 800 binh sĩ hợp thành cánh trái, xây dựng phòng ngự sẵn sàng đón địch.
Đại bác từ các chiến hạm cũng kiên quyết chi viện hỏa lực tối đa cho trận chiến.
Khi Charner ra mệnh lệnh sau đó, trận đồn Thuận Kiều thảm thiết bắt đầu.
Tất cả các chiến hạm, neo đậu trên sông đều ầm ầm bắn đại bác, pháo hạm với uy lực khủng khiếp bắt đầu tàn phá dữ dội trong đồn Thuận Kiều.
Khắp nơi đều là tiếng nổ lớn, dữ dội, đồn Thuận Kiều vốn không kiên cố lắp lập tức bị pháo hạm oanh cho tan nát.
Quan tướng quân triều đình, vốn dĩ chỉ huy kém cỏi, tinh thần chiến đấu thấp, gặp trận pháo kích dữ dội lập tức hoảng loạn.
khắp nơi là những tiếng nổ mạnh, khắp nơi là người chết, chân cụt tay cụt.
Quân việt không có kinh nghiệm chiến đấu đối mặt với pháo kích như vậy, lại không biết cách xây dựng công sự để chống lại pháo kích, đồn ngoại trừ lớp lũy bên ngoài, phía trong hoàn toàn trống trải, đa số là các nhà kho, thêm nữa bởi quan niệm tư duy chiến thuật lạc hậu, binh sĩ hoảng loạn, rối tung rối mù chạy khắp nơi, do đó thương vong lại càng tăng lên, chỉ với đại bác bắn phá, đã khiến quân Việt có xu hướng tan rã.
Hơn 2000 quân do Nguyên Duy cùng với Nguyễn Lâm chỉ huy, là những người kiên cường nhất, đội quân còn giữ được tinh thần và sức chiến đấu nhất, bắt đầu cuộc chiến thảm thiết của mình.
Nói ra thì vô cùng nực cười, hơn vạn tàn quân trong đại đồn, thế nhưng khi đại chiến đến, lại chỉ có mấy ngàn người là còn dũng khi chiến đấu, còn hàng ngũ và còn dưới sự chỉ huy, số còn lại đã ở tình trạng, quân không thấy tướng, tướng thất lạc quân.
Nguyễn Duy trực tiếp chỉ huy đạo quân cuối cùng còn sức chiến đấu này.
2000 quân, vốn không để ý đến sinh tử, một bên Nguyễn Duy dẫn theo 600 binh sĩ liều mạng ngăn cản địch nhân tấn công ở hướng chính diện, số còn lại do Nguyễn Lâm chỉ huy, chờ đợi thời cơ đến sẽ liều mạng khởi phát tấn công sang bên cánh trái quân Pháp, đây là cơ hội cuối cùng của quân triều đình rồi, không thể dựa vào đại đồn được xây dựng như cái đống mồ chờ chết chịu pháo kích, bắt buộc phải tấn công mở đường.
Có thể nói Nguyễn Duy vẫn là vị tướng có tài, biết rằng lúc này dựa vào đồn Thuận Kiều để cố thủ là không có khả năng chiến thắng.
Thứ nhất, cái đồn này vốn là một cái kho lương, không có gì khiên cố và hiểm yếu để thủ, vạn người tụ tập trung trong một không gian nhỏ bé như vậy, không cần quân địch khởi xướng xung phong, chỉ cần quân Pháp liên tục bắn phá, đạt đến một mức độ thương vong đủ lớn, quân triều đình sẽ tự động tan rã, đây là điều chắc chắn, vì nhìn tình cảnh hoang mang của đội quân này có thể nhìn ra được.
Thứ hai, sĩ khí quân Việt đã kém quá rồi, nếu không thể lấy lại sĩ khí, thì thất bại là điều chắc chắn, mà muốn tìm kiếm chiến thắng, theo Nguyễn Duy chỉ có tiến công, xung phong, đánh giáp lá cà với địch, dùng máu tươi để lấy chiến thắng.
Charner nhìn chiến trường đã bị làm mềm bằng số lớn đạn pháo tỏ ra hài lòng.
Bắt đầu ra lệnh tiến công.
Số lớn quân Pháp xếp thành đội ngũ nghiêm cẩn tiến lên, ở giữa là khối 1500 binh sĩ, bước đi thật chậm nhưng vô cùng vững chắc, tiến dần về phía đồn Thuận Kiều, quả thật Charner vô cùng nôn nóng mong giành chiến thắng dứt điểm trong thời gian nhanh nhất, vì sợ quân trong Đại Đồn Chí Hòa sẽ phản công, cho nên đã tập trung lực lượng lớn nhất của mình tấn công, mà không thèm khởi phát tấn công thăm dò.
Bên phải là khối quân do đại tá Crouzat chỉ huy, có 1000 quân Pháp tinh nhuệ.
Phía sau, đại bác Pháp vẫn liên tục bắn dữ dội vào đại đồn.
Nhìn quân Pháp đang hùng hổ tiến lên áp sát, Nguyễn Lâm bắt đầu bình tĩnh lại, ra lệnh cho binh sĩ phải chờ đợi quân Pháp đến thật gần mới được bắn.
-« Đạn còn không nhiều lắm, cơ hồ mỗi người lính cầm súng bắn ra 5 viên sẽ hết » gia tướng Nguyễn Lâm nói :
Nguyễn Lâm quả thật cảm thấy bi ai, mất đại đồn Chí Hòa, đa số vũ khi của quân Việt đã bị bỏ lại, giờ đây số súng còn lại cũng không còn bắn được mấy phát nữa.
Nhìn chiến trường, Nguyễn Lâm cắn răng,
-Cho lính súng lắp lưỡi lê lên, kẻ nào không nghe lệnh tự ý rút lui, chém !
Quân Pháp đã tiến rất gần, Nguyễn Lâm hô lớn.
-Các huynh đệ, đem súng bắn hết, lắp lưỡi lê lên chiến đấu,.
Một loạt tiếng súng từ phía bên quân Pháp vang lên, quân Việt lấp trong những đống gạch vụn khắp nơi có người ngã xuống,
Bên quân triều đình,
-Không cho phép bắn, đợi địch đến gần mới được bắn
-Không cho phép bắn, đợi địch đến gần mới được bắn
Khắp nơi đều là tiếng hô của quan quân gầm nhẹ văng vẳng bên tai.
« chuẩn bị….chuẩn bị….
»
- Xạ kích….
Xạ Kích
Theo tiếng gầm dữ dội của Nguyễn Lâm bên phía quân Việt vốn dĩ đang yên lặng chịu đau khổ, bỗng nhiên ầm ầm đáp trả.
Không giống như quân Việt trước đây, lần này quân Việt đợi đến quân Pháp vào đến phạm vi bắn hiệu quả của súng hỏa mai mới bắn.
Quân Pháp trong nháy mắt ào ào ngã xuống một mảng lớn.thế nhưng quân Pháp dưới sự chỉ huy của các sĩ quan đốc thúc bắt đầu ào ào tiến lên bổ sung vào chỗ trống, tiếp tục giữ vững đội hình chiến đấu.
-Đạn đã bắn sạch,
-Tôi hết đạn rồi.
Khắp nơi đều là tiếng hô hết đạn,
Nguyễn Lâm rút ra chiến đao, nhìn xem rậm rạp chằng chịt quân giặc, không có chút khẩn trương, mơ hồ có một loại hưng phấn, hít một hơi thật sâu,
- tất cả binh sĩ sẵn sàng:
Các binh sĩ cầm chắc vũ khí, yên lặng chờ đợi,
Quân Pháp đã tiến gần tới nơi.
- Vì triều đình, giết a……
- Vì triều đình, giết a….
Tiếng gầm thét của binh sĩ bao phủ chiến trường.
Từng hàng lưỡi lê lóe sáng hàn quang của quân Pháp, từng đội gươm giáo như rừng của quân Việt, hai khối đụng vào nhau.
Quân Việt chịu đủ thương vong, để chờ đến thời khắc này, ưu thế về vũ khí của quân Pháp không còn nữa, chiến trường bắt đầu cân bằng với vũ khí lạnh.
- Giết
Nguyễn Lâm vung vẩy chiến đao, một cái đầu lâu dưới sự sắc bén của chiến đao bay lên, máu bắn tung tóe, thấm đẫm khuôn mặt trẻ tuổi anh tuấn của Nguyễn Lâm, khiến hắn trở nên dần dần dữ tợn.
Một tên lính Pháp, đem lưỡi lê căm phập vào lồng ngực một tên lính Việt, người lính này rõ ràng trong lúc sắp chết vẫn gắng sức đem mũi giáo cắm về phía cổ quân Pháp, đến khi 2 người xiên lại với nhau, mới mỉm cười đổ xuống,
Khắp nơi, quân Việt với đấu pháp đổi mạng không ngừng gây ra cho quân Pháp thương vong lớn, ngươi đâm ta thủng lồng ngực, thì ta nhất định phải chặt ngươi một đao.
Khắp nơi chém giết, thậm chí là dùng nắm đấm, dùng răng, không bên nào chịu thua,
Sau khi chém chết một tên giặc Pháp, Nguyễn Lâm nhìn lại chiến trường, cứ việc quân Việt chiến đấu dũng mãnh đổi mạng, thế nhưng nhân số không chiếm được ưu thế, lại khuyết thiếu tổ chức, quân Việt đã có dấu hiệu bắt đầu suy tàn,
Lính Pháp chỉ tung lên ba hàng đầu lên đánh giáp lá cà ngang tay với quân Việt, còn lại hai hàng sau vẫn còn đứng yên làm lực lượng dự bị, giờ đây được tung lên chiến trường, chúng không hề mù quáng xông lên đánh giáp lá cà, mà dần dần tiến lên bắn giết, vừa kết hợp với lính Pháp phía trên tiêu diệt quân Việt.
Số lớn binh sĩ bị quân dự bị của Pháp lên bắn giết, vô số đạn bay múa thu gặt lấy tính mạng quân Việt,
Quân Pháp 3 hàng đầu, tụ thành từng nhóm nhỏ, dựa vào nhau chiến đấu, hai hàng sau tiến lên cứ việc bắn giết quân Việt không ở trong những nhóm đó đang chạy loạn trên chiến trường.
Cánh phải bị đánh bại rồi, Nguyễn Lâm thở dài, thắng bại đã phân, chiến trường đa số quân Việt bị tiêu diệt.
Bộ hạ gia binh lập tức ào lên bao lấy Nguyễn Lâm
- thiếu tướng quân, rút lui thôi, lưu lại núi xanh thì sợ gì không có củi đốt.
Nguyễn Lâm buồn bã hạ lệnh lui quân, hơn ngàn quân số còn lại rút lui chỉ còn có một nửa, khiến trong lòng hắn nhỏ máu, đây đều là những binh lính ưu tú nhất trong quân đội a, cứ như vậy chết đi, nhiệm vụ đánh bại cánh phải quân Pháp không thành,