Tiếng quát tháo phát ra từ một nơi rất xa truyền đến.
"Nhanh cái chân lên, chưa ăn cơm hả.
Nếu hôm nay làm không xong cắt cơm đó nghe chưa."
Một người nô lệ thấp hèn đang oằn mình nâng một cái loa trong có vẻ rất nặng đi về phía sân vận động, Nhưng người địa chủ trẻ tuổi kia vẫn không hề hài lòng mà liên tục quát mắng: "Có biết trễ giờ rồi không ? Biết ta nuôi ngươi tốn biết bao nhiêu cơm gạo hay không ?"
Người nô lệ muốn lên tiếng phản bác nhưng lại không thể nói ra, hắn tiếp tục ngậm đắng nuốt cay, xóa đi những giọt mồ hôi đang lăn dài trên trán.
Rồi nâng cái loa, tiếp tục lê những bước chân mỏi mệt.
Chỉ một phút giây lầm lỡ đã khiến hắn rơi vào bước đường này, đang buồn thay, đáng trách thay.
Trong lòng hắn thề sau ngày hôm nay sẽ phải lật đổ chế độ nông nô để dành lại tự do vốn nên thuộc về mình.
Tất cả các công việc, từ mang loa, khiêng bàn, bưng ghế, quét dọn, lau sân đều một mình hắn đứng ra cáng đáng.
Lao động là vinh quang nhưng thế này không phải là lao động mà là bốc lột.
Không thể tiếp tục bị bốc lột thêm nữa, là những từ người nô lệ đang không ngừng lẩm nhẩm trong miệng.
Nắm chặt cây lau nhà trong tay, hắn muốn vùng lên đòi lại quyền công bằng cho mình nhưng từ phía xa xa người địa chủ đã giơ lên một chiếc điện thoại.
Trên điện thoại vẫn còn đang mở một đoạn ghi âm, người địa chủ lắc lư điện thoại trong tay dùng ánh mắt trêu tức nhìn người nô lệ.
Người nô lệ bất lực chỉ có thể quay lại tiếp tục công việc, nhưng trong đầu anh vẫn nung nấu ý định muốn dành lại tự do cho bản thân.
Rất nhanh mọi chuyện đều đã được hoàn thành, mọi thứ đều đã được đặt đúng vị trí, bàn ghế đã được để ngay ngắn, loa đã được kiểm tra chất lượng âm thanh, sàn nhà cũng được lau sáng bóng.
Người địa chủ mở miệng tán thưởng: "Rất giỏi, sau hôm nay ta sẽ tăng lương cho người."
Người nô lệ nghe vậy cũng không hề vui mừng, ánh mắt đảo liên tục trên người địa chủ xem hắn dấu điện thoại ở đâu.
Người địa chủ không hề quan tâm mà nói một câu bâng quơ: "Không biết ta đã lưu bao nhiêu bản nhỉ, 100 hay 1000 đây ta."
Người nô lệ nắm chặt bàn tay đến run rẩy, nhưng rồi cũng đành thở dài buông tay.
— QUẢNG CÁO —
Người nô lệ mở miệng cầu xin lần nữa: "Ngươi có thể tha cho ta được không hả ? Ta không muốn ba mẹ ta nghe được đâu."
Người địa chủ chẳng thèm chú ý trả lời: "Đó là việc của ngươi liên quan gì tới ta."
Người nô lệ thấy cầu xin không được liền đe dạo: "Ngươi không sợ tận thế ta giết ngươi sao ?"
Người đại chủ giả bộ sợ hãi lấy tay ôm ngực: "Ta sợ quá cơ.
Giỏi thì đến mà giết."
Người nô lệ thấy vẫn không được liền dùng cách hèn hạ nhất: "Ngươi tưởng ta không lưu cái gì của ngươi sao ?"
"Hình hôn môi của ngươi với bạn gái cũ ta còn giữ trong máy đấy, còn hình các ngươi đi du lịch với nhau."
Người địa chủ không tin: "Ngươi làm sao có được, ngươi có ở đó đâu ?"
Người nô lệ lấy ra điện thoại rồi bắt chước tên địa chủ, lắc lư nó trên tay nói: "Ta không có nhưng mẹ ta thấy, mẹ ta lấy ra để cho ta xem không được sao ?"
Người địa chủ vẫn không hoang mang nói: "Thì đã sao, chúng ta đã là quá khứ rồi.
Ta tin Vân Nhi không để ý đâu."
Người nô lệ tiếp tục tung đòn: "Nghe nói các ngươi đi du lịch vào ở chung trong một khách sạn."
"Mặc dù chúng ta còn nhỏ nhưng ai biết ngươi có giở trò cầm thú hay không ? Nghe nói hiện nay tội phạm vị thành niên cũng không ít thì phải."
Người địa chủ mở miệng biện minh: "Chúng ta là trong sạch, ở chung khách sạn đâu có nghĩa là ngủ chung."
Người nô lệ tung ra cú đánh nóc ao: "Vậy ta thử đi nói chuyện với Vân Nhi xem.
Đừng lo, ta chỉ kể đúng sự thật thôi.
Không thêm "mắm muối" gì đâu."
— QUẢNG CÁO —
Nói rồi hắn không để tâm đến tên địa chủ trẻ mà chạy đi ra ngoài, bước đi mà không ngoảnh đầu nhìn lại.
Người địa chủ vội chạy lên nở nụ cười làm lành: "Thôi mà, bạn thân.
Làm người ai làm thế."
Người nô lệ không quan tâm, lách người tiếp tục bước đi.
Người địa chủ tiếp tục khuyên giải: "Thôi chúng ta làm hòa đi được không ?"
Người nô lệ vẫn không quay đầu.
Người địa chủ thấy không được liền mở miệng uy hiếp: "Ngươi muốn ngọc đá cùng tan sao ?"
Người nô lệ quay