Trương Sĩ Ngôn nhìn Vương An bằng ánh mắt sắc bén: “Thái tử điện hạ, tuy số tiền này quốc khố không phải không bỏ ra được, nhưng tình hình thiên tai ở phía Nam hiện giờ mới là ưu tiên quan trọng nhất.”
“Vi thần đã nói với Hộ bộ nhưng nhiều nhất cũng chỉ có thể cấp cho binh lực nhiều nhất là ba mươi vạn…Số tiền này tất nhiên là không đủ, nếu bệ hạ vẫn giữ nguyên ý định như vậy thì phải tự mình bỏ vào phần còn lại.”
“Phí lời! Nếu ta bỏ ra được số tiền đó thì sao? Các người định sẽ làm như thế nào?”
Vương An khoanh tay liếc nhìn Trương Sĩ Ngôn.
Viêm đế nghe vậy thì giật mình, chẳng lẽ tên nhóc thối này lại có chủ ý gì nữa sao?
Còn Trương Sĩ Ngôn và Cảnh Binh liếc nhìn nhau một cái, cả hai đều nhìn thấy vẻ trào phúng và nét khinh miệt trong mắt hắn.
Một trăm vạn lượng bạc, nếu hoàng đế có thể bỏ ra được số tiền đó thì bọn họ cần gì phải dây dưa mấy ngày nay chứ?
Bây giờ lại thêm một tên thái tử ăn chơi trác táng thì có thể thay đổi được gì?
Trương Sĩ Ngôn bĩu môi: “Nếu bệ hạ có thể bỏ ra hàng trăm vạn cho quân đội thì tất nhiên thần sẽ không ngăn cản bệ hạ dụng binh mà còn hết lòng ủng hộ.”
Cảnh Binh cũng gật đầu: “Vi thần cũng đồng ý!”
Vương An giật giật khóe miệng.
Đúng là hai lão hồ li, cũng không phải tiền của các ngươi, các ngươi ủng hộ cái con khỉ à?
Hắn phải dạy cho hai người này một bài học mới được.
“Được rồi, hay là chúng ta đánh cuộc đi…Ngày mai sau khi lâm triều, nếu bổn cung có thể cho các ngươi thấy bổn cung có đủ một trăm vạn cho quân đội thì hai người các ngươi phải cởi bỏ áo quan và cút khỏi đây!”
Cảnh Binh là người của Vương Duệ, có thể không hiểu lập trường của tể tướng, nhưng thái độ luôn nghiêng về Vương Duệ, nếu không ông ta cũng không ra sức ngăn cản như vậy.
Dù sao đại hoàng tử vẫn còn ở biên cương phía Bắc, chỉ cần tùy tiện lập vài chiến công đã có thể đánh bại Vương Duệ.
Nhưng cho dù là người của ai thì Vương An cũng đều triệt để hạ gục kẻ đó.
Trương Sĩ Ngôn và Cảnh Bình ngớ người ra.
Viêm đế suýt nữa nhảy dựng lên, thằng nhóc thối này đánh đố đến nghiện rồi hả? Đây là việc đại sự của triều đình chứ có phải trò chơi để ngươi chơi đâu chứ?
Hắn đang định ngăn cản nhưng nghĩ lại, ừm, hình như tên nhóc này cá cược chưa thua bao giờ.
Mặc dù lựa chọn như thế nào, cho dù có là quân cận vệ của thái tử thì hắn cũng sẽ thắng.
Việc ở biên cương phía Bắc kéo dài mãi cũng không phải là biện pháp, vậy nên đây đích thực là một biện pháp giải quyết khá tốt…Nếu thắng thì chính là một cái tát thật mạnh vào đám triều thần.
Còn nếu thua…
A, tên nhóc thối này, xem ra cha mày đành phải đích thân “Dạy” cho mày một vài chiêu thức mới được!
Lúc này Trương Sĩ Ngôn đã lấy lại tinh thần, hừ lạnh một tiếng nói: “Vậy nếu điện hạ không làm được thì sao?”
Hai người vừa nghe thấy chuyện tốt này thì hai mắt lập tức sáng rực: “Thần xin chấp thuận!”
Viêm đế cảm thấy Vương An chơi đùa có hơi quá trớn, nhưng nghĩ đến biểu hiện gần đây của thái tử nên có hơi do dự, cuối cùng vẫn chấp thuận.
“Nếu đã như vậy thì cứ làm theo những gì thái tử nói, còn việc bãi quan thì trẫm nghĩ chỉ cần hạ ba phẩm là được rồi.”
Hai người đang quỳ trêи mặt đất run rẩy dữ dội.
Chỉ vừa mới bắt đầu mà bệ hạ đã tin thái tử sẽ giành phần thắng rồi sao?
Sau khi bàn luận xong, Viêm đế nhìn hai người kia lại thấy phiền nên trực tiếp hạ lệnh đuổi khách.
Vương An cũng nhân cơ hội định chuồn đi, dù sao thì giữa hắn và người cha rẻ tiền này cũng không có quá nhiều chuyện để nói.
Nhưng vừa mới nhấc chân thì giọng nói của Viêm đế đã vang lên sau lưng.
“Đứng lại, ngươi muốn trốn đi đâu!”
Viêm đế ngoắt ngoắt tay: “Lại đây nói cho trẫm nghe, ngươi đào đâu ra một trăm vạn lượng!”
Vương An trộm nhìn xung quanh, rồi bỗng chỉ tay vào thanh bảo kiếm của Viêm đế treo trêи tường ho khan một tiếng: “Phụ hoàng không biết thứ kia có giá một trăm vạn lượng sao?”
“…”
Viêm đế nghi hoặc.
Làm thế nào mà một thanh kiếm bằng đồng mình đoạt được khi chinh chiến lúc trẻ lại có giá một trăm vạn lượng?
Nhưng cho dù hắn có tra hỏi như thế nào, thậm chí uy hϊế͙p͙ bằng đòn roi thì Vương An vẫn chỉ nói một câu “Người miền núi ắt có diệu kế” (*) khiến Viêm đế giận run người.
(*)Đây là câu nói mà Gia Cát Lượng rất thích nói trong thời Tam Quốc, và nó đã xuất hiện rất nhiều lần trong các vở kinh kịch như "Thọ Giang Ngụy". “Người ở núi” chỉ người ở chốn hoang vu, vì đã từng “cày ruộng dài mà không cầu kiến quốc, hoàng tử” (đích thân tu luyện giữa trời đất, không mưu cầu công danh giữa các vương tử). , vì vậy ông được gọi là một ẩn sĩ. Ý của cả câu là tôi có cốt cách người miền núi.
Sau khi Vương An cầm theo thanh bảo kiếm bị đá ra khỏi ngự thư phòng thì hắn lại phát ra tiếng