Đến giữa tuần tháng bảy, Trần Đình Giám cầm sổ con xin tội và ba bức thư gửi về nhà của Hoa Dương đưa cho Ngự Thư Phòng.
Cảnh Thuận Đế cầm lấy ba bức thư của nữ nhi trước, nhìn thấy bìa bức thư đầu tiên có ghi "Gửi phụ hoàng", Cảnh Thuận Đế rất vui vẻ bật cười.
Năm tháng trước, nữ nhi viết thư gửi về còn gửi một bức cho Hoàng hậu và một bức khác cho Thái tử, chỉ có ông ta là không có.
Tuy trong lá thư của Hoàng hậu có hỏi thăm ông ta, nhưng Cảnh Thuận Đế vẫn rất khó chịu.
Con nối dõi của ông ta không có nhiều, tổng cộng chỉ có hai nam và hai nữ, theo thứ tự đều do Hoàng hậu và Quý phi sinh ra.
Trong bốn đứa nhỏ này, trừ việc ông ta ôm hy vọng khác nhau với hai đứa nhi tử, thì Cảnh Thuận Đế yêu thương nhất chính là nữ nhi út tên Hoa Dương của mình.
Hoàng hậu là mỹ nhân hiếm gặp trong Hoàng Cung, nhưng nhan sắc của Hoa Dương lại đẹp hơn rất nhiều so với Hoàng hậu.
Từ nhỏ đã ngây thơ đáng yêu và giỏi giang, nàng luôn thuộc dạng dù nàng nhăn nhó đánh người ta một bạt tai, thì người đó còn lo nàng có có bị đau bàn tay đẹp đẽ kia không.
Trong mắt Cảnh Thuận Đế, nữ nhi này như một quả tiên để người đang đau thương dốc lại tinh thần, dù ông ta có đang đau đầuu, buồn phiền cái gì, nhưng chỉ cần thấy nữ nhi thì cả thể xác và tinh thần lại dễ chịu lên.
Khi còn bé, nữ nhi rất bám dính ông ta.
Dù chuyện gì cũng chạy đến chơi đùa bên cạnh ông ta, liên tục thốt lên tiếng phụ hoàng còn hay hơn cả chim sơn ca bị nhốt trong lồng vàng.
Đáng tiếc, sau đó tại ông ta say rượu nên mơ màng đã đè một cung nữ ra sủng ái, tiếp theo ông ta mới phát hiện có lẽ nữ nhi đã thấy hình ảnh đó.
Nên từ đó, nữ nhi cũng đến gần ông ta ít dần đi.
Cảnh Thuận Đế giả vờ như không biết rõ sự thật, nhưng đáy lòng vẫn xấu hổ nên không chủ động tìm nữ nhi nữa.
Nhưng Hoa Dương vẫn là đứa con ông ta yêu thương nhất.
"Ngươi cầm hai bức thư kia cho Hoàng hậu và Thái tử đi."
Cảnh Thuận Đế cầm một trong ba bức thư hơi dày, phát hiện bức thư nàng gửi cho ông ta rất nặng, lập tức cười vui vẻ bảo thái giám đang phục vụ bên cạnh đưa hai bức thư kia đi.
Thái giám nhận lấy thư rồi ra ngoài, Cảnh Thuận Đế cắt bìa thư, rút lá thư ra.
Cảnh Thuận Đế vừa đọc một chút đã nhíu mày, ông ta tạm thời để thư của nữ nhi xuống, mở sổ con của Trần Đình Giám ra.
Cảnh Thuận Đế lập tức hiểu ra, thì ra đệ muội ở quê nhà của Trần Đình Giám lén lút tham ô hơn hai vạn lượng bạc, còn có một ít sản điền, ruộng đất và cửa hàng của người ta.
Trần Đình Giám đưa sổ con xin tội, còn gửi đến một cái rương đến, trong đó chính là vàng bạc và khế ước Tề thị tham nhũng và cả khế ước mua bán nhà.
Hồi Tiên đế còn tại vị, bọn tham quan cầm quyền, quốc khổ suốt năm nhập không đủ xuất, Cảnh Thuận Đế đăng cơ xong lập tức trừng phạt thật nặng tham quan, trọng dụng thần tử có thể giúp nhà nước cải thiện đời sống người dân, quốc khố dần trở nên dồi dào một xíu.
Nhưng về chuyện chi phí trong triều đình vẫn căng như dây đàn, hôm nay tự nhiên tăng thêm hơn hai vạn lượng, đương nhiên số tiền này khá nhỏ với tỷ lệ đất nước đang cần, nhưng Cảnh Thuận Đế vẫn rất vui mừng, dưới trướng ông ta hiện tại có rất nhiều quan viên giàu có, nhưng không chịu đưa bạc ra giúp triều đình giải sầu lo, còn lén lút mòn rút của người khác, cuối cùng chẳng phải tất cả số đó đều vào tay ông ta hết à?
Về phần vị phụ nhân Tề thị kia, Cảnh Thuận Đế hoàn toàn không quan tâm.
Cảnh Thuận Đế gọi một thái giám chấp bút đến, viết lại những lời ông ta nói, rồi gửi cho Trần Đình Giám.
Chuyện đầu tiên, xét tính chất biết hối cải, về phần người làm quan, có thể thấy số lượng quan viên ăn hối lộ không cao, Cảnh Thuận Đế quyết định hạ mỗi người hai cấp, còn chịu phạt thu mức kim ngạch đút lót lên gấp mười lần để răn đe.
Còn về các địa chủ giàu có kia, mỗi gia chủ của mỗi gia phải chịu phạt hai mươi bản lớn, đồng thời cũng bị phạt thu mức kim ngạch đút lót lên mười lần.
Như thế, Trần gia với các quan viên và địa chủ giàu có kia vừa bị trừng phạt, mà Cảnh Thuận Đế cũng có thể thu vào quốc khố hơn hai mươi vạn lượng bạc.
Chuyện thứ hai, Cảnh Thuận Đế ca ngợi Trần Đình Giám vì pháp quên thân, chủ động nhận tội và chống lũ có công lớn, nên bảo Trần Đình Giám cứ yên tâm, không cần tự trách mình.
Chuyện thứ ba, dựa theo luật pháp, Tề thị phạm tội tham ô, bất hiếu với bà bà, tội càng thêm tội, nên phạt treo cổ.
Trần gia phải bắt Tề thị và đám đồng đảng của bà ta giao ra nha môn Lăng Châu Tri phủ.
Còn chuyện Trần Đình Thực quản lý nhà không nghiêm là việc riêng của Trần gia, Trần Đình Giám với tư cách huynh trưởng cũng phải dạy dỗ và khiển trách, tránh sau này lại tái phạm.
"Hoàng thượng nhân hậu, sau khi Trần Các lão nhận được ý chỉ, chắc chắn sẽ cảm động rơi nước mắt."
Đại thái giám tên Mã công công cười nịnh nọt.
Cảnh Thuận Đế vuốt râu, âm thầm nghĩ, Trần Đình Giám là rường cột nước nhà, đương nhiên ông ta không giáng tội ông vì chút chuyện nhỏ này.
Sau khi xử lý xong chính sự, Cảnh Thuận Đế lại tiếp tục đọc bức thư của nữ nhi, chỉ thấy tất cả trên đó nàng viết về việc Tề thị tham ô và Thạch Kiều trấn gặp thiên tai, rồi phần cuối chỉ bảo ông ta giữ gìn sức khỏe cơ thể là hết.
Bức thư nhà này, chẳng có chút mùi vị, cảm xúc riêng tư gì cả.
Cảnh Thuận Đế đến cung Phượng nghi của Hoàng hậu.
Thích hoàng hậu đang đọc thư của nữ nhi, trông có vẻ rất nghiêm túc, cả Cảnh Thuận Đế bước vào rồi cũng chẳng phát hiện.
Cảnh Thuận Đế đã đầu năm mươi tuổi rồi, nhưng Thích hoàng hậu chỉ mới ba mươi lăm tuổi, mà dung nhan của bà ấy được bồi dưỡng vẫn trông rất trẻ, cộng với đặc trưng ổn định của một vị phu nhân càng khiến bà ấy quyến rũ và phong tình, cũng nhờ nhan sắc của bà ấy như thế mà nhiều năm sau đó Cảnh Thuận Đế vẫn để ngôi Hoàng hậu trống không, bà ấy cũng là người vừa tiến cung đã được sủng ái, sau một lần qua đêm cũng được sắc phong lên đầu cành.
"Nữ nhi đã viết cái gì, nàng lại cười ngọt như ăn mật thế?"
Cảnh Thuận Đế ngồi bên cạnh thê tử, nếu Thích hoàng hậu nhìn kỹ một chút sẽ phát hiện một sự hâm mộ xuất hiện trên mặt của ông ta.
Nhưng bấy giờ trong lòng của Hoàng hậu chỉ có nữ nhi ngoan của mình, bà ấy cười đưa lá thư cho trượng phu Hoàng đế xem: "Từ sau khi Hoa Dương xuất giá, mỗi lần tiến cung đều than phiền phò mã với thần thiếp, bảo tên nhóc đó thô lỗ không biết lãng mạn, nhưng cuối cùng đến giờ phu thê trẻ cũng có thể hòa thuận ở với nhau rồi."
Cảnh Thuận Đế hơi nheo mắt lại, nhìn bức thư của nữ nhi, nói: "Hai vị huynh trưởng của nhà chồng là văn nhân, một mình hành tẩu khó khăn trong mưa gió, không còn thời gian và sức lực đâu chăm sóc cho thê tử, còn phò mã lại cõng con đi bộ, nữ nhi mới biết lấy võ phu cũng có chỗ tốt của võ phu."
Chỉ đơn giản kể lại thôi, nhưng vẫn để lộ ra sự ngọt ngào của tiểu cô nương đang sống hạnh phúc.
Cảnh Thuận Đế cũng cười, đương nhiên ông ta vẫn hy vọng phu thê của nữ nhi và phò mã yêu thương nhau và sống vui vẻ với suốt đời.
Cả hai người Đế và Hậu cùng nhau đọc xong bức thư này, nói một chút về chuyện Trần gia, cuối cùng chủ đề lại quay trở về nữ nhi.
Cảnh Thuận Đế vuốt râu, nói: "Dù sao Lăng Châu cũng là nơi xa xôi, thị trấn còn nghèo khó, Hoa Dương sống ở đó cũng gặp nhiều khó khăn.
Đợi năm sau phò mã tháo tang xong, trẫm sẽ triệu hắn vào kinh thành, Hoa Dương cũng sẽ nhanh về thôi."
Thích hoàng hậu suy nghĩ một lát, lại nói: "Hoàng thượng, cả nhà Trần Các lão đều là người hiếu thuận, tin để tang truyền đến đầu năm nay rồi, có rất nhiều người nghĩ Trần Các lão sẽ nghĩ cách ở lại kinh thành, nhưng ngược lại Trần Các lão lại chẳng để tâm mà tiến cung chào người, một lòng chỉ muốn về quê.
Phu thê bọn họ chắc cũng sẽ giữ tang gia tộc cho tròn, ba huynh đệ phò mã chỉ cần mặc áo tang một năm nhưng chắc bọn nhỏ cũng không nỡ để phụ thân và mẫu thân già ở lại để về kinh nhận chức đâu."
Cảnh Thuận Đế hỏi: "Ý nàng là gì?"
Thích hoàng hậu cười nói: "Đa số các quan viên đang trong thời gian để tang sẽ tháo tang trước, rồi bẩm tấu lên triều đình, xin triều đình sắp xếp chức quan cho hợp lý.
Thôi thì chúng ta cứ đợi một đoạn thời gian nữa xem coi trong số