Edit: Bạch Lan Tửu
Thanh danh Mạc Bắc Vương ngày càng lên cao đã là sự thật không thể tranh cãi.
Lại thêm trong dân gian lưu truyền rất nhiều lời đồn đãi đồng tình với Uất Trì lão Tướng quân, nhất thời không ít thứ tộc đã đi Bắc địa để thực hiện khát vọng.
Tuy Nghiêu phu nhân chưa từng hỏi đến chính sự của Nghiêu Mộ Dã, nhưng khi nhìn thấy Nghiêu Mộ Dã bắt đầu thử mở khoa thi ở Bắc địa, tuyển chọn quan lại châu huyện, nghiễm nhiên tự thành lập một triều đình nhỏ, bà không nhịn được lo lắng hỏi con trai làm ra hành động này, có phải không muốn quan tâm đến hoàng mệnh của triều đình nữa hay không.
Ngày ấy, Nghiêu Mộ Dã cố ý dẫn mẫu thân đi lên tường thành của Bắc địa, hắn chỉ vào một khoảng đồng ruộng mọc đầy cỏ dại rộng lớn bên ngoài thành, nói với mẫu thân: "Phía trước kia chính là biên giới Bắc địa, vì cắt đứt nguồn lương thực của Bắc địa, trong triều cấm thứ dân đến trồng lương thực ở gần Bắc địa, cũng không cho phép buôn bán lương thực vào thành, mà người trong thành lại chỉ tăng không giảm.....!Mẫu thân, giống như hiện tại người đang đốc thúc đại ca vậy, làm người, đầu tiên phải đứng vững hai chân mình trên mặt đất trước, đi đường kiên định, ăn cơm nghiêm túc.
Người hỏi con bây giờ tính làm thế nào, con cùng lắm cũng chỉ là muốn nuôi sống chúng tướng sĩ đi theo con đến Bắc địa mà thôi! Nhưng nếu có người không muốn cho cơm ăn, khiến cho những tướng sĩ có lòng trung thành kia của con chịu đói, con đây cũng chỉ có thể hung hăng cắn lấy yết hầu hắn, hút hết máu của hắn!"
Lúc nói xong lời cuối, Nghiêu Mộ Dã hơi hơi nghiến răng, ánh mắt kiên định nhìn về phía núi xa mịt mù sương ở đằng trước.
Nghiêu phu nhân cảm thấy trong mấy tháng cách biệt, con trai bà dường như trở nên xa lạ hơn rất nhiều, nam nhân cao lớn anh tuấn trước mặt này ngoại trừ làn da bị phơi đến ngăm đen và trầm ổn hơn trước đây thì trên người tựa hồ không có thêm gì.
Bà không nói thêm lời khuyên can gì nữa, càng không nhắc lại lịch sử nhiều đời là trung lương hộ giá của Nghiêu gia.
Đứa nhỏ này từ bé đã có chủ kiến riêng, trong thân thể hắn ngoại trừ đang chảy dòng máu cao quý của Nghiêu gia thì còn có một loại khí chất phản nghịch trời sinh.
Bà gả cho một trượng phu tầm thường vô vị, mang danh là Tướng quân mà ngay cả ngựa cũng không dám cưỡi, bà lại không hy vọng con trai mình cũng như thế, từ nhỏ đứa con trai thứ hai này đã không phụ sự kỳ vọng của bà, càng không ỷ lại công lao của tổ tông.
Hiện tại con trai bà muốn đại bàng giương cánh, biến côn làm bằng[1] nhấc lên sóng gió của Đại Ngụy, sao bà có thể khuyên hắn ngừng lại, làm một con chim hoàng yến thô tục đây?
[1] 鲲鹏 (Côn, Bằng): Côn là một loại cá lớn, sống ở vùng biển rộng phương Bắc, sau biến thành Bằng là một loại chim cực lớn, cánh rộng che trời, di chuyển xuống sinh sống ở phía Nam.
Trở lại phủ, sau khi Nghiêu phu nhân trầm tư thật lâu thì cho người đi Mạc Bắc Vương phủ gọi Ngọc Châu đến.
Khi Ngọc Châu giao Bảo Phù cho bà vú chăm sóc xong xuôi đi qua bên này, đã thấy trước mặt Nghiêu phu nhân bày thật nhiều sổ sách.
Nhìn thấy Ngọc Châu tiến vào, Nghiêu phu nhân đẩy sổ sách về phía trước, nói: "Đây là những cửa hàng mà Nghiêu gia kinh doanh bí mật ở các nơi, lúc trước bởi vì Kính Đường trốn đi Mạc Bắc mà những cửa hàng trong kinh thành kia bị liên lụy, phần lớn đều bị Bạch gia lấy cớ xung làm của công.
Nhưng các cửa hàng nặc danh ở các nơi thì không bị ảnh hưởng, chỉ là nhất thời cũng không tiện quay lại lấy bạc, còn cần từ từ tính toán, làm sao để đưa tiền bạc vào kho Bắc địa, hiện tại ta giao sổ sách và khế đất giao lại hết cho con, về sau nếu Kính Đường cần đến tiền thì cứ lấy từ chỗ này của con đi."
Ngọc Châu căn bản là không ngờ đến Nghiêu phu nhân gọi nàng qua lại là vì muốn giao toàn bộ sổ sách lại cho nàng, đây nghiễm nhiên là giao con đường tiền bạc và sinh mệnh của cả Nghiêu gia vào tay nàng, thế này đã không còn là việc chỉ để nàng xử lý một cái phủ trạch đơn giản.
Theo bản năng nàng lập tức muốn thoái thác, nhưng Nghiêu phu nhân lại lặng lẽ nhìn nàng: "Hiện tại con không muốn tiếp nhận gánh nặng Nghiêu gia là vì cảm thấy năng lực bản thân không đủ, hay là không tình nguyện đồng tâm hiệp lực với trượng phu của con?"
Ngọc Châu nhìn vào đôi mắt kia của mẹ chồng, đó là một đôi mắt khôn khéo lõi đời, trước một đôi mắt như vậy, tìm cớ giả dối đều là vô dụng, Ngọc Châu trịnh trọng quỳ xuống, nói: "Cả đời Ngọc Châu không muốn phụ người khác, Mạc Bắc Vương thân gặp khó tại Mạc Bắc, Ngọc Châu đương nhiên là muốn cùng chàng đồng cam cộng khổ, tuyệt không đẩy chàng vào chỗ bất lợi.....!Nhưng mà....."
"Nhưng nếu như nó suôn sẻ, con sẽ không muốn cùng nó bạc đầu giai lão nữa sao?"
Nghiêu phu nhân lập tức nghe ra ý tứ trong lời nói của Ngọc Châu, mày không nhịn được cau chặt lại, thở dài một tiếng: "Đứa con này của ta rõ ràng sinh ra có dáng vẻ tuấn tú như vậy mà ngay cả lòng của thê tử đã sinh con cho nó cũng không giữ được, vậy mà còn muốn đồ bá thiên hạ gì chứ, thật là hoang đường!"
Sau khi bị Nghiêu phu nhân nhìn thấu tâm tư, rồi lại bị bà nói trắng ra như vậy, Ngọc Châu không khỏi sinh ra một loại buồn bực khó nói lên lời, nàng không nhịn được tự lẩm bẩm: "Có lẽ lúc trước chàng không nên chọn một nữ tử nhà nghèo như con....."
Nghiêu phu nhân nhìn chăm chú vào mắt Ngọc Châu, phát hiện trên đôi mắt của nữ tử dịu dàng này cũng không phải hoàn toàn là trong sáng mà còn lộ ra một chút u oán mê mang.
Bà là người từng trải, khi còn trẻ cũng đã từng nếm qua tư vị động lòng, trong lòng bà biết rõ nữ tử như ngọc này không phải hoàn toàn không động lòng.
Con trai bảo thủ thì đường tình phải trắc trở thôi! Bà thân làm mẫu thân không thể không giúp con trai một phen.
Vì thế bà đổi giọng: "Nếu trong lòng con hoàn toàn không yêu nó, ước chừng là sẽ lập tức quay đầu bỏ đi, cho dù là nó có đang gặp cửa ải khó khăn hay không! Trong lòng ta hiểu rõ tính tình của Kính Đường, nó tự xưng là thiên hạ đệ nhất đại trượng phu, cũng khinh thường nữ tử, nhưng con cũng biết đấy, nếu hoàn toàn để trong lòng những lời nói ngu xuẩn lúc phẫn nộ xúc động của nam nhân thì trên đời này làm gì có phu thê lâu dài.
Cả đời này phỏng chừng đứa con trai kia của ta sẽ không cúi đầu nói câu "thật xin lỗi", nhưng nếu trong lòng nó có thẹn với con, đương nhiên sẽ bồi