Chào mọi người, tôi là Giang Đình.
Lần thứ hai viết đề tài chiến tranh, còn rất nhiều thứ chưa quen thuộc, xin mọi người lượng thứ.
Không giống với Afghanistan, đối với người Trung Quốc thì Sarajevo có nhiều sự gắn bó hơn. Là một trong những thành viên ít ỏi của phe xã hội chủ nghĩa sau khi Thế Chiến II kết thúc, Trung Quốc và Liên bang Nam Tư từng có tình hữu nghị sâu sắc, giai đoạn đầu, trong nước chiếu rất nhiều phim điện ảnh và tác phẩm nghệ thuật tuyên truyền về đất nước xinh đẹp này. Tôi nhớ hồi nhỏ chiếu phim ngoài trời, "The Bridge", "Valter bảo vệ Sarajevo" đều là những bộ phim phổ biến. Bài hát nổi tiếng "Bạn ơi, vĩnh biệt" cùng với những bài hát thiếu nhi khác như "Để chúng ta cùng giơ cao mái chèo" cũng nổi lên từ lúc ấy. Có thể nói, Valter, Tito và những người khác đã đại diện cho Liên Bang Nam Tư, đại diện cho rất nhiều ký ức thời thơ ấu đặc biệt của tôi.
Nhưng lịch sử và chính trị trên bán đảo Balkan thực sự rất phức tạp, muốn trau chuốt rõ ràng để kể lại một câu chuyện không phải là dễ. Cho nên dù rất muốn viết nhưng tôi mãi không dám hạ bút. Cho đến giữa năm ngoái, tôi nhìn thấy một cuốn sách bên cạnh cuốn "Thoát khỏi đảo cô độc" trong cửa hàng sách Đường Một Chiều 7, tên là "Sarajevo mất tích". Cuốn sách ấy viết về một Bosnia–Herzegovina đã bị người ta lãng quên, Sarajevo từng đa nguyên hóa như vẫn còn đó, vẫn có những người tin tưởng và truyền thừa sự bao dung và hài hòa của thành phố ấy. Sau khi đọc xong, tôi hạ quyết tâm phải viết về Sarajevo, ít nhất phải cố gắng truyền tải Sarajevo trong lòng tôi đến với mọi người.
Nhân vật trong câu chuyện này là hư cấu, tình tiết