Sáng sớm ngày hôm sau, Đại tá Hải Quân Le Couriault du Quilio dẫn theo đại quân đến tiếp ứng, nhìn đoàn quân tiên phong hơn ngàn quân bị đánh cho tơi tả và kiệt sức ở Kênh Trạm mà thất thần sửng sốt.
Sau khi nghe Trung tá Desvaux báo cáo lại diễn biến trận đánh thì bắt đầu trầm ngâm.
Cuộc chiến Định Tường không dễ dàng như trong tưởng tượng, chỉ trong mấy ngày đầu của cuộc chiến mà cụm quân phương Nam của Pháp đã mất đi gần một phần tư quân số, đây được coi là thiệt hại đáng sợ, bởi vì với quy mô và sức mạnh như thế cho dù là người Pháp có tấn công thẳng tới Thiên Tân của nhà Thanh thì trận đánh cũng không khốc liệt tới mức độ đó.
Dựa vào tình hình thực tế chiến trường.
Bây giờ Quilio có hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục tập trung toàn bộ quân chủ lực, tấn công Mỹ Tho, trung tâm kháng chiến của quân ta, chiếm được Mỹ Tho có ý nghĩa là cắt rời sự liên hệ của các lực lượng kháng chiến ở các tỉnh miền Tây Nam kì đối với trung tâm kháng chiến ba tỉnh Miền Đông.
Tuy nhiên trong điều kiện tình báo chưa rõ ràng, Quilio không chắc chắn rằng quân Việt còn bao nhiêu lực lượng tinh nhuệ sẵn sàng liều chết chiến đấu bảo vệ Mĩ Tho, trong thâm tâm của Quilio thì một đồn phòng ngự trên tuyến phòng ngự mà có thể tập trung đội quân đặc biệt tinh nhuệ như vậy thì khi tấn công Mĩ Tho quân Pháp sẽ phải đối mặt với lực lượng đông đảo thiện chiến gấp nhiều lần, và quân Pháp rất có thể sẽ bị sa lầy ở Mỹ Tho.
Lựa chọn thứ 2 là đánh chắc tiến chắc, lợi dụng ưu thế hải quân, tiến hành bao vây chặt đứt các con đường tiếp tế của quân Việt, chờ đợi đội quân thiện chiến của Charner sau khi giải quyết xong quân Việt trong đồn Chí Hòa sẽ nam hạ, dồn lực đánh Mỹ Tho, đây là chiến lược an toàn, và hiệu quả nhất của Pháp có thể có lúc này.
Sự chần chừ của Quilio chỉ diễn ra trong hai ngày, đến khi thông tin về việc đánh chiếm đại đồn Chí Hòa gặp bất lợi, quân Pháp không thể dễ dàng triệt hạ được đội quân Việt tinh nhuệ phòng thủ ở đây, và đã kiệt sức sau nhiều lần tấn công bất thành.
Charner thậm chí phải đối mặt với sự thật là chiến lược của cuộc tổng phản công lớn của Pháp bước đầu đã thất bại.
Quilio được lệnh là bắt buộc phải mở cuộc tấn công về hướng Mĩ Tho, bằng bất cứ giá nào, phải chiếm được nơi đây, hòng bảo vệ sườn trái cho cụm Quân Trung tâm của Pháp trước các mối đe dọa của lực lượng Hồng Vệ Binh các tỉnh Miền Tây.
Mệnh lệnh đến nơi quân Pháp do Quilio chỉ bắt đầu tập trung lại chuẩn bị mở cuộc tấn công lớn vào Mĩ Tho, hòng tiêu diệt quân Việt phòng thủ tại đây.
Thế nhưng Quilio không biết rằng chính sự chần trừ trong hai ngày đó đã tạo điều kiện cho quân Việt ổn định nội bộ rối ren của mình đồng thời thống nhất lực lượng và tăng cường phòng thủ.
Hai ngày trước, khi mà Thiên Hộ Dương hộ tống đồ Trường và dẫn dắt tàn quân rút về Mĩ Tho đã gây hoang mang tột độ cho toàn bộ quan lại và quân đội đang đóng ở Mĩ Tho.
Toàn bộ đội quân cả phòng ngự và tiếp viện trên dải phòng ngự kênh Trạm có tổng quân số hơn 2000 người, đánh một trận số người trở về không quá 500, rất nhiều người khi về đến Mĩ Tho đã kiệt sức và vì vết thương chuyển biến nặng mà chết, cơ bản là với điều kiện y tế hiện tại thì các vết thương nặng hầu như không có khả năng cứu chữa, thậm chí vết thương nhẹ thế nhưng khi bị nhiễm trùng cũng có thể lấy đi tính mạng binh lính.
Nhìn đội tàn quân và sự thương vong thảm trọng của quân Việt, Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn và Án Sát Huỳnh Mẫn Đạt, sợ hãi dẫn theo thân tín bỏ trốn về Kiến Đăng.
Còn Tuần Phủ Nguyễn Hữu Thành và phó Đề Đốc Đặng Đức cũng cho quân rút vào thành.
Tuy nhiên khi thấy sức mạnh của quân Pháp hùng hậu quá, sợ hãi trước thế giặc Tuần Phủ Nguyễn Hữu Thành vội vàng ra lệnh thiêu hủy toàn bộ kho tàng và dinh thự rồi dự định cùng với Đặng Đức thu gom vũ khí tài liệu rồi rút quân về Vĩnh Long.
Từ đây cuộc nội chiến trong thành Mĩ Tho bùng nổ.
Đồ Trường, Thiên Hộ Dương và Quản tu cùng với đội tàn binh hơn 400 người sau khi về đến thành Mĩ Tho thì ngay lập tức sửa soạn cho một cuộc chiến tử thủ Mĩ Tho, nhưng gặp phải một thành Mĩ Tho đang hoang mang rối loạn tưng bừng,
Thiên Hộ Dương quả thật là tức thổ huyết, trong khi các anh em binh sĩ Hồng Vệ Binh chiến đấu liều chết chặn giặc, tử chiến đến người cuối cùng, thì ở Mĩ Tho người ta lại không hề tăng binh tiếp viện, không tăng viện thì cũng thôi đi lại không hề có chút ý chí chiến đấu, tăng cường phòng thủ mà lại loạn xạ bỏ thành mà chạy, điều này làm cho đồ Trường cũng tức điên, đồng thời cảm thấy bi ai cho đội quan quân triều đình, thử hỏi với quan lại quân đội như thế thì làm sao có thể chiến đấu chống giặc bảo vệ quê hương đây cơ chứ.
Nhìn dòng loạn quân đang thừa dịp rối loạn mà đốt phá linh tinh khắp Mĩ Tho gây họa cho bách tính, với danh từ mĩ miều là tiêu thổ kháng chiến, quyết không để lại cho giặc một hạt gạo, một căn nhà nguyên lành mà đồ Trường tức đến sôi máu, vết thương liền bị vỡ ra, máu chảy be bét, khuôn mặt đồ Trường bỗng trở nên vặn vẹo,
Rút cương đao, đồ Trường hét lên với đám tướng sĩ còn sống.
-Nhân danh Kỉ Vương vạn tuế, kẻ nào cướp phá đốt Mĩ Tho, giết không tha,
400 tàn quân cùng rầm rầm hò reo ủng hộ, khí thế như rồng:
-Giết
-Giết...
Loạn quân sợ hãi, nhìn đồ Trường cùng đội quân như lang như hổ đang gào thét rung trời,
Đó chính là đội quân đã bò từ đống xác chết mà ra, khí thế và sát khí của họ không phải là thứ mà đám binh sĩ gà mờ yếu nhược của triều đình có thể chịu đựng nổi,
Sau khi liên tục chém giết hàng chục tên loạn binh thì tình hình rối loạn của Mĩ Tho đã bắt đầu lắng lại, mọi người đều sợ sệt mà nhìn đội quân toàn thân đều là máu kia lòng đều run sợ.
Tuần Phủ Nguyễn Hữu Nhàn cùng phó Đề Đốc Đặng Đức đang thu dọn đồ đạc nghe tin liền vội vàng chạy đến.
Nhìn hiện trường mấy ngàn quan quân lùi lại trước mấy trăm tàn binh mà run sợ trong lòng, nhìn mấy chục cái xác không đầu của binh sĩ không dám nặng lời mà chỉ nhỏ giọng đến khuyên:
-Tử Kiến ( Tên chữ của đồ Trường) cớ sao lại không tuân theo thượng mệnh, lại đi giết hại đồng liêu, trong khi giặc giã sắp đánh tới nơi không đoàn kết lại mà lại giở thói hung hồ, chẳng nhẽ không sợ triều đình trị tội hay sao.
Đồ Trường thành đao nhuốm máu, khuôn mặt trắng bệch, vết thương chưa khô đang không ngừng rỉ máu, nhìn Tuần Phủ Nguyễn Hữu Nhàn gằn giọng.
-Tuần phủ đại nhân còn biết đến thượng lệnh sao.
-Mệnh lệnh của Kỉ Vương là tử chiến không lùi, cớ sao khi giặc chưa đánh đến nơi lại hoảng hốt bỏ chạy, chả nhẽ trong mắt Tuần phủ đại nhân không có Kỉ Vương, không có bá tính trăm họ.
Dung túng binh sĩ đốt phá Mĩ Tho, hiếp giết bá tánh đó là việc mà quan quân nên làm hay sao.
-Không lẽ Tuần Phủ đại nhân chính là nội gián của giặc, cố ý như vậy hòng để giặc không tốn một mũi tên hòn đạn chiếm lấy Mỹ Tho, đó là tội chứng mưu phản rành rành, mỗ đây nhất định sẽ tâu chuyện này với Kỉ Vương, với triều đình, nghiêm trị .
Nghe bị chụp mũ phản tặc như vậy Tuần Phủ Nguyễn Hữu Nhàn dù có hiền hòa đến đâu cũng biến sắc, chỉ mặt đồ Trường quát to:
-Láo toét, ngươi chỉ là một tên thầy đồ,dám nói chuyện với bản quan như vậy hay sao, người đâu mau mau lôi tên nghịch tặc này ra chém cho bản quan.
Thế nhưng mấy ngàn quân triều đình không ai dám tiến lên một bước, nhìn những cây đao nhuốm máu của đội quân kia mà lòng run rẩy, đội quân yếu nhược triều đình khi đối mặt với các chiến sĩ lang sói đã từng trải qua máu lửa của đồ Trường không khác gì đàn cừu non đối mặt với ác lang, mặc dù quân số đông hơn nhiều lần, mặc dù quân đồ Trường ai ai cũng mình đầy thương tích, thế nhưng khí thế và sát khí tỏa ra khiến cho không kẻ nào giám có hành động.
Nhìn tình cảnh đó, tuần phủ Nguyễn Hữu Nhàn và Đặng Đức sợ hãi, Đặng Đức vội vã thét lệnh cho đám thân binh.
-Người đâu, bắt lấy đám nghịch tặc này cho bản quan.
Nhìn mấy chục tên thân binh đang ùa lên, đồ Trường ánh mắt lộ vẻ khinh biệt.
Lưỡi đao chỉ về phía trước thét lớn.
-Giết, phản tặc bán nước.
Mấy trăm tàn binh đồng thanh hô to:
-Giết.
Tiếng hô rung trời, trấn động trong lòng đám binh sĩ quân triều