Chuyện là những quan tuyên giáo này cũng không phải dạng vừa, họ bị trục xuất khỏi đội quân bảo vệ Kì Hòa, thế nhưng không hề nản chí, thật ra trong đầu họ sự căm thù người hoa được tiêm nhiễm còn cao hơn căm thù giặc Pháp xâm lược rất nhiều, nhất là sau khi vào Nam chứng kiến rất nhiều kẻ người Hoa nối giáo cho giặc và người Hoa đã kiểm soát phần lớn kinh tế miền Nam, cho nên họ muốn giúp Hồng Đĩnh thay đổi tình trạng này trước khi Hồng Đĩnh nam tiến, nhằm mục đích đặt vững cơ sở thống trị cho Hồng Đĩnh, mà điều tiên quyết cơ bản nhất chính là phổ biến cho tất cả mọi người cuốn sách" Dòng Máu Lạc Hồng" đây được coi là kim chi Nam, là chỗ dựa tinh thần cho họ.
Những người này khi đi mang theo rất nhiều thân tín của mình trong quân, tự động phân chia đến khắp mọi nơi của Lục Tỉnh Nam kì, từ nơi đông dân thành thị đến nơi rừng thiêng nước độc, họ mở lớp dạy học và trở thành ông giáo trong mắt người dân.
Những thứ họ tuyên truyền đều là niềm tin của dân tộc, sức mạnh của tri thức và nguồn gốc dân tộc, điều này không hề đi ngược lại với lợi ích của Nho giáo, mà còn cùng chung chí hướng, dẫn đến tất cả các nhà nho, sĩ phu đương thời miền Nam đều nhiệt liệt ủng hộ.
Đặc biệt họ đều là những người đã từng chiến đấu bảo vệ đất nước, nhiều người còn mang thương tật trong người, càng làm mọi người thêm kính trọng.
Không những thế các nhà nho còn nô nức đi học và kéo theo các học trò của mình theo, trong đó có cả nhà Nho Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng và các sĩ phu đương thời.
Thêm nữa tất cả những quan tuyên giáo này đều có kiến thức về quân sự cho nên những lớp học này được dựng lên vừa để học sách cho mọi người bất kể tầng lớp nhân dân, vừa được huấn luyện quân sự chuẩn bị kháng chiến.
cứ thế mỗi tổng ở Nam kì đa phần đều có một lớp học được mở ra nơi đông dân thì mỗi lớp có đến 30- 50 học sinh, nơi rừng thiêng nước độc thì có 5-10 học đồ, cứ thế sáng sớm họ tập quân sự, tự rèn đúc trang bị vũ khi với chiến thuật của Hồng Đĩnh, đêm đến lại tất bật đốt đèn đọc sách, mọi tầng lớp nhân dân và sĩ phu đều ủng hộ cho nên rất nhanh, khắp nơi đều bùng lên những đám lửa hừng hực.
Thế nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, việc những người cuồng tín đi chỉ dạy một đám người sớm đã hừng hừng và có nhiều bất mãn thì sớm muộn cũng xảy ra họa.
Đầu tiên là đám trẻ, việc trẻ con được nhận vào lớp học để học chữ là điều đầu tiên các quan tuyên giáo này làm, bởi Hồng Đĩnh đã từng nói trẻ em là tương lai của đất nước, là ngọn cờ trung kiên của dân tộc, cho nên họ vô cùng chú trọng đào tạo trẻ em.
Một bà mẹ ở Vĩnh Long kể lại, " Con trai tôi, nó mới 11 tuổi, hằng ngày vẫn còn mò mấp lăn lộn khắp nơi bắt cá mò tôm phụ giúp gia đình.
Đến rồi một ngày có một vị thầy đồ ở nơi xa về mở lớp, thầy rất trẻ, nói chuyện cũng rất vui, thầy bị mất một con mắt, nghe thầy kể là con mắt này bị mất đi khi chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở đại đồn Kì Hòa bảo vệ bình an cho dân chúng.
Rồi thầy dựng một túp lều tranh mở lớp dạy học, cùng với đó là tập trung thanh niên trai tráng trong vùng huấn luyện chuẩn bị đi tiếp viện đại đồn đánh giặc ngoại xâm.
từ đó bộ mặt nơi đây bỗng nhiên như có một thứ ánh sáng mới chiếu rọi, sáng sáng chúng tôi nghe tiếng kèn tiếng trống, hiếng hô đội ngũ và rèn luyện vang vọng cả một vùng trời.
Con trai tôi nó nghe thấy những âm thanh ấy liền vứt cả rỏ cá chạy về xin phép cha mẹ được tòng quân, tôi thương nó lắm, ba nó đi đánh giặc mấy năm rồi chưa về, rồi thằng anh trai nó thấy bảo đi đánh đồn Kì Hòa cũng biệt tăm, chả biết còn sống hay không, giờ lại đến lượt nó nữa.
thế nhưng tiếng kèn tiếng trống trận cứ liên tục thúc giục.
Rồi một hôm thằng nhỏ về ôm trầm lấy tôi vừa nói, vừa khóc .Mẹ ơi, mẹ có nghe thấy tiếng kèn không, tiếng kèn tổ quốc kêu gọi đó, rồi nó hát lên:
Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi — QUẢNG CÁO —
Ra đi , ra đi thà chết không lui.
Nói rồi nó khóc lóc từ biệt mẹ cầm theo hành lí đi theo những đứa trẻ con khác đi đến nhà thấy Đồ học tập và rèn luyện"
Với phương pháp huấn luyện và giảng dạy kiểu phát xít, những đứa trẻ này chẳng mấy chốc đã thoát thai hoàn cốt, bớt đi những nét ngây ngô của tuổi thơ.
nhiều thêm mấy phần kiên định và dũng cảm.
Bọn chúng mỗi đứa được phát một con dao găm, được lệnh phải đi giết một con vật, bài học này dạy cho chúng sự thiết huyết.
Mỗi lớp lại tự bầu ra một lớp trưởng, chính là người dùng thực lực để chứng minh mình là người đứng đầu, bọn chúng được dạy quân lệnh như sơn, nhất nhất phải nghe lệnh Hồng Đĩnh quận công, cho dù có phải lên núi đao hay biển lửa cũng thề chết k từ, những bài học từ sự đoàn kết là sức mạnh, ra sức cho lũ trẻ phát huy sức tưởng tượng của mình, chúng thường xuyên tổ chức đánh trận giả, bọn trẻ hiện tại đã không còn là bọn trẻ nữa, chỉ mấy tháng, chúng đã hiểu được như nào là sức mạnh của tập thể, sức mạnh của vũ lực, ánh mắt của chúng dần cô lại sắc lẹm, từ trong tiềm thức vọng lên tiếng gọi của dã thú.
Một người mẹ ghi lại trong hồi kí của mình" hôm ấy, đã tròn 2 tháng đứa con bé bỏng của tôi đi tham gia lớp học của thầy đồ Trường, hôm nay nó về đến nhà, người nó đen nhèm, nhưng rắn chắc, nét mặt nghiêm nghị, không ai có thể nghĩ ra đây