Trong thành Mỹ Tho lúc này, Tuần Phủ Nguyễn Hữu Thành đã nhận được tin báo quân địch bắt đầu tiến quân, và triệu tập quan quân thương nghị chuẩn bị chiến đấu.
Nhưng khi mọi người bắt đầu lục tục có mặt thương nghị thì một âm thanh gào thét vang vọng khắp quân doanh vang lên.
-Phó Đề Đốc Đặng Đức tên khốn khiếp nhà người, thầy đồ Trường đâu, người điều thầy đồ trường đi đâu rồi.
Phó đề đốc Đặng Đức lục tục chạy tới,
-Ta nói này tuần phủ đại nhân, ngươi có cần thiết phải hô to như vậy không cơ chứ.
-Thầy đồ Trường nói mang thiếu sinh quân đi hỗ trợ phòng thủ, ta liền đồng ý, chuyện này có gì to tát đâu, hắn lại không phải thuộc quan quân do ta quản hạt, ta nào có quản được hắn muốn đi đâu.
Tuần phủ Nguyễn Hữu Nhàn vẻ mặt giận giữ:
-Ta nói này Phó Đề Đốc, ngươi có phải là đầu bị hỏng rồi,
-Ngươi có biết đồ Trường là ai hay không, hắn là học sinh của Kỉ Vương đó ngươi biết không, vừa rồi có binh sĩ của ta nhận biết về báo cáo, hắn mang theo đồ Thiêm, đồ Hiển , đồ Tài cùng với mấy trăm thiếu sinh quân đi đồn Tứ Quy rồi đó ngươi biết không.
-Kỉ vương chuẩn bị vào Nam rồi, ngươi để đồ đệ của hắn đi chiến địa trực tiếp đối đầu với mũi tấn công của giặc, ngộ nhỡ đồ Trường có ba dài hai ngắn gì thì ai chịu trách nhiệm đây cơ chứ, con đường làm quan của ta và ngươi coi như chấm dứt là vừa.
Nghe đến đây sắc mặt Phó đề đốc Đặng Đức chuyển sang màu xanh xám, hắn nhận rõ tình thế hiện tại có bao nhiêu gian nan.
Đúng vậy a, đắc tội ai cũng được nhưng không thể đắc tội Kỉ Vương nha, chiếu chỉ đã tới nơi rồi, Kỉ Vương hiện tại chính là chúa của Lục Tỉnh Nam kì à nha, sự hiểu biết của mọi người về vị Kỉ Vương này nói chung vẫn còn rất chi là mù mờ, nếu như hắn biết mình để cho học sinh cưng của hắn đi ra nơi đầu sóng ngọn gió thì không biết sẽ có cảm tưởng gì đâu.
Định Tường có mấy ngàn quân triều đình, thế nhưng lại để cho mấy trăm thiếu sinh quân vũ khí trang bị không đầy đủ, mới thành quân được đôi ba tháng của đồ Trường đi bảo vệ thì đó là cái ý nghĩa gì, là không hiểu thế sự nha.
Đặng Đức lúc này đã bắt đầu hối hận đến xanh ruột, đáng lẽ ra khi thầy đồ Trường hỏi xin hắn đi hiệp trợ phòng thủ, hắn nên tự thân sắp xếp một khối đất ở phía sau hậu phương cho đám thiếu sinh quân này chứ không phải tùy tiện trả lời muốn đi đâu thì đi như thế.
Hiện tại quan tuyên giáo ở miền Nam có địa vị vô cùng cao, trong tay có mấy vạn Hồng Vệ Binh cùng với hầu hết dân chúng sĩ phu Nam Kì ủng hộ, ai ai cũng đều nổi tiếng, thiếu một người thôi cũng đủ để chấn động cả vùng rồi.
Bởi vì Hồng Đĩnh còn chưa vào tới Nam Kì, cho nên hiện tại quân đội tại Lục Tỉnh Nam Kì rất loạn.
Hơn trăm quan tuyên giáo sau khi vào nam bắt đầu đi dạy học cùng với luyện binh bắt đầu dần dần mạnh lên cùng với đó là sự ủng hộ của nhân dân miền Nam, nếu như trong lịch sử lúc này nhân dân nô nức tham gia dân dũng khởi nghĩa hình thành các toán nghĩa quân chống Pháp một cách tự phát thì giờ đây tất cả đều đã đứng dưới ngọn cờ của Hồng Đĩnh với tên gọi chung là Hồng Vệ Binh.
Hiểu nôm la là đội quân bảo vệ Đỏ, đỏ này là màu đỏ của máu đỏ da vàng, chứ k phải là binh đoàn bảo vệ đỏ, như bên Tàu thời Mao Trạch Đông, mặc dù cùng có cách viết giống nhau nhưng ý nghĩa và tư tưởng khác nhau
Đội quân này rất tạp, bao gồm cả trẻ em từ 8 tuổi đến 40 tuổi, quy mô lên đến hơn 4 vạn người, tất nhiên là thành phần được coi là có sức chiến đầu chỉ hơn 2 vạn mà thôi, đóng ở khắp các huyện phủ trên lục tỉnh.
Bọn họ tay đeo băng đỏ để phân biệt với tất cả các toán quân khác , ở độ tuổi từ 8 cho đến 15 tuổi được gọi là học sinh quân, từ 16 tuổi trở lên bắt đầu được biên chế thành các đơn vị Hồng Vệ Binh.
Học sinh quân thì vẫn còn đang ở trên lớp học tập và huấn luyện còn chân chính Hồng Vệ Binh thì đã bắt đầu tập kết và chuẩn bị chiến đấu.
Nam kì là nơi cuốn sách “ Dòng máu lạc hồng” được phổ biến rộng rãi bậc nhất, bởi vì ý nghĩa to lớn của nó trong việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm lúc bấy giờ cho nên các sĩ phu Nam Kì vô cùng ủng hộ và ra sức truyền bá nó, cho nên đến hiện nay, Lục Tỉnh Nam kì là nơi có nhiều tín đồ của Hồng Đĩnh bậc nhất.
Hồng Vệ Binh thành lập chưa lâu, thế nhưng tiếng tăm kì thực không nhỏ, bởi lối đánh hung hãn không sợ chết của Hồng Vệ Binh, trang bị của Hồng Vệ Binh tuy rằng rất kém cỏi, quân triều đình trang bị đã kém rồi nhưng Hồng Vệ Binh còn kém hơn rất nhiều, cũng tại vì Hồng Đĩnh bận tiếp tế cho mặt trận Chí Hòa và Biên Hòa, hệ thống tiếp tế chưa trải đến các tỉnh Miền Nam cho nên chưa có điều kiện trang bị tốt cho đội quân này, mâu thuẫn của quan quân với Hồng Vệ Binh cũng có, cho nên không muốn chia sẻ trang bị, mà có muốn chia sẻ thì cũng lực bất tòng tâm, bởi vì Hồng Vệ Binh quá nhiều a, quân triều đình trang bị còn thô sơ lấy đâu ra mà cấp cho Hồng Vệ Binh.
Thế nhưng chỉ bằng có thế, giáo mác cùng với một ít lựu đạn tự chế, Hồng Vệ Binh gần như làm cỏ toàn bộ đạo phỉ trên địa bàn Lục Tỉnh, cũng chỉ còn có một số trung tâm đề kháng rất lớn của người Hoa hiện tại đang gồng mình chống lại, số còn lại đã bị Hồng Vệ Binh tàn sát gần như tuyệt tích.
Đây là điển hình của việc một con sư tử tài giỏi chỉ huy một đàn trâu rừng mà.
Khi vào trận đánh, tuyên giáo quan hô to một tiếng:
“ Vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì Kỉ Vương”
Đồng loạt các tiếng hô theo “ Kỉ Vương Vạn tuế”
Như rồng như biển đáp lại, hàng ngàn người xung phong, người chết ngã xuống người sau tiến lên bắt đầu khởi xướng phản kích điên cuồng.
Điều đặc biệt là sự phối hợp của mỗi binh sĩ Hồng Vệ Quân đều là chặt chẽ, cơ bản đều là biển người theo đội hình tản mạn tiến lên, áp sát đủ gần thì quăng lựu đạn, rồi đánh giáp lá cà.
Kì thực quân nổi dậy người Hoa sợ Hồng Vệ Binh hơn quân triều đình nhà Nguyễn rất nhiều, thà rằng giao chiến với quân triều đình chứ không dám đánh nhau với Hồng Vệ Binh, bởi vì Hồng Vệ Binh không hề thu lưu tù binh.
Chuyện này phải nói bắt đầu khi mà các quan tuyên giáo dạy dỗ đám người, họ liên tục tuyên truyền những hành động xấu xa của người Hán phương Bắc đối với dân tộc, như 1000 năm đô hộ với biết bao tang thương, dân ta bị đồng hóa tàn bạo, rồi thì khi quân Minh xâm lược nước ta, Trương Phụ cho giết người treo ruột lên cây, rán thịt người lấy mỡ, mổ bụng phụ nữ moi đứa trẻ con, quân Thanh xâm lược đã giết hại hãm hiếp như thế nào.
Rồi thì ngay hiện tại người Hoa tàn ác, khốn khiếp ra sao, lừa mua ép bán, lũng đoạn kinh tế, đoạt chiếm đất đai, nô dịch người Việt.
Hợp tác với giặc giết hại nhân dân ra sao.
Nên nhớ được đi học cái chữ ở thời đại này được coi là một điều vô cùng lớn lao, người dân vô cùng tôn sùng kẻ biết chữ, vì đó là tín ngưỡng sùng Nho hàng ngàn năm, cho nên người thầy dạy cái gì họ liền coi đó là thật, và cộng thêm những uất ức của thời đại bỗng chốc biến họ thành những lưỡi gươm khát máu.
Đồ Trường dẫn theo các thầy đồ Thiêm, đồ Hiển, đồ Tài và hơn 400 Hồng Vệ binnh tới đồn Tứ Quy.
Với sự góp mặt của Hồng Vệ Binh đồn Tứ Quy bỗng chốc đã trở thành một căn cứ quân sự náo nhiệt vô cùng, hơn 400 người mà đồ Trường mang tới hợp với 200 quân triều đình và 400 dân dũng phủ Kiến Anh đã biến nơi đây trở thành một căn cứ quân sự vô cùng hùng mạnh.
Đồn Tứ Quy là đồn mới được xây dựng, tên nó được đặt cũng vô cùng ngẫu nhiên và tùy tiện.
Bởi vì sắp xếp theo thứ tự phòng thủ là thứ 4 trong hệ thống đồn dọc Kênh trạm, lại khi khởi công xây dựng ở nơi đây bắt được bốn con rùa lớn xung quanh đất này, cho nên được đặt tên là Đồn Tứ Quy, mọi người vô cùng hăng hái và kì vọng vào đồn này, bởi vì Quy ( rùa) là một trong những linh vật của dân tộc, trong các câu chuyện của cuốn Dòng Máu Lạc Hồng đều có nó xuất hiện, cho nên mọi người đều cảm thấy đây như là điềm lành trời ban cho.
Đồ Trường và Quản Tu hiện tại đang trong trướng thương thảo kế sách đánh địch, tuy nhiên hai người này bình thường đều là bạn tốt, thế nhưng lúc này lại đang tranh cãi vô cùng nảy lửa.
Quản Tu là tổng chỉ huy đồn Tứ Quy, trong lịch sử trong trận chiến này, chính Quản Tu là người đã bắn chết trung tá Bourdais khiến cho bước tiến quân Pháp bị chậm lại, gây được tiếng vang vô cùng lớn, sau này cũng trở thành một trong những thủ lĩnh kháng Pháp ở 3 tỉnh Miền Tây.
Tất nhiên trong lịch sử thì đồn Tứ Quy cũng không có được quy mô và sức mạnh như hiện tại, nơi đây cũng chỉ ngăn cản quân Pháp được chưa đầy một buổi, ngoài chiến tích tiêu diệt tên Trung Tá Bourdais chỉ huy lực lượng Pháp thì không có điểm nào sáng giá,
Thế nhưng cùng với hiệu ứng cánh bướm do Hồng Đĩnh mang lại.
Lịch sử đã không còn là lịch sử như chúng ta đã biết.
Tranh cãi giữa đồ Trường chỉ huy Hồng Vệ Binh và Quản Tu xuất phát từ bất đồng trong kế hoạch tác chiến.
Quản Tu, một trong những con người tài giỏi của vùng đất Miền Nam, sau khi học tập và nghiên cứu chiến thuật của Vệ Quốc quân Hồng Đĩnh, cũng như lực lượng Vệ Quốc quân phòng thủ đại đồn Chí Hòa đã có những trưởng thành trong tư tưởng chiến lược và chiến thuật.
Quân đội dưới quyền Quản Tu cũng biên chế và huấn luyện theo phương pháp của Vệ Quốc Quân, mặc dù chỉ là mô phỏng một bộ phận chiến thuật thế nhưng cũng hiện lên sức chiến đấu không hề có thể coi thường.
Bố trí phòng thủ và chiến đấu đã có những bước tiến bộ vượt bậc so với trong lịch sử.
Nhận rõ được ưu và nhược điểm của quân Pháp cũng như của quân ta, Quản Tu đã nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch tác chiến, thay vì đem hết quân bố trí phòng thủ kín kẽ đồn Tứ Quy, Quản Tu đã điều chỉnh thành chỉ để lại một đại đội và một số dân binh phòng thủ nơi đây, số quân tinh nhuệ còn lại thì ém ở cánh rừng phía sau phục kích.
Mục đích là nhử địch đánh đồn Tứ Quy, khi chúng bị sa lầy ở đây bởi đội quân cảm tử phòng vệ đồn Tứ Quy thì đội quân phục kích sẽ ào lên tiếp viện đánh cận chiến với địch.
Không thể không nói đây là một kế hoạch vô cùng khôn ngoan, nếu Hồng Đĩnh ở đây chắc chắn sẽ vỗ tay khen tài giỏi, bởi vì quân ta nếu tập trung hết ở trong đồn, sẽ nhất định thương vong rất lớn trong giai đoạn đầu cuộc chiến bởi vì ưu thế hỏa lực pháo binh của giặc.
Bởi vì chiến thuật quen thuộc của Pháp là tập trung hỏa lực pháo hạm điên cuồng bắn phá cứ điểm của ta, khi đã thấy quân ta rối loạn là thương vong lớn thì bắt đầu cho bộ binh tiến lên dọn dẹp chiến trường.
Kế hoạch của Quản Tu chỉ để lại một bộ phận quân cảm tử phòng thủ, như vậy ít người hơn, sẽ giảm được thương vong của bom pháo địch, khi bộ binh địch tiến đánh gặp sa lầy trong đồn Tứ Quy thì quân ta bắt đầu phản công, đây chính là tinh túy của chiến thuật : “ nở hoa, bốn bề hợp vây” của ta, nhằm hạn chế hỏa lực địch, trong tình thế đôi bên hỗn chiến thì pháo binh địch rất ít có thể chi viện hiệu quả cho bộ binh, buộc địch phải tăng thêm bộ binh tiến lên trợ chiến, khi đó ta cũng tăng thêm quân vào chảo lửa ấy, cuối cùng là hỗn chiến với thương vong lớn.
Đây là một chiến thuật tài tình, thể hiện sự trưởng thành của một bộ phận quan quân miền Nam.
Nhưng nó lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của đồ Trường.
Lí do rất chi là củ chuối, bởi vì theo như lí lẽ của đồ Trường và các thầy đồ khác, Kỉ Vương đã ban sắc lệnh: “ Không được lùi dù chỉ một bước” sống chết cũng phải bảo vệ nơi đây, hành động đó chính là tự tiện thay đổi quân lệnh, mặc dù biết là tử thủ có thể khiến cho thương vong lớn vô cùng, thậm chí là toàn quân bị diệt.
Thế nhưng đồ Trường cuồng tín kiên quyết chấp hành chỉ thị của Hồng Đĩnh, bất kể Quản Tu có ra sức khuyên giải, và rằng mặc dù biết rằng kế hoạch của Quan Tu tốt hơn, có thể thương vong ít hơn, tiêu diệt nhiều quân giặc hơn, thế nhưng đồ Trường không thèm quan tâm.
Cuối cùng khi nghe tin đồn thứ 3 thất thủ, và sự van nài của Quản Tu, đồ Trường đã đồng ý với kế hoạch này, với điều kiện tiên quyết là đồ Trường cùng thiếu sinh quân sẽ ở lại tử thủ.
Điều này có đáng chê không? Rất đáng chê trách bởi vì bộ phận sĩ quan binh lính dưới sự dạy dỗ của Hồng Đĩnh có tư tưởng rất cứng nhắc, nhưng cũng rất đáng khen bởi lòng trung thành và ý chí quyết tâm của họ.
Bọn họ không khác gì các vị chính ủy Hồng Quân Liên Xô trong giai đoạn đầu