Bảo tàng Das Fernweh nằm ở thành phố Hygge là bảo tàng lớn nhất Vanladesh với tổng diện tích phòng trưng bày là 76,476 mét vuông.
Das Fernweh tồn tại với 2.000 tuổi, trước khi trở thành một bảo tàng nghệ thuật Das Fernweh từng là nơi ở của hoàng gia.
Như vậy, bảo tàng này là một di tích lịch sử.
Các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Das Fernweh phải kế đến là bức tranh họa Hoàng đế Georgios III, Giọt nước mắt vĩnh cửu, Lời nguyện thề 1000 năm, Fire & Blue,...
Mỗi tác phẩm nghệ thuật vẽ không chỉ đẹp mà còn phản ánh suy nghĩ, câu chuyện thầm kín hay đặc điểm của từng nghệ sĩ và nhân vật trong các bức tranh họa.
Dường như hầu hết nghệ sĩ đều thêm chi tiết gây tò mò vào tác phẩm chính mình như một thông điệp ẩn giấu khiến người xem phải cảm thấy tò mò.
Hygge, thành phố mang nét đẹp đa dạng tôn giáo là nơi nắm giữ trách nhiệm bảo tồn bảo tàng Das Fernweh, cụ thể là tộc họ Thượng.
Hôm nay, bảo tàng đóng cửa không đón khách.
Phòng trưng bày điêu khắc, Thượng Lãng đang đứng thẳng, tay chống gậy trầm tư ngắm nhìn bức tượng nàng tiên cá Alarie.
Đây là bức tượng điêu khắc nổi tiếng còn sót lại từ triều đại của Vương quốc Luftmensch.
Đã hơn một tiếng trôi qua thầm lặng, Thượng Lãng vẫn không nhúc nhích.
Ông ta cứ mãi nhìn pho tượng nàng tiên cá Alarie.
Mấy ngày nay, Thượng Lãng đã suy nghĩ rất kỹ.
Ông ta luôn đặt nhiều câu hỏi cho chính mình và bản thân tự tìm kiếm câu trả lời trong sự rối rắm không rõ ràng.
Rốt cuộc, thứ ông ta thật sự muốn là gì? Thứ mà Vanladesh cần là gì?
Cuộc chiến tranh vương vẫn không định hồi kết.
Kẻ thắng người thua cứ thế chưa chọn được.
Nếu gia tộc Thượng thị tiếp tục đường đua tranh quyền kiểm soát Vanladesh này thì kết quả chắc chắn không như ý muốn.
Bá tước Charbonnier khi đưa ra lời từ hôn, một phần xem như trừ cho Thương thị đường lui.
Thượng Lãng cuối cùng cũng hiểu được lời Bá tước Charbonnier.
Một thế lực ngầm nào đó đã âm thầm thống trị Vanladesh từ lâu.
Người dân sống bình yên được như bây giờ không phải nhờ vào quyền lực của thất tộc mà là thế lực ngầm kia đã che chở, bảo vệ tất cả.
Một Vanladesh chưa thiết lập chế độ, vậy Chính phủ Thế giới sao có thể bỏ qua một vùng đất giàu nét cổ kính như thế.
Nhất định, thế lực ngầm thần bí ấy đã một tay che trời.
- Gia chủ, Chu Kỳ Tân muốn gặp ngài.
Thuộc hạ đứng sau lưng Thượng Lãng âm lượng đủ nghe, báo cáo.
- Ông ta đang ở đâu?
Thượng Lãng lạnh lùng hỏi.
- Bên ngoài bảo tàng, thưa gia chủ.
- Cho vào.
- Thuộc hạ biết rồi.
Không lâu sau đó, Chu Kỳ Tân theo sự chỉ hướng của thuộc hạ đi vào phòng trưng bày điêu khắc.
Không gian ở đây rất yên tĩnh, cả một diện tích rộng lớn như này lại chỉ chứa hai người khiến bầu không khí có chút kỳ lạ.
- Thượng chủ.
Chu Kỳ Tân lên tiếng.
- Tìm tôi có việc gì? Nếu muốn nói về chuyện hợp tác lật đổ Chu Chấn Nam thì mời ông về.
Chuyện đấu đá gia tộc các người, tôi không có quyền xen vào.
Ông không phục cậu ta, là chuyện riêng của ông.
Người khác phục được.
Thượng Lãng không quay lưng, đôi mắt sâu thẳm đã trải qua nhiều biến cố vẫn đang chiêm ngưỡng bức tượng nàng tiên cá Alarie.
Chu Kỳ Tân chưa kịp nói thì đã bị chặn lời.
- Thượng chủ.
Nếu ông đã nói như vậy thì tôi cũng không nhắc đến nữa.
Chuyện tôi muốn bàn với ông việc có liên quan tới đứa bé mà Chu Chấn Nam nhận nuôi vào hai năm trước.
- Nhận con nuôi?
- Phải.
Cậu ta giấu gia tộc việc nhận nuôi đứa bé không phải đã phạm luật thất tộc? Tương lai về sau đứa bé kia không biết sẽ trở thành người như thế nào, lỡ như Chu Chấn Nam nhường lại vị trí gia chủ đời tiếp theo cho con bé đó.
Chẳng khác gì đã làm ô nhục tổ tiên Chu thị nói riêng và cả Vanladesh nói chung?
Chu Tưởng Doanh không tra được lai lịch của con bé, Chu Kỳ Tân lại càng không thể.
Rốt cuộc một đứa nhỏ chỉ mới vài tuổi sao lại không thể có bất kỳ thông tin cá nhân nào?
- Con bé là người Vanladesh?
Thượng Lãng hỏi.
- Không phải.
Người ngoại quốc.
Chu Kỳ Tân trả lời.
"Ngoại quốc?"
Thượng Lãng chống gậy quay người lại, sắc mặt vô cùng kinh ngạc nhìn Chu Kỳ Tân.
Người ngoại quốc được Chu Chấn Nam nhận nuôi? Ông ta mi mắt khẽ giật giật, liền