Quân số ít ỏi của Tấn quốc bỗng nhưng khí thế tăng vọt, đẩy lùi cả quân Kích quốc vốn tưởng nắm trắc phần thắng. Tình hình vượt mất tầm kiểm soát, hoặc nói cách khác, có người đã sắp xếp tất cả để đảo ngược tình thế vào lúc này.
Điều đó là đương nhiên, ngay từ đầu cán cân đã chênh lệch rồi. Phó Thần đưa ra kế sách, Từ Thanh bày binh bố trận, Tiết Duệ phụ trách khai hỏa, Thiệu Hoa Trì chỉ huy quân sĩ, đánh tới tấp từng chiêu, khiến kẻ địch rơi vào thế yếu.
Trong hoàn cảnh này, nếu người cầm quân là Lý hoàng, hay chí ít là Phi Khanh thì không chừng có thể lật ngược tình thế. Nhưng sau khi tiêu diệt được Lý Ngộ, Lý phái hết sức an tâm, còn mở tiệc ăn mừng trước. Để đối phó với Thất Sát, mấy năm nay, Kích quốc hao tốn không biết bao nhiêu kỳ nhân dị sĩ, chẳng còn được mấy người đủ năng lực lấy trứng trọi đá. Nếu Thẩm Kiêu, người từng được Phó Thần xem như đối thủ, vẫn còn tồn tại trên thế gian thì có lẽ ứng phó được. Nhưng rất tiếc, giờ y đã tan thành cát bụi rồi.
Chỉ dựa vào mấy người như lão Lã thì khong khống chế được cục diện.
Thiệu Hoa Trì phất tay ra hiệu. Một tốp lính bỗng nhiên chạy tán loạn như bị đánh tan, khiến đám người Kích quốc đang tuyệt vọng bỗng nhiên ngẩn ra.
Lúc này, chúng mới nhận ra, lửa đang bốc cháy dưới chân. Hóa ra trong lúc giao chiến với đội quân "tàng hình" trong bụi cỏ, chúng không biết mặt đất đã bị rắc một lớp bột dễ cháy. Lăn lộn một hồi, thứ bột này đã dính khắp quần áo giày dép. Quân phục của lính Tấn quốc thì là loại đặc chế, sẽ không bị ảnh hưởng.
Thứ bột này chỉ cần bén lửa là cháy hừng hực. Quân Tấn quốc bắn hỏa tiễn xuống, cả mảnh đất đều thành biển lửa.
Tiếng quân địch kêu gào thê thảm, cảnh tượng không khác gì ngục A Tì.
Trên tường thành, trốn trận dồn dập, vang vọng trời cao. Binh sĩ thấy thế cuộc nghiêng về phe mình, khí thế không thể ngăn cản, thừa thắng xông lên, truy kích quân địch.
Các tướng lãnh Tấn quốc vốn tưởng đây là một trân đánh du kích. Dù Tấn quốc có chuẩn bị trước cẩn thận, nhưng vẫn sẽ phải khổ chiến một hồi. Nhân số kẻ địch áp đảo như thế, dù có Thiệu Hoa Trì và Từ Thanh chỉ huy thì cũng phải giằng co rất lâu mới may ra giành được phần thắng.
Nhưng cảnh tượng trước mắt quả là khó tin. Bọn họ chiến thắng toàn diện, mà không phải chịu quá nhiều thương vong.
Từ khi Tấn Thái tổ đi về cõi tiên, Tấn quốc rất ít khi thắng trận đánh lớn mà không tổn thất thảm trọng.
Khói lửa nổi lên bốn phía, mùi cháy khét bốc lên nồng nặc. Hàng vạn lính Kích quốc năm la liệt, mặt đất loang lổ máu, binh khí gãy nát, thi thể đen thui, là kết quả của trận đánh khốc liệt vừa rồi.
Các chỉ huy quân địch cũng bị bắt sống, kẻ nào chống cự lập tức mất đầu.
Khi binh sĩ Tấn quốc chuẩn bị hô vang chúc mừng, vẻ mặt Thiệu Hoa Trì vẫn nghiêm trang như cũ.
Bọn họ vẫn còn một trân đánh nữa phải đối mặt. Y cần bày một màn kịch cho tam tử nghĩ Tấn quốc đại bại.
Y muốn Thiệu An Lân tưởng kế hoạch của bọn chúng vẫn diễn ra thuận lợi.
Để lừa gạt đối phương, đầu tiên phải hiểu rõ hành động và suy nghĩ của Thiệu An Lân, hơn nữa còn phải ngăn chặn kẻ địch liên lạc, không để lộ một tin tức nào.
Lúc trước, bọn họ thả Thiệu Tử Du ra ngoài cũng là để cắt đứt một nguồn tin. Còn việc cắt đứt các tuyến tình báo khác, chẳng ai rành hơn "Lý Ngộ". Phương thức truyền tin của Lý phái ra sao, làm thế nào để chúng không ngh ngờ, Phó Thần là kẻ am hiểu nhất.
Phó Thần không tiếp xúc nhiều với Thiệu An Lân, nhưng "Lý Ngộ" thì biết Phi Khanh rõ lắm. Hắn biết cái Phi Khanh muốn nghe nhất vào lúc này là gì: Quân Tấn quốc đại bại.
Bởi trong mắt Kích quốc, Tấn quốc là một đất nước lạc hậu, hủ bại, cần phải bị loại bỏ, đó là lẽ đương nhiên. Còn Kích quốc tân tiến bọn họ có nhiệm vụ cải tạo, giáo hóa hoàng triều đầy cặn bã này. Họ là những người sáng lập vĩ đại.
Cho nên, chỉ cần một thông tin giả cho biết kết quả như Phi Khanh phỏng đoán, cộng thêm Thiệu Tử Du báo cáo tình hình sai lầm, thì chẳng cần tốn chút công sức nào, kẻ địch sẽ tự đâm đầu vào bẫy.
Phó Thần tận dụng triệt để mọi cơ hội, khiến đám võ tướng vốn khinh thường hắn phải há mồm kinh ngạc. Quả nhiên khi đã mắt thấy tai nghe, bọn họ mới rợn sống lưng trước tên nô tài dám đùa bỡn kẻ địch trong lòng bàn tay thế này.
May sao hắn là người phe mình.
Lúc Thiệu An Lân nghe tin quân Tấn bại trận, cổng thành bị công phá, Phi Khanh mang gương mặt của Vanh Hiến tiên sinh, mỉm cười với y, "An Lân, đã đến lúc ngươi làm người hùng rồi."
Ánh mắt Thiệu An Lân lặng như nước, chẳng mấy vui vẻ trước lời này. Chân mày y nhíu lại, nhưng vẫn dẫn theo mười vạn đại quân, chạy đến kinh thành như kế hoạch. Lúc tới nơi, họ thấy khói thuốc súng mù mịt phía xa, đối trụi cả mảnh đất ngoại thành. Thi thể cháy khét nằm la liệt, mùi tanh nồng gay mũi, cảnh tượng quá mức kinh hoàng.
Y không kiểm tra xem những thi thể này là phe ta hay phe địch, bởi cổng thành lúc này đã bị công phá, tướng lãnh chật vật kháng cự. Nhìn dân chúng bị giết hại dã man, lòng y đau nhói. Tuy bị Phi Khanh khống chế từ nhỏ, nhưng dù sao y cũng là hoàng tử Tấn quốc. Có thế nào đi chăng nữa, y không thể nào thơ ơ trước con dân của mình.
Y thúc ngựa vào thành, vung kiếm tiêu diệt đám người Kích quốc giả trang làm bách tính Tấn quốc. Nhưng không hiểu sao, những người vừa được cứu không lên tiếng cảm tạ, mà chạy biến trong chốc lát, tìm nơi để núp vào.
Thiệu An Lân có chút nghi hoặc.
Truy giết quân địch một hồi, Thiệu An Lân xuống ngựa, bước tới nhìn "Thiệu Hoa Dương" đã bị thủ hạ của mình bắt lại, áp xuống mặt đất. Y ngửa đầu hô lớn, "Bổn vương Thiệu An Lân đã trở lại! Phản tặc đền tội rồi! Thiệu Hoa Dương đã bị bổn vương bắt giữ. Mọi người không cần sợ hãi nữa, có bổn vương ở đây, sẽ không để bất cứ ai bị hại, Hãy mau xuất hiện đi."
Nhìn cảnh kinh thành điêu tàn trước mắt, Thiệu Hoa Dương cũng nhói đau trong lòng. Y rời đi đã lâu, có lẽ dân chúng từng yêu mến y lúc trước cũng quên y rồi, nhưng y biết rõ sau ngày hôm nay, tất cả mọi chuyện sẽ khác.
Y hô vang vài tiếng hùng hồn, nhưng không một ai bước ra cả. Thiêu An Lân mím môi, tự nhiên bất giác rùng mình. Có chuyện gì vậy?
Phi Khanh không hề nhận được tin, đội quân do "Thiệu Hoa Dương" cầm đầu đã bị chặn đường. Y vẫn nghĩ theo lẽ đương nhiên, kẻ đánh phá thành đương nhiên là quân khởi nghĩa của "Thiệu Hoa Dương", cho nên không để tâm đến kẻ mà mình vừa bắt được. Đằng nào sao ngày hôm nay, gã cũng sẽ chết mà thôi.
Phải đến lúc này, Phi Khanh quan sát "Thiệu Hoa Dương", mới hiểu ra có gì đó không ổn.
Không phải, đây không phải người của bọn họ dịch dung thành nhị hoàng tử.
Kẻ này vốn không dịch dung!
Chẳng qua chỉ là diện mạo, vóc dáng hơi giống Thiệu Hoa Dương mà thôi!
Chết rồi!
Tim Phi Khanh hẫng mất một nhịp, hại chân lảo đảo, không thể đứng vững.
Không uổng công Tiết Duệ lặn lội xa xôi để tìm cho bằng được một người giống với nhị hoàng tử, đưa đến tận kinh thành, giấu thật kỹ, tất cả đều vì ngày hôm nay.
Thiệu An Lân đương nhiên cũng phát hiện ra vấn đề. Hai người đều cảm thấy kế hoạch lần này không ổn, có khả năng bọn họ đã rơi vào bẫy của địch.
Đúng lúc này, Thiệu Hoa Trì từ xa bước lại, ung dung thong thả xuất hiện, cứ như một lẽ đương nhiên.
Sau lưng y là những tướng lãnh hoặc bị thương, hoặc vấy máu quân thù, gương mặt sắc lạnh, ai nấy đều là những nhân vật tiếng tăm lẫy lừng, khiến ngoại bang nghe
tên mà sợ hãi. Tất cả đều sóng vai cùng bước đi, dáng dấp hiên ngang, bộ pháp chỉnh tề, khí thế xung thiên.
Phi Khanh trợn trừng mắt đến đau rát con ngươi, nhìn tử khí cuồn cuộn ẩn sau mỗi bước chân của Thiệu Hoa Trì.
Tử long xung thiên, Tử Vi mệnh bàn chuyển động.
Không thể thay đổi!
Chớp mắt, Phi Khanh bỗng thấy mình như già đi mấy chục tuổi. Y luôn tự nhận mình là trí giả đệ nhất thiên hạ, không ai bì kịp, ngay cả thời điểm bị dồn đến chân tường vẫn có thể nghịch thiên cải vận. Đó là lần đầu tiên y biết thế nào là tuyệt vọng. Bệ hạ....chúng ta mòn mỏi gây dựng suốt hai mươi năm, rốt cuộc là vì cái gì?
Binh lính mà Thiệu An Lân vừa dẫn vào thành để giết địch cứu dân, đã bị những người giả chết ban nãy vùng lên khống chế. Thậm chí, ngay cả dân chúng thật sự cũng xông ra hỗ trợ. Bọn họ không mảy may hoài nghi Thiệu Hoa Trì, kẻ mà y đã muốn đối phó thì đương nhiên là kẻ xấu
Đại bộ phận quân lính đang ở ngoài thành cũng bị lính Vệ Thanh mai phục bao vây. Cửa thành đóng sập lại.
Lần này, Phi Khanh và Thiệu An Lân còn gì mà không đoán ra được nữa. Vị Tử Vi tinh này, từ mưu lược, tâm kế, lòng người, chẳng thiếu cái nào. Bọn họ coi trọng Thất Sát, nên đã xem thường Tử Vi.
Thiệu An Lân ngây người, nhìn Thiệu Hoa Trì chậm rãi đến gần. Khi thân tín rút kiếm ngăn chặn thì hai người đã chỉ còn cách nhau năm bước.
Thiệu Hoa Trì một thân nhung trang, ánh mắt chứa ý cười, nhưng đối với Thiệu An Lân, dáng vẻ y vừa hung hãn đáng sợ, vừa khiến người ta căm ghét tận xương, "Duệ vương Thiệu Hoa Dương không hề dẫn binh đến đây, xin hỏi tam ca vì sao lại biết người công thành là Thiệu Hoa Dương?"
Chỉ một lời đơn giản, nhưng đám bách tính nấp trong nhà quan sát sẽ nhận ra ngay. Vì sa An vương lại quay về đúng lúc thế? Vì sao lúc tiên đế sắp qua đời, y nhùng nhằng chưa hồi kinh? Còn bây giờ, y bỗng dưng xuất hiện với mười vạn đại quân? Cứ xem như y nghe tin kẻ địch tấn công kinh thành trên đường về, nhưng trong thời gian ngắn ngủ ấy, y tập hợp quân đội chính quy bằng cách nào? Vì sao y mới đặt chân tới nơi, chưa nắm rõ tình hình trong thành mà đã biết kẻ địch là Thiệu Hoa Dương?
Toàn bộ sự thật đều mở toang trước mắt mọi người, chỉ sau một câu hỏi bâng quơ của Thiệu Hoa Trì.
Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kịch bản của An vương, sẽ không ai để ý những chi tiết nhỏ nhặt như thế. Nhưng bây giờ, một khi đã bị hoài nghi thì có trăm cái miệng cũng chẳng thể cãi được. Thậm chí, dân chúng sẽ ác ý mà đoán rằng, ngay cả Thiệu Hoa Dương khởi nghĩa cũng là y bày ra, phá tan hình tượng sạch sẽ mà Thiệu An Lân xây dựng suốt bao năm.. Đam Mỹ H Văn
Đáng sợ hơn cả, chuyện này có dân chúng bình thường chứng kiến, ngay cả tội lỗi của quân phản loạn cũng sẽ đổ lên đầu y.
Thiệu Hoa Trì cũng có tội, nhưng cùng lắm chỉ là tội gài bẫy.
Có đáng gì so với công tích cứu vớt hàng vạn bách tính?
Lúc này, Thiệu An Lân nào còn dáng vẻ tiên phong đạo cốt. Y nhìn chằm chằm Thiệu Hoa Trì, căm hận ngút trời. Không ngờ Thiệu Hoa Trì lại nhắm vào thời khắc y tưởng mình đã nắm chắc phần thắng trong tay, để đâm trả y một đòn.
Một chiêu này của Thiệu Hoa Trì gần như xẻ thịt lột da y. Kể cả y có đăng cơ thì sao chứ? Người trong thiên hạ đều biết hoàng đế đã dối gạt dân chúng như thế nào, sẵn sàng bất chấp hậu quả ra sao. Dù y có làm gì đi nữa, một khi đã bị mang thành kiến thì ngàn đời không thể gột sạch. So với để tuột mất ngôi hoàng đế còn đáng hận hơn.
Y không thể biện giải. Còn nói gì được nữa đây? Mọi hành vi đã bị bách tính nhìn thấu rồi.
Đừng nói được dân ủng hộ, chưa bị dân buộc tội đã là may mắn rồi.
Chẳng một người dân Tấn quốc nào lại muốn có một đế vương dối trá như thế. Thậm chí, ngay cả những đại thần thuộc đảng bảo hoàng mà phụ hoàng đã giao lại cho y cũng sẽ vì tình thế này mà quay lưng lại.
Giành được đế vị, nhưng mất triều thần, mất nhân tâm....chỉ là một vị vua mang ô danh thiên cổ?
Ra đòn cực kỳ hiểm ác, không cho y cơ hội phản kháng.
"Tân hoàng đã quay về. Mọi người mau ra nghênh đón." Những lời này của Thiệu Hoa Trì cũng không khác tiếng hô hào ban nãy của Thiệu An Lân.
Nhưng dân chúng lại phản ứng khác hẳn. Bách tính nấp trong mái ngói, hầm ngầm, xó bếp lục tục đi ra, ánh mắt hừng hực nhìn Thiệu Hoa Trì, chứ không một lần liếc sang vị hoàng đế mới.
Sự biệt đối xử chẳng cần phải nói bằng lời. Từ nhỏ đến lớn, Thiệu An Lân chưa từng cảm thấy đau đớn như bị người ta tát cho mấy cú vào mặt như thế nào. Cảm giác nhục nhã ấy, e rằng suốt đời y cũng không thể nào quên.
Y nhìn đám "bách tính" nằm chết la liệt trên đất kia bỗng dưng ngồi dậy, niềm hy vọng cuối cùng trong lòng vụt tắt.
Thiệu Hoa Trì cài bẫy y, mà y có tư cách gì bắt bẻ? Đám dân chúng đóng vai xác chết kia hoàn toàn có thể lấy cơ là giả chết để đánh lừa kẻ thù, thế thì đã sao?
Y tin nếu Thiệu Hoa Trì đã dám bày ra kế này thì cũng chuẩn bị ứng phó đầy đủ.
Tân hoàng nói đã an toàn, chẳng ai tin. Bọn họ chỉ tin lời của Thụy vương.
Nực cười làm sao?
Một cú tát nhục nhã hơn bất cứ thứ gì.
Thiệu Hoa Trì lại rất bình thản, không dương dương tự đắc. Trước mắt đông đảo dân chúng, y chậm rãi khom mình, quỳ xuống trước Thiệu An Lân, nghiêm cẩn hô vang. "Cung nghênh hoàng thượng về thành! Ngô hoàng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!"
Dân chúng và binh lính dường như bấy giờ mới ngỡ ra, vội vàng bắt chước Thiệu Hoa Trì, quỳ lạy Thiệu An Lân. Hình ảnh ấy giống như những gì Phi Khanh đã vẽ ra cho y từ trước, nhưng bây giờ chứng kiến, sao lại nực cười như vậy?
Thiệu Hoa Trì là người đầu tiên trong các vương gia tôn y làm tân hoàng, cống hiến cho tân hoàng lúc đăng cơ. Nhìn từ đủ mọi góc độ cũng chẳng bới bọc được sai lầm từ y. Thiệu An Lân phải may mắn cỡ nào mới có đươc một vị huynh đệ không tranh cướp ngai vàng với mình?
Sắc mặt Thiệu An Lân xanh mét, tái xám, nhìn Thụy vương quỳ dưới chân mình mà cả người phát lạnh.
Y thua rồi! Thua thật rồi