Trưa hôm đó, Tô Viện sử bái kiến Long Nguyên Đế, nội dung buổi nói chuyện không người nào biết, chỉ mơ hồ nghe nói Long Nguyên Đế đã phát giận thật lớn, sau đó buổi tối xuất cung đi thăm Thạc Thân Vương, mãi đến đêm khuya cửa cung sắp khóa mới về.
Ngày kế, Thái Y Viện nhận được ý chỉ mới về bệnh tình Thạc Thân Vương, ngoại trừ câu "Tận hết khả năng" luôn có từ trước tới nay, cuối cùng thêm vào một hàng “Thuận theo ý trời”.
Ngày hai mươi ba tháng mười một, Thạc Thân Vương mỉm cười từ giã thế gian, hưởng thọ năm mươi bảy tuổi.
Trước khi ra đi ông đã để lại di ngôn, nói rằng hiện giờ tới gần cửa ải cuối năm, biết bao nhiêu người ngóng trông gia đình đoàn tụ náo nhiệt, hy vọng Long Nguyên Đế không nên quấy rầy người khác vì chuyện ông qua đời, việc để tang cũng nên miễn trừ...
Long Nguyên Đế nghe xong nước mắt chảy ròng, quyết định quàn bảy ngày làm tang lễ thật hoành tráng.
Thân vương qua đời không chỉ là gia sự mà còn là quốc sự, Lễ Bộ xin thánh ý có muốn ban lệnh mọi người để tang và ngưng tất cả tiệc tùng hỉ sự trong dân gian suốt nửa tháng dựa theo quy củ hay không?
Long Nguyên Đế rưng rưng nói: “Sinh thời thúc phụ có lưu lại di huấn, hãy làm theo ý nguyện của ngài.”
Trong khoảnh khắc hấp hối Thạc Thân Vương từng nói, kính trọng đâu chỉ ở mặt ngoài, ngoại trừ người trong nhà không tính, nhưng đâu thể nào bắt buộc bá tánh cũng để tang? Ông không phải công thần danh tướng gì cả, chẳng lẽ ép buộc người ta khóc thương cho một người xa lạ rồi không được đón năm mới?
Hơn nữa tháng chạp có rất nhiều ngày tốt, cưới vợ gả chồng hoặc sinh con mừng thọ, loại chuyện này há có thể tùy ý đổi ngày?
Nếu bắt buộc như thế, e rằng mặc dù ngoài mặt cung kính nhưng không ít người thầm mắng nhiếc, vậy chẳng phải biến khéo thành vụng, tội gì phải ép để hao tài tốn của.
Vì thế Long Nguyên Đế hạ chỉ, thành viên hoàng thất trong vòng ngũ phục mới theo quy củ khóc tang phúng viếng, bá tánh không cần cưỡng cầu.
Nếu ai cảm nhớ ân đức Thạc Thân Vương mà tự phát tiến đến phúng điếu, không được phép ngăn cản.
(Ngũ phục: Năm hạng tang phục tùy theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình để phân biệt thân sơ)
Sinh thời Thạc Thân Vương làm việc thiện giúp mọi người, tin tức ông qua đời vừa truyền ra, bạn bè thân thích đều khóc nghẹn ngào, đồng loạt tiến đến phúng điếu.
Vì trong số đó có nhiều người tuổi hạc thể nhược, trên dưới Thái Y Viện tạm thời ngưng lấy ngày nghỉ cá nhân để thay phiên trực ca, một phần ba lưu lại trong cung canh chừng, hai phần ba tới phủ Thạc Thân Vương để chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào.
Ngoài ra có lễ nghi cần chỉnh lý các nơi, phát tang cũng yêu cầu khí cụ bài trí, vì thế Lễ Bộ và Hộ Bộ đều bận rộn đến mức chân không chạm đất...
Quả nhiên sự sắp xếp của Thái Y Viện không hề thừa thãi.
Rất nhiều Công Hầu Vương tước đã có tuổi cùng các Thái phi và cáo mệnh phu nhân nhớ đến giọng nói và dáng điệu nụ cười của Thạc Thân Vương lúc sinh thời, đều cảm thán người tốt không trường mệnh, khóc đến mức không thể kềm chế, ngày đầu tiên đã có hai người ngất xỉu, một người lên suyễn.
Thăm nhà bà còm ở wattpad.
Hiện giờ Hồng Văn đã là Thái y một mình đảm đương một phía, không cần đi theo trợ thủ cho Hà Nguyên Kiều và các Thái y khác.
Thái Y Viện cấp cho Hồng Văn một Lại mục vừa được đề bạt, mới chỉ hai mươi tuổi.
Lại mục này rất nhanh nhẹn, khổ nỗi Hồng Văn cảm thấy ánh mắt đối phương nhìn mình quá sức nóng bỏng, ân cần đến mức làm anh chàng nổi da gà đầy người.
Sau đó một lời của Hà Nguyên Kiều làm anh chàng bừng tỉnh ngộ ra -- -- “Đấy có khác gì ánh mắt đệ nhìn Tô Viện sử đâu!”
Hồng Văn chỉ nghĩ thần tượng người danh tiếng, không ngờ mình cũng đã thành mục tiêu cho người khác ngưỡng mộ.
Trưởng công chúa Gia Chân cũng tới.
Nàng mặc váy áo trắng thuần khiết, tóc dài như mực chỉ dùng hai cây trâm bạc quấn lên, mặt để mộc không trang điểm, trông xinh xắn như một đóa bạch mai.
Mắt nàng hơi sưng đỏ, hiển nhiên trước khi tới vừa khóc một hồi, tự đi đến trước linh vị đốt ba nén nhang bái lạy, sau đó đứng tại chỗ sững sờ nhìn chằm chằm bài vị Thạc Thân Vương.
Thân nàng còn ở nơi này, nhưng linh hồn nhỏ bé dường như đã bay đi phương nào.
Các Thái y đều hồi hộp nhìn cảnh này, sợ vị Trưởng công chúa sẽ xảy ra chuyện nên đều thở phào nhẹ nhõm khi thấy Thanh Nhạn tiến lên đỡ Công chúa lùi lại.
Hồng Văn biết Trưởng công chúa không thích lộ vẻ yếu đuối trước mặt người khác, thấy nàng tựa hồ loạng choạng vài bước nên lo lắng vô cùng, thấp giọng nói với Hà Nguyên Kiều: “Đệ đi xem Trưởng công chúa một chút.”
Hà Nguyên Kiều thấy ánh mắt cõi lòng cậu em nghiễm nhiên đã sớm bay theo rồi, cũng không nhiều lời, chỉ hất cằm ra hướng bên ngoài.
Lại mục mới tới ngây ngốc định đi theo, bị Hà Nguyên Kiều ngăn lại: “Hồng Thái y đi ngoài, ngươi muốn theo quan sát?”
Lại mục kia ngượng ngùng mặt mày đỏ bừng.
Cậu ta nhịn không được lại liếc mắt nhìn theo bóng dáng Hồng Văn, thầm nghĩ Hồng thái y quả nhiên bất phàm, ngay cả nện bước "đi ngoài" cũng nhanh nhẹn hơn người thường.
Lúc này thêm một đợt người tới phúng điếu, Hồng Văn sợ đụng phải ai bèn lập tức chuyển bước chân vòng ra phía sau điện, kế tiếp mới ước đoán phương hướng Trưởng công chúa Gia Chân rời đi mà đuổi theo.
Mùa đông ở phương Bắc bao giờ cũng tiêu điều, nhưng khi Thạc Thân Vương còn khỏe là người rất phong nhã, cho nên đặc biệt sáng lập một vườn mai ở hậu viện, sưu tầm các giống mai quý giá nổi tiếng từ khắp nơi, đích thân đề biển đặt là “Vạn Mai Viên”.
Lúc này hoa mai đủ màu đều nở rộ, tỏa ra hương mai nồng nàn trong bầu không khí lạnh lẽo, dường như dùng hết toàn lực đưa chủ nhân đoạn đường cuối cùng, toát ra vẻ đẹp tráng lệ một cách yêu dã.
Trưởng công chúa Gia Chân đứng ngẩn ngơ dưới tàng cây bạch mai thật to, cánh hoa mai trắng tinh rơi xuống đầy đầu đầy vai, mặc Thanh Nhạn nói thế nào cũng bất động.
Nghe sau lưng truyền đến tiếng bước chân, Thanh Nhạn quay đầu nhìn thấy Hồng Văn, theo bản năng nhẹ nhàng thở phào: “Hồng Thái y, xin ngài nhìn Công chúa xem sao, sợ là