Nói đi thì cũng phải nói lại, thật ra từ muôn đời nay quan phỉ một nhà, binh phỉ một nhà, chẳng qua chỉ là để hình dung, cấu kết thật sự với bọn thổ phỉ cướp đường là cường hào trong vùng mà thôi.
Ngoại trừ giặc cướp bên ngoài lẻn vào, những tên cuớp mở trại ở vùng, ai không phái người vùng này, trong hàng ngũ cấp dưỡng chỉ dựa vào đánh cướp cũng không phải sự thật, còn phải dựa vào những nhà giàu có cung cấp.
Còn những mã phỉ đoàn ngựa thồ nữa, đất Việt vốn ít ngựa tụ tập được trăm ngựa thồ đã được coi là khủng bố lắm rồi, quân Triều đình cũng chẳng mấy khi mang trăm kị đi đánh nhau cả.
Thêm nữa mặc dù nói tới lui như gió, nhưng ngựa thồ cũng cần chuồng, cần cỏ khô, người cũng cần nơi để ngủ, cơm để ăn, chắc chắn không thể ở nơi hoang dã, đánh cướp cần căn cứ để giấu đồ, muốn tiêu tang vật cũng cần dựa vào cường hào phân chia trên vùng, hai bên có thể nói là kết hợp lợi ích vô cùng chặt chẽ.
Các cường hào trong vùng có nhà có nghiệp, có những việc không tiện làm đuờng đường chính chính, luôn cần người thế thân, bọn cướp đường thổ phỉ gì đó tất nhiên chính là lựa chọn tuyệt nhất, còn có những cường hào đó nhìn thế đạo hiện nay không tốt.
Luôn cần dự định và chuẩn bị cho mình, thậm chí còn cho đệ tử mình lên sơn trại nữa.
Trên đời này, sơn trại thổ phỉ mà muốn được như 108 huynh đệ Lương Sơn Bạc vốn dĩ đã không còn nữa, hoặc dả dụ có còn, thì số lượng cũng chỉ nhỏ như lông trên người con trâu thôi.
Chính vì cường hảo trong vùng cấu kết với giặc cướp, chỉ cần phái binh đánh dẹp, nhũng người có liên quan trong nha môn đều có được tin tức truớc tiên, lập tức đánh động cho đám thổ phỉ phân tán, hoặc là nhanh chóng biến hóa, biến thành nhóm người hiền lành trong vùng, tình huống như vậy, nhiều lần tiêu diệt cho dù là làm nhiệt tình, cũng không có thành quả gì.
Trên dưới cấu kết, kết hợp với nhau chặt chẽ như vậy, nơi gặp tại họa càng ngày càng nhiều hơn, cũng từ khi Nhà Nguyễn lập quốc tới nay, khắp nơi trên dài đất hình chữ S này dần dần loạn lớn nhỏ, vẫn chưa bao giò dừng lại.
Chân chính chúng ta thấy sau này trên sách giáo khoa trong mấy chục năm thống trị của triều Nguyễn, hàng trăm cuộc khởi nghĩa từ khắp nơi nổ ra, do tình hình nền quân chính hà khắc của triều đình đóng góp phần lớn, thế nhưng đến mức được gọi là không sống nổi thì thật ra là không phải.
Quả thật nước ta nhiều thời kì còn khắc khổ hơn nhiều, như thời chiến tranh Lê Mạc vậy, 10 phần đàn ông thì luôn luôn chết chỉ còn 4 đến 5 phần, sưu thuế lao dịch nặng nề gấp nhiều lần nhà Nguyễn, chả thể nói rằng người đời trước sức chịu đựng cao hơn đời sau.
Thế nhưng chưa bao giờ thấy khỏi nghĩa hay gì cả
Đến thời Nguyễn nước ta có ngàn năm văn hiến, đám sâu mọt cũng phát triển đến mức độ ngàn năm lươn lẹo.
Nếu như không phải được sự đóng góp của đám sâu mọt này thì cũng không khiến cho dân chúng lầm than khổ sở, quốc lực triều đình càng ngày càng sụt giảm.
Quan lại, vốn có nguồn gốc từ đám cường hào thế lực địa phương, sau khi làm quan luôn bao che cho phe cánh của mình.
Cường hào lại áp bách bá tánh, dân chúng không chịu nổi liền vùng lên đấu tranh, triều đình lại đem quân đi đánh dẹp.
Cứ thế vòng tuần hoàn khiến quốc lực triều Nguyễn đi xuống theo từng năm.
Đôi khi những chính sách tốt của triều đình đi xuống như chính sách thuế má đánh đến người có nhiều ruộng, chính bọn chúng dẫn đến bạo động, hô hào người dân ngu muội đấu tranh chống phá.
Khiến triều đình buộc phải từ bỏ chuyện này, dẫn đến không thu được thuế đảm bảo triều đình hoạt động.
Mà muốn triều đình hoạt động bình thường thì bắt buộc phải thu thêm thuế của dân đen, dẫn đến họ ăn không đủ no buộc phải chống lại.
Nói tóm lại trong thời nhà Nguyễn, đám sâu mọt đã phát triển lên đến một mức độ đỉnh cao.
Sau hai ngày đầu hoang mang, trước khi Hồng Đĩnh xuất binh, những cường hào địa chủ luôn cò kè mặc cả cũng tản đi rất nhiều.
Tạ gia ở Nghi Xuân và Đặng gia ở Cẩm Xuyên đều là đại hào ở tỉnh Hà Tĩnh mặc dù không hùng mạnh như nhà họ Trần hay họ Ngô thế nhưng cũng không phải những thế lực dễ trêu chọc.
Mặc dù Hồng Đĩnh cũng là bá vương của vùng, nhưng bản lĩnh thật sự thế nào còn phải xem tình hình rồi nói, dù sao Tạ gia và Đặng gia cho dù là ở huyện thành hay tỉnh thành cũng đều có quan hệ, thậm chí chỗ miếu đường cũng không ít người xuất thân từ đây, hơn nữa thủ hạ có thể đánh nhau cũng nhiều.
Nếu Hồng Đĩnh đánh thắng, mọi chuyện, đều dễ nói, đánh không thắng, mình cũng không có gì phải sợ hãi.
Mặc dù thổ hào các vùng Hà Hoa phủ truyền tin túc giật gân tới như vậy, như là diệt phỉ Xiphadon, hay là diệt Ngô gia trong bữa sáng, nhưng quân binh triều đình lại không phải chưa từng thấy, cũng chỉ là gia đinh thân binh mạnh chút thôi, một tên quận công chỉ huy một đám dân dũng thì thế nào cơ chứ.
Đầu tiên khởi nguồn là Tạ gia Nghi Xuân, đúng theo cái người ta nói “Không biết thì không sợ”
Tạ gia giả trang giặc cướp tấn công diêm đinh của Hồng Đĩnh trên địa bàn Nghi Xuân.
Nơi đây có một trung đội tăng cường diêm đinh vũ trang của Hồng Đĩnh, kết hợp với một tiểu đội lính SS.
Thấy mấy trăm người ào ạt xông tới.
Bọn họ không hề bỏ chạy như những gì Tạ gia mong mỏi thường thấy, mà đội hình gần 40 người này lập tức kết thành đội hình tử chiến.
Mấy trăm người bên Tạ gia tấn công mấy lần không đánh tan nổi, cuối cùng chỉ còn cách không công mà về.
Ngay hôm sau, Hồng Đĩnh lệnh cho Vàng Lí Dũng mang theo 2 đại đội tấn công Tạ gia.
Tạ gia với lòng cốt là đội phỉ Thái Chột, thậm chí còn không thèm có suy nghĩ phòng thủ, dù sao thì bên mình cũng có 50 tên phỉ hung hãn đã từng nhuốm máu sa trường, lại gom góp được thêm hơn 200 tráng đinh.
Tạ gia ở Nghi Xuân cũng được xưng là đại hào, tự do tự tại nó quen rồi, coi trời bằng vung.
Bên phía Vàng Lí dũng mang theo 2 đại đội, thế nhưng có đến quá nửa là dân binh mới chiêu mộ , chỉ có tầm 70-80 người là lão binh.
Trận đánh này vốn cũng là một phần trong kế hoạch luyện binh của Hồng Đĩnh.
Cho lính cũ kèm lính mới ra chiến trường, là cách nhanh nhất để luyện quân, do hiện tại thời gian vào Nam đã gấp lắm rồi, không còn nhiều thời gian để huấn luyện nữa.
Gần 300 đấu hơn 200, lại là địa bàn của Tạ gia, nếu như đối mặt với đám quân bị cắt xén đói kém, ăn không đủ no của triều đình thì phần thắng cũng lớn lắm chứ đùa đâu.
Kết quả hai bên vừa giao chiến, lập tức không có trì hoãn gì.
Vàng Lí Dũng vẫn quyết định hai trăm dân binh kết thành thế trận đợi đối phương tấn công, sau khi hao phí nhuệ khí của đối phương, rồi mới đánh trả lại.
Chiến cuộc đơn giản, thậm chí không thể gọi là chiến đấu.
Tạ gia đúng là tích góp rất nhiều đồ đạc, vậy mà còn có thể điều được mười mấy cây súng hỏa mai lên trước bắn vài lượt trước.
Nhưng trong tay Vàng Lí Dũng cũng chẳng phải vừa, cũng có hơn năm chục khẩu súng, sớm đã nhồi sẵn đạn chuẩn bị, súng hỏa mai đầu tiên mang ra, trong vòng năm mươi bước, đội súng bên Tạ gia bị quật ngã sáu, còn có hơn 20 người đen đủi bị đạn lạc vào.
Sau khi súng hỏa mai triển khai thành năm hàng luân phiên khai hỏa, Tạ lão tam lập tức không khống chế được đội ngũ nữa, những người được gọi là tráng đinh, dân hộ trong trang viên Tạ gia lập tức tán loạn, Súng hỏa mai bên Tạ gia vẫn có dũng khí tiếp tục bắn, nhung lui ra ngoài trăm bước, khoảng cách thế này