Thì ra ba nơi này đều có ngụ ý cả. Nơi đầu tiên chính là quê cũ của Thái hậu lúc người còn bé, tất cả ký ức về mẫu thân đều ở nơi đó.
Nơi thứ hai là nơi sau khi Thái hậu chịu tang mẫu thân về sống nhờ nhà ngoại, ở đó gặp gỡ Cao tổ đi tuần phía nam, từ đó gắn bó cả đời. Nơi thứ ba thì dùng thân phận kế hậu theo Cao tổ đi tế lăng Thái Sơn, cũng là nơi cuối cùng Cao tổ đi tuần.
Mọi người biết được ẩn tình bên trong, đều tán thưởng Lục điện hạ dụng tâm và hiếu thuận. Âm thầm cân nhắc, lễ vật Lục điện hạ chắc là hợp ý Thái hậu nhất.
Tông Chính Lâm dụng tâm xảo diệu, khiến cho các hoàng tử còn lại cảm thấy buồn bực. Thái tử thì càng phẫn hận hơn, cho rằng Tông Chính Lâm thuộc phe mình, rõ ràng là sớm có ý nghĩ nhưng không báo cho mình chút nào. Tự mìnhdâng lên, tạo ra danh tiếng lớn trước mặt Thái hậu và hoàng thượng, quả thật là rắp tâm bất chính.
Chính vì lần này trên thọ yến tranh đấu gay gắt, nên sau này khi Thái gặp Tông Chính Lâm luôn lạnh lùng, rõ ràng tỏ ý không chào đón hắn. Điều này cũng làm cho Nguyên Thành đế đối với Thái tử càng thêm thất vọng.
Thái tử nghĩ như thế nào, Tông Chính Lâm không thèm để ý, hắn vẫn giống như trước, nghiêm túc đoan chính, hành lễ xong, liền lui về bàn ngồi ngay ngắn. Trong nội tâm lại đối với thứ mà tiểu nữ nhân đang cố che che dấu dấu được làm từ Huệ Châu cảm thấy vô cùng hứng thú .
Mộ Tịch Dao thấy lễ của Tông Chính Lâm thì cực kỳ kinh ngạc. Không ngờ ý tưởng của hắn và mình giống nhau, đều đánh vào tình cảm, thật đúng là tâm linh tương thông. Nghiêng đầu cười giảo hoạt với hắn, liền quay đầu chờ đại lễ của mình lên sân khấu.
Lễ vật nữ quyến đưa lên phần lớn là Kinh phật viết tay, hoặc là nữ công thêu thùa. Nổi trội hơn một chút có bản “Duy ma cật kinh” đơn lẻ do Thái tử phi đưa lên, và bức thêu hai mặt “Đồng tử chúc thọ” do Ngũ hoàng tử phi tự tay hoàn thành, hai người đều được tán dương.
*Duy Ma Cật Kinh là gì thì mọi người xem ở đây nhé :
Đợi đến khi Mộ Tịch Dao dâng thọ lễ, thấy hai tiểu thái giám nâng vào một vật cao như người, bên trên có lụa xanh che lại.
Mọi người thấy thật hứng thú, không hổ là người một nhà, ngay cả phương thức đưa lên cũng tương tự như Lục hoàng tử Tông Chính Lâm.
Sau khi hay gã thái giám dừng lại, mới cẩn thận từng vén hai bên sườn lụa che ra. Lụa rơi xuống, tất cả đều kinh ngạc.
Chỉ thấy trong đại sảnh một bình phong kiểu trang trí đứng thẳng, bên trong là một khối lưu ly không màu chưa từng thấy bao giờ, toàn thân trong suốt. Bốn phía là khung chạm trổ bằng gỗ cây hoàng lê, chính giữa khảm hai cây vạn đại lan phóng lớn về hai phía. Hoa màu tím nhạt, cành màu xanh sẫm.
Cả gốc vạn đại lan dù là cánh hoa hay thân cây đều có ánh sáng lấp lánh, đẹp đẽ quý giá vô cùng. Gốc hoa tạo hình độc đáo ý nhị có hồn, phong tư lịch sự tao nhã.
Nhìn kỹ mới phát hiện vạn đại lan phóng đại là do vô số hoa nhỏ cùng dây mây hợp thành. Những bông hoa nhỏ này và dây leo, toàn bộ đúng là dùng hoa tươi, cành lá tươi của vạn đại lan tạo thành, tầng ngoài bị thủy tinh đúc kín để lưu giữ. Xuyên thấu qua lớp thủy tinh, có thể thấy được mỗi một đóa hoa, đều mạch lạc rõ ràng, trông rất sống động, như là đang lung lay trong gió nhẹ lướt qua,. Toàn bộ gốc hoa bị thủy tinh bao kín để lưu giữ lại hình thái hoa lúc đẹp nhất, giống như đúc, đẹp mắt vô cùng.
Toàn bộ bình phong có mấy trăm đóa hoa, dây mây quấn quanh đan xen, kỹ thuật phức tạp, tinh xảo tuyệt luân. Dưới góc phải bình phong là một tấm khăn lụa vàng nhạt, bên trên có chữ viết thanh tú của nữ tử: Cẩm Tú Vạn Đại Lan. Hoa khai cẩm tú , lưu danh muôn đời.
Bình phong này vừa đưa ra, mọi người trên thọ yến lập tức kinh diễm. Người kinh hỉ nhất hẳn là Thái hậu và Nguyên Thành đế. Nhưng nguyên nhân làm rung động hai người này lại hoàn toàn khác nhau.
Trong trăm loài hoa, Thái hậu chỉ yêu Vạn đại lan, việc này cả triều đều biết. Năm đó Cao tổ gặp bà , hai người hiểu nhau, liền nhiều lần tặng hoa này cho bà, cũng tán dương bà “Lan Tâm huệ chất, hiền thục , đạo đức cao sang”. Vì vậy Thái hậu cả đời yêu thích không đổi với hoa Vạn đại lan.
Nguyên Thành đế lại kinh ngạc kỹ thuật