Thẩm Lan nương bóng đêm che đậy hành tung, bôn ba đi thẳng xuống núi.
Nàng đã từng kiểm tra tác dụng thuốc, hòa với nước mơ uống vào có thể khiến nàng hôn mê đến nửa đêm, nhưng đám người Trần Tùng Mặc đều là đàn ông cao lớn khỏe mạnh, trừ hao một chút có lẽ chừng hai canh giờ sau sẽ có thể tỉnh lại.
Theo như lời Bùi Thận, Kim Long Tứ Đại Vương này đã là thủy thần cai quản kênh đào, chắc chắn miếu thờ phải được dựng cách kênh đào không xa.
Thẩm Lan dựa vào bản đồ trong cuốn Sĩ Thương Loại Yếu, sau khi xuống núi thì đi men theo đường quan đạo.
Trên người nàng ngoại trừ bộ lan sam và chút tiền thì không có gì khác.
Lúc này trăng sáng sao thưa, buổi đêm oi bức, Thẩm Lan chân thấp chân cao mà bước, mồ hôi chảy đầy đầu, miệng thở hồng hộc.
Đi chừng hơn nửa canh giờ, cuối cùng cũng tới được bến tàu của trạm Thông Châu.
Trạm Thông Châu là bến tàu lớn nhất khắp vùng kinh đô, Thẩm Lan phóng tầm mắt nhìn ra, thấy những cánh buồm và cột buồm dài hàng ngàn dặm trên dòng sông rộng lớn.
Vào ban đêm, hàng vạn con tàu lớn nhỏ đều được thắp sáng bằng đèn dầu, ánh đèn lung linh nhấp nháy trên mặt sông.
Đưa mắt nhìn lại, bầu trời đầy sao cùng thuyền bè trên sông như chiếu rọi, hô ứng lẫn nhau, tựa trên trời sao sáng, trong gương thuyền bơi.
Thẩm Lan có mấy phần kinh ngạc.
Ba năm trước nàng từng theo Bùi Thận đi từ Dương Châu tới kinh thành, nhưng cố ý vòng qua Sơn Tây, cho nên chưa từng thấy được cảnh tượng bận rộn náo nhiệt như vậy tại Thông Châu.
Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
Đặc biệt là ban đêm, trên thuyền ngự có các thái giám cầm những ngọn đuốc, tốp năm tốp ba chuyện trò vui vẻ, cờ xí phấp phới tung bay trên mạn thuyền, lương thực chất đầy, lính thuyền ôm thương đứng trực san sát, trên những thuyền tốc hành Cẩm Y Vệ lui tới bôn ba, còn có thuyền quan dùng chở các quan đi nhậm chức, thuyền nhỏ để chở hàng chở khách… Tiếng địa phương của các vùng trộn lẫn vào nhau, hàng hóa từ các nơi đều tập trung lại.
Thẩm Lan đứng đó hít một hơi sâu, mùi tanh nồng của nước sông hòa cùng tiếng đám đông hỗn loạn ồn ào, đó là cảnh tượng mà nếu bị nhốt ở nhà cao cửa rộng, cả đời đều sẽ không nhìn thấy được.
Thẩm Lan đứng ở bờ sông tập trung quan sát trong chốc lát, liền thấy có mấy người đi buôn cùng xuống khỏi một chiếc thuyền nhỏ, lập tức có những người khuân kiệu chạy tới đón, quấn lấy mời chào họ.
Thẩm Lan thấy thế, không nói hai lời bước qua, chắp tay cười hỏi: “Xin hỏi chư vị, con thuyền mới rồi thì giá đi là bao nhiêu thế?”
Những người thương nhân kia đều là người làm ăn, ra ngoài lăn lộn luôn kết bạn đồng hành, thấy Thẩm Lan lẻ loi một mình, mặc lan sam, làn da trắng nõn, nhìn qua không giống phường trộm cướp, vì thế cũng mỉm cười đáp: “Chúng ta đi từ thôn Dương Địch tới đây, mỗi người mất ba mươi văn.”
Thẩm Lan nhớ lại bản đồ trong cuốn Sĩ Thương Loại Yếu, thôn Dương Địch nằm trên hướng đi tới Thiên Tân Vệ, qua khỏi đây mới đi tới Thương Châu, Đức Chân, sau đó đi thẳng về phía nam, vượt qua hơn ba mươi trạm nữa để hướng về Tô Châu.
Nàng lại ước lượng kích thước của thuyền kia, thuyền không lớn lắm, mớn nước nông như vậy mà gặp gió lớn ban đêm, sao dám đi đường dài, cho nên chỉ chở khoảng cách từ Kinh đô tới thôn Dương Địch của Thiên Tân Vệ đã là xa nhất rồi.
Có lẽ những gì người thương nhân này nói là thật.
Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
Thẩm Lan lại nói: “Không dối gạt chư vị, ta định buổi tối sẽ qua sông, chỉ là không biết nhà đò đó có từng có hành vi gây rối?”
Bản thân người thương nhân kia cũng là ra ngoài làm ăn, luôn cẩn thận đề phòng, nghe vậy nảy sinh lòng đồng tình, đáp: “Chúng ta đi từ thôn Dương Địch tới đây, nhà đò này cũng coi như là tuân theo phép tắc.”
Thẩm Lan chắp tay cười nói: “Đa tạ chư vị, cầu chúc chư vị làm ăn phát tài, tiền vô như nước.”
Nhóm thương nhân kia cười ha hả, đám người hàn huyên thêm vài câu rồi cáo từ rời đi.
Thẩm Lan bước nhanh tới, người lái đò kia vừa tiễn nhóm thương nhân rời thuyền, lại thấy có người thanh niên trắng nõn lại gần, liền mỉm cười hô: “Thuyền đi thôn Dương Địch, tiểu công tử có đi không?”
“Xin hỏi nhà đò, giá thuyền ra sao?” Thẩm Lan cười hỏi.
Người lái đò liếc nhìn Thẩm Lan, nói: “Ba mươi văn một người.”
Thẩm Lan xác nhận nhà đò này cũng thật thà, nhưng vẫn cố tình giả dạng nghèo khó không có tiền, nàng thò vào tay áo móc một túi tiền, đổ ngược ra rồi đếm lấy bốn mươi văn.
Lại đếm ngược ra ba mươi văn, để trên lòng bàn tay, lại đếm thêm lần nữa, lúc này mới đưa cho nhà đò, ngại ngùng nói: “Độ này hơi quẫn.”
Nhà đò một mặt thầm khinh miệt trong lòng, ăn mặc cũng ra hình ra dáng, vậy mà lại là một tên thư sinh nghèo kiết xác.
Mặt khác lại than thở thói đời, lúc này tú tài nghèo cũng không mặc lan sam vải bố nữa, chỉ toàn mặc lụa là thôi.
Nhưng người làm ăn sao dám tỏ ra khinh khỉnh với khách, chỉ cười nói: “Tiểu công tử cứ từ từ, chờ nhiều người lên thuyền rồi thì thuyền sẽ chạy ngay.”
Dứt lời, vậy mà hoàn toàn không đề cập tới giấy thông hành.
Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
Tiếng tim đập của Thẩm Lan hơi thả lỏng, nghĩ cũng đúng, người lái đò già này làm sao biết chữ, cố giả vờ giả vịt xem giấy thông hành sợ là rước lấy kẻ khác cười chê, khách đi thuyền thì cảm thấy ông ta lắm chuyện, thôi thà đừng hỏi đến.
Ánh trăng dần dần treo cao, Thẩm Lan thấy bên cạnh chỉ có thêm một người đi đêm, là một người nam mặc áo đạo bào, mang giày tăng.
Ngoại trừ người này thì không còn thêm ai nữa.
Nàng thấy lão lái đò định tiếp tục chờ, Thẩm Lan quýnh lên, lo âu mở miệng: “Lão thúc, có thể chạy chưa?”
Người lái đò xua tay nói: “Chờ chút nữa.”
Thẩm Lan lo lắng: “Lão thúc, không dối gạt gì ngài, nguyên quán của ta là kinh đô, nhưng cả cha mẹ đều tới Nam Kinh làm ăn.
Tháng tám tới kỳ thi, ta phải trở về kinh để khảo thí, ai ngờ vừa tới kinh thành được ít ngày, thư đồng theo hầu không quen tiết trời mà đổ bệnh nặng.
Lúc ta đang bận đến sứt đầu mẻ trán, ngờ đâu lại nhận được tin từ đồng hương báo rằng bà nội ở quê nhà cũng bệnh nặng, lòng ta nóng như lửa đốt, đành gửi thư đồng lại cho đồng hương, không dám chờ thêm nữa nên mà quyết định ban đêm qua sông để về lại Nam Kinh.”
Thẩm Lan cầu xin: “Lão thúc, không giấu gì ngài, thư đồng của ta bệnh nặng, toàn bộ tiền bạc ta đều để lại cho hắn chữa bệnh.
Trả phí đi thuyền rồi, trên người ta chỉ còn thừa lại mười văn tiền.
Tới được Thiên Tân Vệ ta còn phải đi tìm bạn bè vay chút bạc đi đường.
Mong lão thúc rũ lòng thương, nhanh chóng chèo thuyền đi thôi.
Nếu ta chậm trễ, chỉ sợ không kịp gặp bà lần cuối.”
Người lái đò nghe nàng than khóc thì hơi do dự, nhưng lúc này cho thuyền rời bến mà chở mỗi hai người, cũng chẳng được bao nhiêu đồng.
“Nhà đò, ta cũng chờ sốt ruột rồi, rốt cuộc ông có lái không?” Người đi chung cũng muốn được đi cho sớm, hối thúc nói.
Thẩm Lan thấy người lái đò vẫn còn do dự, đốt thêm một mồi lửa cuối: “Nếu lão thúc thật sự không chịu, vậy ngài trả lại ta ba mươi văn, ta đi tìm thuyền khác là được.”
Tiền tới tay rồi sao có thể moi ra trả lại! Người lái đò mới rồi còn do dự, lúc này đã gật đầu: “Thôi, đêm hôm khuya khoắt cũng không có ai, hai vị bám cho chắc, thuyền sẽ lên đường ngay đây.”
Dứt lời, lão lái đò cầm cây sào trúc, căng thuyền ra, kéo mái chèo đưa con thuyền rời bến, xuôi về hướng thôn Dương Địch.
Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
Thẩm Lan ngồi trong khoang, trông ra một dòng trăng sáng, vạn dặm đèn dầu, mặt sông mênh mang trong như gương, thưa thớt những cánh chim vụt qua.
Bến tàu đông đúc xô bồ, phủ Quốc Công cao quý giàu có nhưng trói buộc nàng, kinh đô khổng lồ phồn hoa này… tất thảy dần dần trôi xa.
Thẩm Lan lúc này mới thở phào một hơi thật dài, tựa