Văn án:
Từ Đồ gây họa, Từ Việt Hải ném cô vào thâm sơn cùng cốc, tìm người dạy dỗ đưa về với chính đạo.
Cô cho rằng, đời này không sợ trời không sợ đất,
... mãi đến khi gặp Tần Liệt.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Về tên truyện:
Tên gốc của truyện là Liệt Đồ như cái tên ban đầu mình để. Nhưng vì đã có nhà edit trước nên mình đổi lại một chút.
Tam giác mùa hè (Liệt Đồ).
Tam giác mùa hè là một tam giác tưởng tượng của bầu trời đêm, với các đỉnh là sao Ngưu Lang, sao Deneb và sao Chức Nữ. Hai đỉnh Ngưu Lang, Chức Nữ là hai ngôi sao nằm ở hai bên bờ của dải Ngân Hà. Đỉnh còn lại sao Deneb làm chiếc cầu ô thước nối liền đôi bờ Chức Nữ Ngưu Lang vĩnh viễn không rời.
Cũng như Tần Liệt và Từ Đồ, Niễn Đạo Câu hoang vu hẻo lánh đã làm chiếc cầu đưa họ đến bên nhau trong những ngày mùa hè vàng rơm nắng.
Editor:
Văn án vậy thôi, chứ nữ chính rất đáng yêu, hiểu chuyện đúng lứa tuổi của mình, dễ thương lắm.
Truyện nhẹ nhàng với cảnh núi đồi biêng biếc, với thôn quê nghèo nhưng ấm áp tình người, nơi đó có những đứa bé mất cha mất mẹ khi đất đá đổ sụp xuống, tình thương là thứ bọn chúng luôn khao khát kiếm tìm; nơi mà chiếc bút màu là báu vật quý giá, khó khăn nghèo khổ nhưng trái tim đầy dũng cảm trong sáng.
Truyện không phải là quá trình nam chính đào tạo nữ chính gì ghê gớm đâu, vì nữ chính vốn cũng chẳng hư hỏng gì, cô chỉ dùng cái vỏ nhím để bao bọc trái tim thỏ. Đó chỉ là quá trình anh giúp cô mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ hãi quá khứ.
Đây thật sự là một truyện rất hay, là truyện mình thích nhất trong những truyện cách nhau nhiều tuổi nhẹ nhàng. Các bạn hãy đi cùng mình đến cuối cùng, sẽ thấy nam nữ chính đáng yêu thế nào.
2
Nam chính là người tài giỏi, có gánh nặng trách nhiệm với làng quê. Trước đây, khi đọc truyện mình mệt với mấy anh vì quốc vong thân lắm. Nhưng trong truyện này đọc rất dễ chịu, mình thích cái xanh ngăn ngắt của núi đồi, thích những con suối ngọt ngào trong vắt luồn lách qua những rặng cây đắm mình trong ánh bàng bạc ngày trăng lên, thích những tán mâm xôi đỏ đen trĩu quả, thích cái nghèo đói nhưng chẳng chút bi lụy, chỉ có sự hồn nhiên trong sáng,